Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra tội phạm về ma túy do người nước ngoài gây ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Những vấn đề cần chứng minh trong các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý do người nước ngoài gây ra

Phương pháp thống kê hình sự

Sử dụng phương pháp thống kê hình sự trong nghiên cứu Tội phạm học là quá trình thu thập, tích luỹ, so sánh tổng hợp, phân tích các tài liệu thống kê phản ánh về hiện tượng tội phạm và các vấn đề liên quan đến nó, nhằm rút ra kết luận đúng đắn về bản chất, qui luật của hiện tượng tội phạm và hoạt động đấu tranh với nó, soạn thảo các biện pháp giải quyết phù hợp đạt hiệu quả cao. Để có thể thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết đòi hỏi người nghiên cứu phải căn cứ vào mụch đích nhiệm vụ nghiên cứu mà đặt ra yêu cầu nội dung các thông tin cần thiết phải thu thập, xây dựng các biểu mẫu thống kê cụ thể gửi đến các bộ phân có liên quan dể tiến hành thống kê hoặc trực tiếp nghiên cứu rút ra từ các văn bản tổng kết chung của các địa phương, các cơ quan, các văn bản nghiên cứu theo chuyên đề.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật Công an, Viện kiểm sát, Toà án…

Các lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ trong ngành công an đang cố gắng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và những phương tiện kỹ thuật tiên tiến hiện đại trong hoạt động phũng ngừa tội phạm, nhất là trong hoạt động theo dừi giám sát, điều tra khám phá thu thập chứng cứ về hoạt động của bọn tội phạm, bảo vệ an toàn cho các mục tiêu kinh tế, chính trị của đất nước. Cụ thể là: Tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra xét xử, thi hành án, giam giử, thực hiện quyền công tố trong các phiên toà, tổ chức phối hợp phòng ngừa tội phạm giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan Nhà nước khác, tuyên truyền pháp luật phát hiện những nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh tội.

Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm

    Đối với nước ta hiện nay điều đó càng có ý nghĩa khi trong xã hội nền kinh tế còn thấp kém, vấn đề quản lý trong kinh tế thị trường còn nhiều sơ hở…Vì vậy, bằng những biện pháp mạng tính chất kinh tế như đãm bảo nâng cao đời sống của các tầng lớp xã hội, quản lý chặt chẽ cơ sở vật chất, phân phối sản phẩm công bằng là một trong những cơ sở quan trọng để loại trừ nguyên nhân điều kiện của tội phạm. - Biện pháp của các tổ chức xã hội: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội cựu chiến binh và các tổ chức tự lập như: đội an ninh nhân dân, dân phòng…hình thức chủ yếu của các tổ chức này là: quản lý giáo dục các thành viên của mình, trực tiếp tiến hành phòng ngừa tội phạm trong tổ chức của mình, giáo dục cá biệt đối với người có sai lầm thiếu sót….

    Dự báo tội phạm

    + Dự báo về từng loại, từng nhóm đối tượng phạm tội (tội phạm bạo lực, tội phạm ma tuý…). + Dự báo về Tình trạng tội phạm trong lĩnh vực như dự báo về tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, trong lĩnh vực du lịch, xuất nhập cảnh…. Những loại dự báo như trên có thể giới hạn theo thời gian cụ thể hoặc ở một địa phương, một địa bàn cụ thể. Loại dự báo này mang tính chất nghiệp vụ chuyên sâu nhằm đề ra phương hướng biện pháp đấu tranh, phòng ngừa cụ thể. Nó rất sát hợp với các lực lượng chuyên trách đấu tranh chống tội phạm theo chức năng nhiệm vụ được giao. Cơ sở thực hiện dự báo tội phạm. Phương pháp dự báo là cách thức tiến hành xây dựng những phán đoán về Tình trạng tội phạm. Đó là một quá trình nghiên cứu phân tích dựa trên cơ sở tài liêu thực tế và các quy luật vận động phát triển của hiện tượng tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụ thể. Để thực hiện dự báo tội phạm một cách chính xác và tin cậy cần phải dựa trên những tài liệu sau đây:. - Những tài liệu phản ánh về tình hình chính trị, kinh tế xã hội trong điều kiện hiện tại và xu hướng trong tương lai. Tội phạm là một hiện tượng xã hội được phát sinh và phát triển trong những điều kiện nhất định, hay nói cách khác tội phạm là một hiện tượng phụ thuộc vào những điều kiện xã hội nhất định. Vì vậy, muốn biết nó diễn ra trong tương lai như thế nào cần phải biết xu hướng tình hình kinh tế, chính trị xã hội trong thời gian nhận định của các cơ quan Đảng, Nhà nước và được thể hiện bằng các chủ trương chính sách, phương hướng phát triển kinh tế trong phạm vi cả nước hoặc ở các địa phương trong những thời kỳ nhất. Có những thông tin trên sẽ giúp ta có cơ sở dự báo được khả năng diễn biến của tội phạm và đề ra biện pháp đấu tranh phù hợp. - Những tài kiệu phản ánh về tình trạnh tội phạm và tệ nạn xã hội trong thời gian đã qua. Người ta thường nói xem xét quá khứ để biết được tương lai, vậy cần phải biết tình hình thực tế của tội phạm đã và đang diễn ra, trên cơ sở đó nắm được quy luật vận động, xu hướng phát triển của Tình trạng tội phạm trong thời gian tới, những thông tin tài liệu phản ánh về Tình trạng tội phạm có thể thu thập được từ các báo cáo tổng kết hàng năm, các công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyên đề, các thống kê hình sự đã được thiết lập. - Những tài liệu có liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Những tài liệu này bao gồm các văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết là cơ sở phương hướng cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Từ những nội dung của các văn bản đó, giúp cho người nghiên cứu hiểu biết được khả năng, công tác phòng chống tội phạm có hiệu quả hay không có hiệu quả, có ngăn chặn được tội phạm hay không. Chính những sơ hở của những chủ trương chính sách, pháp luật không được bổ khuyết kịp thời sẽ là cơ hội cho bọn tội phạm thực hiện và làm nảy sinh những loại tội phạm mới, phương thức thủ đoạn hoạt động mới. Ngược lại khi chúng ta có những chủ trương chính sách kinh tế-xã hội phù hợp, các văn bản pháp luật quy định chặt chẻ nghiêm khắc sẽ có tác dụng phòng ngừa ngăn chặn làm giảm tội phạm trong hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, chỉ có thể dựa trên những tài liệu như trên mới có cơ sở làm “vật liệu” cho công tác dự báo tội phạm. Yêu cầu đặt ra là các dự kiến tài liệu càng đầy đủ, càng chính xác thì việc dự báo tội phạm càng sát hợp. Các phương pháp dự báo tội phạm cụ thể. Trong khoa học nghiên cứu về tội phạm đã đưa ra nhiều phương pháp dự báo khác nhau, tuy nhiên phổ biến thường được dùng những phương pháp sau đây:. a) Phương pháp phản chiếu (còn gọi là phương pháp suy ngoại). Phương pháp phản chiếu trong dự báo tội phạm là phương pháp suy đoán Tình trạng tội phạm trong tương lai dự trên cơ sở quy luật vận động và tồn tại của nó trong quá khứ và hiện tại. Tình trạng tội phạm là một hiện tượng xã hội, hiện tượng này vận động phát triển và tồn tại theo những quy luật nhất định phụ thuộc vào những điều kiện lịch sự cụ thể. Vì vậy nếu xem xét đánh giá hiện tượng này như một quá trình con người có thể dự kiến được xu hướng vận động tồn tại và phát triển của Tình trạng tội phạm trong thời gian tương lai. Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng trong thực tiển nghiên cứu khoa học và đánh giá nhận định Tình trạng tội phạm của các cơ quan trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm. Để thực hiện phương pháp dự báo này đòi hỏi chúng ta cần phải thu thập nghiên cứu Tình trạng tội phạm trong một thời gian dài, nắm vững Tình trạng tội phạm, cơ cấu diển biến của tình trạng đó, nguyên nhân điều kiện phát sinh phát triển tội phạm trong quá khứ và hiện tại; nắm bắt được xu hướg phát triển kinh tế, chính trị xã hội trong thời gian tương lai; trên cơ sở đó dự đoán về tính chất diễn biến của Tình trạng tội phạm trong thời gian tới. b) Phương pháp chuyên gia trong dự báo tội phạm. Phương pháp này là một trong những phương pháp có tính phổ biến và khả thi, được sử dụng nhiều trong nghiên cứu về tội phạm, nhất là các loại tội phạm cụ thể, cơ sở của phương pháp chính là sự tổng hợp chắt lọc từ kết quả nghiên cứu, kiểm nghiệm thực tiển của các nhà nghiên cứu và cán bộ thực hành có nhiều kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh chống tội phạm, tù đó có những nhận định đúng đắn về diễn biến của Tình trạng tội phạm trong tương lai.

    Xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm

    Phương pháp này là một trong những phương pháp có tính phổ biến và khả thi, được sử dụng nhiều trong nghiên cứu về tội phạm, nhất là các loại tội phạm cụ thể, cơ sở của phương pháp chính là sự tổng hợp chắt lọc từ kết quả nghiên cứu, kiểm nghiệm thực tiển của các nhà nghiên cứu và cán bộ thực hành có nhiều kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh chống tội phạm, tù đó có những nhận định đúng đắn về diễn biến của Tình trạng tội phạm trong tương lai. Để đảm bảo cho phương pháp chuyên gia có hiệu quả, cần có phương pháp tổ chức tốt các buổi hội đàm, trao đổi hội thảo hội nghị, tạo ra sự đóng góp ý kiến rộng rãi của nhiều cán bộ có kinh nghiệm và phải biết phân tích sàng lọc những ý kiến cụ thể phục vụ cho dự báo. Ngoài ra trong các tài liệu nghiên cứu Tội phạm học còn sử dụng những phương pháp dự báo tội phạm khác nhau như: mô hình hoá thực nghiệm… tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu về tội phạm hiện nay ở nước ta việc dự báo mới chỉ thực hiện bằng các phương pháp đã trình bày trên. Việc sử dụng các phương pháp này thường được gắn liền với công tác nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh chống tội phạm trên từng lĩnh vực, từng loại tội phạm cụ thể nhằm phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ở những phạm vi quy mô khác nhau. thời gian nhất định nhằm xoá bỏ nguyên nhân điều kiện tội phạm, ngăn chặn tình trạng tội phạm trong những phạm vi quy mô nhất định. Trong khoa học nghiên cứu về tội phạm và biện pháp phòng ngừa tội phạm đã được đặt ra nghiên cứu về kế hoạch hóa phòng ngừa tội phạm. Đó là quan điểm đưa toàn bộ công tác phòng ngừa tội phạm được thực hiện theo một kế hoạch thống nhất nhằm nâng cao hiệu quả của biện pháp phòng ngừa của các lực lượng cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Nhiệm vụ của kế hoạch hoá phòng ngừa tội phạm có hai nhiệm vụ cơ bản:. a) Xây dựng, xác lập kế hoạch phòng ngừa. b) Tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm biến những dự định đã đặt ra trong kế hoạch trở thành hiện thực: Xoá bỏ nguyên nhân điều kiện Tình trạng tội phạm và ngăn chặn, làm giảm tội phạm. Từ quan niệm trên, chúng ta hiểu khái niệm xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm là: hoạt động của cơ quan có thẩm quyền soạn thảo mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng, biện pháp, phân công cách nhiệm giữa các lực lượng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm theo phạm vi, quy mô nhất định nhằm chỉ đạo hướng dẫn thực hiện những yêu cầu của công tác phòng ngừa tội phạm trong thực tế đấu trtanh chống tội phạm.