MỤC LỤC
Ngoài ra, với điều kiện tự nhiên thuận lợi các doanh nghiệp sản xuất trong nước còn có lợi thế hơn một số quốc gia khác trong việc sử dụng nguyên phụ liệu nội địa với giá rẻ. Thêm vào đó, khi nói về các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao ở nước ta thì xuất khẩu hàng dệt may luôn được nhắc tới bởi xuất khẩu dệt may đã đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam minh chứng là năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 48 tỉ USD trong đó dệt may đạt hơn 6 tỉ USD. Điều đó là rất dễ hiểu vì với một quốc gia đang tiến hành CNH – HĐH, theo đuổi chính sách hướng về xuất khẩu để phát triển đất nước và thường bắt đầu bằng ngành dệt may bởi đặc điểm của ngành này đòi hỏi vốn đầu tư không quá nhiều, khả năng thu hồi vốn nhanh.
Do vậy, Việt Nam đã có bề dày truyền thống trong việc sản xuất khẩu hàng dệt may xuất khẩu và đã tạo được lòng tin với các bạn hàng và tạo được những bạn hàng lâu năm, chính vì thế đã giúp cho việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ổn định hơn. Với chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu nhằm phục vụ quá trình CNH – HĐH đất nước chính phủ Việt Nam đã chủ trương mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế trong đó coi Hoa Kỳ là thị trường trọng điểm. Hiện nay, Việt Nam đang cố gắng tìm kiếm và mở rộng thị trường mới, tạo điều kiện cho sự phát triển không ngừng và ổn định và của ngành hàng mũi nhọn (ngành dệt may xuất khẩu) và Hoa Kỳ rừ ràng là một thị trường tiềm năng đầy hấp dẫn mà Việt Nam có thể xâm nhập được do có nguồn nhân công rẻ và những kinh nghiệm lâu năm với một số thị trường lớn như EU, Nhật Bản hay Canada.
Hơn nữa, ngành dệt may đã được nhận chuyển giao công nghệ từ các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công là những chiếm tỷ trọng lớn kim ngạch dệt may vào thị trường Hoa Kỳ trước đây. Việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết thị trường đầu ra cho ngành dệt may Việt Nam và là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp thuộc ngành này tham gia vào lĩnh vực thương mại quốc tế, trong đó việc làm ăn với các đối tác trên thị trường Hoa Kỳ sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện cọ xát học hỏi có kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh cũng như tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trên nhiều lĩnh vực. Mặt khác, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các cơ sở sản xuất để khai thác các nguồn lực, khả năng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Như vậy, khi hiệp định thương mại Việt- Hoa Kỳ đã có hiệu lực, Việt Nam được hưởng ưu đãi MFN đối với hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, thì triển vọng tăng mạnh khối lượng hàng hoá xuất khẩu sẽ rất lớn. Cùng với việc tăng khối lượng xuất khẩu của ngành dệt may sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan, giải quyết được vấn đề thu nhập và việc làm cho người lao động. Đến nay toàn ngành thu hút được gần 1,4 triệu lao động và dự kiến năm 2010 con số lao động của ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt khoảng 3 triệu người chiếm trên 20% lượng lao động trong cả nước.
Ngành dệt may Việt Nam đang phải chịu sức ép của thị trường ASEAN khi xoá bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu vào năm 2006 và của thị trường EU khi bãi hạn ngạch dệt may cho các nước tham gia WTO vào năm 2004. Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty dệt may Việt Nam: “Với những chính sách mới trong chiến lược tăng tốc cho ngành dệt may và khả năng mở cửa thị trường mới- thị trường lớn Hoa Kỳ, chúng ta có thể tin tưởng rằng ngành dệt may sẽ có những bước tăng trưởng vượt bậc”. Đó cũng là hướng đi đúng để Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu CNH-HĐH đất nước, đồng thời hội nhập hơn với nền kinh tế thế giới và từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Tên gọi “Công ty May Thăng Long” chính thức ra đời vào tháng 6 năm 1992 (thuộc VINATEX- trực thuộc Bộ công nghiệp).Và đến năm 2004, công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần May Thăng Long. - Giấy phép thành lập: Quyết định số 165/TCLĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty May Thăng Long trực thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam thành Công ty Cổ phần may Thăng Long. + Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành Dệt May;.
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công nghệ tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ;. Từ năm 1958 đến năm 1965: Giai đoạn này các cơ sở của nhà máy còn phân tán ở nhiều nơi tuy nhiên cũng đã được trang bị một số máy khâu đạp chân cũng như là công nhân thợ may bên ngoài. Từ năm 1966 đến năm 1975: Công ty bắt đầu bước vào thời kỳ sản xuất công nghiệp với số máy may đạp đã được thay thế bằng máy may công nghiệp, ngoài ra Công ty còn trang bị thêm một số máy móc chuyên dùng như máy thùa, máy đính cúc, máy cắt gọt, máy dùi dấu.
Công ty chuyển hướng sản xuất các mặt hàng gia công cho các đơn đặt hàng từ nước ngoài cùng với đó là công ty ngày càng hoàn thiện dây chuyển sản xuất theo hướng hiện đại và theo kịp với tiến bộ côn nghệ. Công ty đã vay vốn ngân hàng để đầu tư đổi mới trang thiết bị nâng cấp nhà xưởng, nhà điều hành nâng cao tay nghề công nhân và tinh giảm biên chế. Với mục tiêu chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Công ty đã tiến hành đầu tư đổi mới toàn bộ máy móc thiết bị hiện đại cho các xí nghiệp, nâng cấp nhà xưởng, hệ thống kho tàng… và phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hóa đối với các xí nghiệp thành viên và đa dạng hóa đối với sản phẩm của Công ty để đáp ứng các lô hợp đồng lớn và có yêu cầu chất lượng cao.
Bên cạnh việc đầu tư phát triển sản xuất ở khu vực Hà Nội, Công ty cũng đầu tư mở rộng sản xuất tại khu vực Nam Định, Hà Nam và Hòa Lạc để tăng nhanh năng lực sản xuất. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty đã duy trì và tổ chức tốt quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và đã được tổ chức BVQI cấp chứng chỉ ISO 9001-2000 vào tháng 4/2003. Từ khi trở thành công ty cổ phần vào năm 2004, Thăng Long ngày càng chú ý đến việc sản xuất hàng thời trang chất lượng cao bằng cách áp dụng Quản lý chất lượng đồng bộ và Quản lý dây chuyền cung cấp để đảm bảo tiến độ giao hàng và tăng số lượng bán hàng trực tiếp đến các khách hàng nước ngoài trên toàn thế giới trong thời đại của internet và môi trường kinh doanh toàn cầu.
+ Dựa trên năng lực về nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật và công nghệ cũng như là chỉ tiêu từ tổng công ty dệt may Vinatex, Công ty phải tiến hành gia công và sản xuất các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu hội nhập cũng như là đòi hỏi từ phía đối tác. Công ty Cổ phần May Thăng Long được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được Đại hội cổ đông thành lập nhất trí thông qua ngày 18/12/2003. Mô hình sản xuất của Công ty gắn liền với quy trình sản xuất theo thứ tự các bước trong công đoạn sản xuất từ đầu cho đến khi ra thành phẩm.