MỤC LỤC
- Quy định về quan quan hệ giữa một bên là các cá nhân, tổ chức với một bên là Nhà nước phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường chẳng hạn: các quan hệ phát sinh từ hoạt động đánh giá tác động môi trường, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường; các quan hệ phát sinh từ hoạt động cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường; các quan hệ phát sinh từ hoạt động thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường; các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Cụ thể tại các điều Điều 23 Khoản 1 b về trách nhiệm công khai chủ dự án trong việc đánh giá tác động môi trường, Điều 49 Khoản 5 về trách nhiệm thông báo công khai Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Điều 61 Khoản 1 b về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh nơi có lưu vực sông trong việc công khai thông tin các nguồn thải ra sông, Điều 93 Khoản 2b về trách nhiệm thông tin kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường, Điều 104 quy định về các loại thông tin, dữ liệu về môi trường….
Pháp luật về bảo vệ môi trường biển Việt Nam được thể hiện tập trung trong các văn bản như: Luật thuỷ sản năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 và năm 2005 đã dành hẳn những mục riêng quy định về an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và 2005 cũng có những quy định có thể vận dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường biển (như quy định về Báo cáo Đánh giá tác động môi trường; Tổ chức, cá nhân khi tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản phải có các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường; Tổ chức, cá nhân khi tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường , có phương án chống rò rỉ, sự cố tràn dầu, cháy nổ dầu và phương tiện để xử lý kịp thời sự cố đó; Tổ chức, cá nhân có phương tiện giao thông thuỷ, nếu không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường thì không được lưu hành..); Luật Tài nguyên nước 20/5/1998 và Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 về Hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước; Luật Dầu khí năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2000 có quy định: "Tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ tài nguyên và môi trường,. Ngoài ra, còn có các văn bản như Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07/4/2009 của Chính phủ ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và môi trường; Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2008 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường, Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg ngày 02/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và môi trường, Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV18 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc UBND cỏc cấo, trong đú quy định rừ cỏc Sở Tài nguyờn và mụi trường cú Chi cục bảo vệ môi trường, UBND cấp huyện có Phòng tài nguyên và môi trường, UBND cấp xã có công chức xây dựng - địa chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Chẳng hạn, tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động khoáng sản, hoạt động dầu khí phải áp dụng công nghệ phù hợp, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, có phương án phòng tránh ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường..tuy nhiên tin h thần chung của các văn bản luật chưa rừ ràng nguyờn tắc trong mối quan hệ với cỏc Luật về tài nguyờn, Luật Bảo vệ môi trường tồn tại với tư cách là luật chung, còn các Luật về tài nguyên tồn tại với tư cách là luật chuyên ngành, chưa thể hiện được tính "chuyên biệt" trong quá trình điều chỉnh pháp luật và yêu cầu đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật về bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, khắc phục tình trạng trùng lặp các quy định như đă nêu trên, "ranh giới" điều chỉnh pháp luật giữa các Luật về tài nguyên và Luật Bảo vệ môi trường cần được xác định lại. Quan niệm về hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường thống nhất (với tổng thể các quy định pháp luật bao quát cả ba phương diện (i) phòng ngừa, hạn chế tác động xấu, xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường, (ii) kiểm soát và bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên là các thành tố của môi trường, (iii) xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường), dường như chưa được đặt ra ngay từ khi chúng ta ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường, cũng như chưa nhận thức một cách đầy đủ việc bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển lâu bền của đất nước và cần thiết phải được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội.
Bên cạnh những mặt tích cực của việc phát triển các ngành, nghề thủ công truyền thống ở nông thôn (như giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức thu nhập cho người dân nông thôn và đóng góp cho ngân sách nhà nước v.v.), thì tình trạng này cũng gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước ở khu vực nông thôn do nước thải, chất thải của các cơ sở sản xuất này gây ra. Tình trạng đáng báo động này, đòi hỏi pháp luật phải có các quy định về quy hoạch đất đai cho các làng nghề thủ công truyền thống ở khu vực nông thôn nhằm không gây hậu quả xấu đối với môi trường. Tuy nhiên, pháp luật đất đai hiện hành lại chưa có các quy định về vấn đề này. Thứ tư, pháp luật chưa quy định về một số vấn đề đã nảy sinh từ thực tiễn như vấn đề khai thác cát sỏi, lòng sông làm vật liệu xây dựng, về quyền lợi của chủ mỏ khi thu hồi giấy phép để sử dụng diện tích mỏ vào mục đích công cộng, chính sách về nghĩa vụ của các doanh nghiệp có hoạt động khoáng sản đối với địa phương…. Thứ năm, về việc quản lý đất ngập nước ở Việt Nam: Hệ thống quản lý đất ngập nước ở nước ta có nhiều bất cập và thách thức lớn, chúng ta chưa có luật riêng về đất ngập nước. Sau 15 năm gia nhập Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước, Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các hoạt động như nghiên cứu, kiểm kê, xây dựng các công cụ và kỹ thuật khác nhau nhằm mục đích bảo tồn, sử dụng và quản lý đất ngập nước. Tuy nhiên, những cố gắng này chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng khôn khéo, phát triển và bảo tồn bền vững đất ngập nước. Chất lượng môi trường và hệ sinh thái đất ngập nước ven đô thị, khu công nghiệp, vùng nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất lúa nước,.., đang bị suy thoái mạnh, đa dạng sinh học cũng có dấu hiệu suy giảm,.. Không ít vùng đất ngập nước bị coi là đất hoang hoá, bị chiếm dụng thành đất nông nghiệp, đất ở, đô thị hoặc khu công nghiệp khiến cho diện tích đất có giá trị này ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên suy giảm, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng trên, là hệ quả tất yếu của việc quản lý đất ngập nước ở nước ta chưa được tiến hành một cách đồng bộ, thiếu các quy định về quản lý, bảo tồn, sử dụng khụn khộo và phỏt triển bền vững, thiếu những quy định rừ ràng về hệ thống quản lý nhà nước, thiếu sự thống nhất về cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, cũng như thiếu các chế tài cần thiết trong các hoạt động liên quan đến đất ngập nước. Đặc biệt, cho đến thời điểm này, Việt Nam chưa có luật riêng phù hợp với đặc thù của loại hình đất ngập nước trong khi các văn bản liên quan chưa bao quát toàn diện các vấn đề đặt ra đối với quản lý và bảo tồn loại đất này. Các văn bản chủ yếu mới chỉ đề cập đến phân hạng và phân cấp quản lý các khu đất ngập nước, các khía cạnh kinh tế, các giải pháp thiên bảo vệ. Thứ sáu, một số quy định về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai và môi trường của Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường có sự trùng lắp, khiến cho việc áp dụng trên thực tế gặp khó khăn. Giữa các văn bản về bảo vệ môi trường đất còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo. Pháp luật hiện hành quan niệm về đất có mặt nước được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản cũng chưa có sự thống nhất trong các văn bản. công ước Ramsar ngày 02/02/1971 thì đất vùng ngập mặn được hiểu là những vùng đất ngập nước, sình lầy, đất than bùn hoặc vùng nước tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, nước đọng hay nước chảy, nước ngọt hay lợ hay mặn, kể cả vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi thuỷ triều thấp và như vậy nó bao gồm cả đất nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng theo Điều 13 Luật Đất đai năm 2003 thì căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất đai được phân thành ba nhóm: Nhóm đất nông nghiệp20; Nhóm đất phi nông nghiệp và Nhóm đất chưa sử dụng. Theo đó, đất có mặt nước sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản thuộc loại đất nông nghiệp và theo Điều 78 và Điều 79 Luật đất đai năm 2003 thì có hai loại đất được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản là đất có mặt nước nội địa và đất có mặt nước ven biển. Về điều kiện tự nhiên, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thường nằm ở vị trí gắn liền với vấn đề quốc phòng, an ninh như biên giới biển, về sinh thái môi trường, du lịch, giao thông đường thuỷ, khai thác khoáng sản,dầu khí.. Tuy nhiên,pháp luật hiện hành lại chưa có các quy định cụ thể về việc sử dụng loại đất này nhằm đảm bảo khai thác giá trị kinh tế của loại đất này mang lại, vừa không gây ô nhiễm môi trường. Cùng hành vi tương tự nhau nhưng mức xử phạt quy định khác nhau trong các văn bản khác nhau. Theo Nghị định 182/2004/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nhưng các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất chưa được quy định rừ ràng cụ thể mà chỉ quy định chung chung là gõy ụ nhiễm mụi trường đất. Mặt khác, quy định hạn mức trong văn bản Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008 thì : Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí. 20 bao gồm các loại đất: a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng; e) Đất nuôi trồng thủy sản; g) Đất làm muối; h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;. Lấy ví dụ Luật Bảo vệ môi trường và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng30 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có chung đối tượng điều chỉnh là các quan hệ có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ tài nguyên rừng (bao gồm các loài động vật rừng, thực vật rừng), tuy nhiên hai đạo luật này lại có 2 cách tiếp cận khác nhau. + Luật Bảo vệ và Phát triển rừng chủ yếu đề cập đến các quyền và lợi ích về tài sản của chủ rừng, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh, phòng ngừa hành vi gây hại rừng. + Luật Bảo vệ môi trường đề cập sâu hơn đến khía cạnh bảo vệ tính ĐDSH của nguồn tài nguyên, quan tâm nhiều hơn đến việc bảo tồn các nguồn gen, giống, loài, đặc biệt là thực vật rừng, động vật rừng hoang dã, quý hiếm và các hệ sinh thái đặc thù. 30 Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo tồn ĐDSH năm 2006, tr. Chính vì vậy, có khá nhiều quy định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Luật Bảo vệ môi trường có nội dung trùng lặp với nhau. Chẳng hạn, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng quy định trách nhiệm phòng chống các hành vi gây thiệt hại đến rừng, như nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật; phòng cháy, chữa cháy rừng.. Luật Bảo vệ môi trường cũng có các quy định về nghiêm cấm đốt phá rừng; nghiêm cấm khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm. Tuy nhiên, vì cách tiếp cận khác nhau nên cùng là quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm thuộc danh mục quý hiếm, song mức xử phạt lại khác nhau. Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản còn có các quy định chưa thống nhất, thậm chí còn khác nhau, ngay cả việc sử dụng các thuật ngữ cơ bản cũng khác nhau,.. Quy định về tiêu chuẩn môi trường. - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường “Tiêu chuẩn là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường“ và các quy định về xây dựng, ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường tại Chương II Luật Bảo vệ môi trường là không còn phù hợp với quy định của Luật tiêu chuẩn và kỹ thuật vì theo Luật này yêu cầu “tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áo dụng có nội dung phù hợp, không phù hợp hoặc chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo danh mục quy định được xem xét để chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.. Tuy nhiên, nhiều tiêu chuẩn môi trường chưa được chuyển đổi sang hệ thống quy chuẩn. - Một số tiêu chuẩn môi trường không phù hợp với thực tế và trình độ phát triển kinh tế, còn quá cao hoặc quá thấp so với các nước trong khu vực; một số hoạt động cần phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường những lại không được quy định như hoạt động lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mặt khác chưa có sự phân biệt trong việc áp dụng tiêu chuẩn giữa các dự án đầu tư với các cơ sở đang hoạt động. - Các tiêu chuẩn môi trường nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, vì vậy, các tổ chức, cá nhân khó có thể tìm hiểu một cách đầy đủ và tuân thủ nghiêm chỉnh các tiêu chuẩm môi trường này. Ccác cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra các văn bản áp dụng, khi nào thì áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành, khi nào thì áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, chứ chưa nói đến sự tìm hiểu về các tiêu chuẩn môi trường của các tổ chức, cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Quy định về đánh giá tác động môi trường. Các quy định hiện hành mới tập trung vào quy định về điều kiện và năng lực của các tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM, chưa chú ý đến các quy định đảm bảo năng lực của các tổ chức làm dịch vụ lập báo cáo ĐTM được quy định rất sơ sài. Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 80/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, điều kiện về nhân lực, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM tương đối chung chung31, chưa đủ để đảm bảo các yêu cầu về năng lực đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ lập báo cáo ĐTM. a) Có cán bộ kỹ thuật, công nghệ và môi trường có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực dự án;. b) Có các phương tiện, máy móc, thiết bị bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định về đo đạc, lấy mẫu về môi trường và các mẫu liên quan khác phù hợp với tính chất của dự án và địa điểm thực hiện dự án;. c) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật, phòng thí nghiệm bảo đảm việc xử lý, phân tích các mẫu về môi trường và các mẫu khác liên quan đến dự án.
NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GểP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được Đảng và Nhà nước ta quan tâm kể từ khi đất nước chuyển đổi sang cơ chế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồ sộ đã được ban hành và đi vào cuộc sống góp phần tích cực, hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ những phân tích trên cho thấy nhiều vấn đề của pháp luật về bảo vệ môi trường cần được nghiên cứu, xem xét thêm, một số quy định cần được tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung. KIẾN NGHỊ CHUNG VỀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, minh bạch của pháp. dân sự, Luật Doanh nghiệp v.v.) là rất cần thiết. - Mối quan hệ giữa Luật Bảo vệ môi trường với các đạo luật về khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển các nguồn tài nguyên, các thành tố của môi trường (như Luật tài nguyên nước, luật khoáng sản, luật dầu khí, luật đất đai, luật bảo vệ rừng..) thì các chế định của Luật bảo vệ môi trường thường giữ vai trò là chế định chung, còn các chế định của đạo luật về khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển các nguồn tài nguyên, các thành tố của môi trường là các chế định luật chuyên ngành trong vấn đề bảo vệ môi trường và các luật này được ưu tiên áp dụng so với Luật bảo vệ môi trường.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nhà nước không chỉ tham gia vào các quan hệ hành chính để điều chỉnh các vấn đề môi trường mà Nhà nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển các quan hệ dân sự- kinh tế giữa nhà nước với các cá nhân, tổ chức cũng như giữa các cá nhân, tổ chức với nhau theo quan điểm bảo vệ môi trường là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức, của nhà nước và của toàn xã hội. Một thực tế hiện nay là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong bất cứ lĩnh vực nào, trong đó có pháp luật môi trường, đều chứa đựng nhiều sự chồng chéo, mâu thuẫn, rất khó tiếp cận, khó xác định được quy định nào còn hiệu lực, khó sử dụng ngay cả với chuyên gia trong từng lĩnh vực.Để khắc phục tình trạng đó cần áp dụng nhiều biện pháp trong quá trình soạn thảo văn bản , kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật.
Thuế sử dụng các thành phần môi trường bao gồm nhiều loại, ứng với các thành phần của môi trường như: thuế sử dụng đất, nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng ..Việc phát triển và cải tiến các loại thuế sử dụng các thành phần môi trường giữ vai trò của một công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường, góp phần hạn chế những nhu cầu không thật quan trọng, giảm tốc độ khai thác lãng phí các thành phần môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất, tạo cơ chế quản lý, điều chỉnh các hoạt động kỹ thuật khai thác tài nguyên thiên nhiên gắn với khả năng tái tạo, đảm bảo và khuyến khích những hoạt động hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Chính vì thế nhiêềuý kiến chuyên gia cho rằng tất cả các tổ chức kinh doanh không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm hay không có địa điểm cụ thể, sử dụng và khai thác các thành phần môi trường, tài nguyên thiên nhiên của đất nước đều phải nộp thuế nhưng mức thuế nên thay đổi theo hướng từ sản lượng thành phần môi trường được khai thác sang trữ lượng các thành phần môi trường được khai thác, có như thế mới khuyến khích các hoạt động khai thác, sử dụng các biện pháp tận thu, vừa tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ được môi trường.
- Mở rộng xã hội hóa các hoạt động thuộc lĩnh vực dịch vụ công về môi trường trước đây do nhà nước trực tiếp cung cấp gắn liền với việc hoàn thiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường, chế độ thu phí dịch vụ môi trường, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức đầu tư hoặc tham gia cung ứng dịch vụ môi trường. - Hình thành và kiện toàn đồng bộ các thiết chế bảo vệ môi trường trên các lĩnh vực; đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn và quản lý môi trường tinh thông nghiệp vụ, có tư duy mở để có thể tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến, bao gồm cả khoa học quản lý, vào lĩnh vực môi trường trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trước mắt, từ góc độ thống nhất quan niệm về bảo vệ môi trường trong Luật bảo vệ môi trường 2005 và Bộ luật hình sự 1999, cần nghiên cứu việc tập hợp toàn bộ các quy định về tội phạm liên quan đến việc khai thác, sử dụng không hợp lý, lãng phí tài nguyên thiên nhiên (với tính chất là thành phần môi trường) vào Chương các tội phạm về môi trường của Bộ luật Hình sự. Cách thức này sẽ góp phần đảm bảo tính hệ thống, toàn diện, thống nhất trong việc điều chỉnh mọi vấn đề liên quan đến bảo vệ một thành phần môi trường ngay trong một văn bản luật chuyên ngành (từ khai thác, sử dụng, xác định hệ tiêu chuẩn môi trường, khắc phục sự cố môi trường, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp môi trường..). Hướng tiếp cận này tạo sự tiện lợi trong tìm kiếm, tra cứu, áp dụng pháp luật cũng như trong việc cập nhật, sửa đôi nhanh chóng, kịp thời. Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh bao gồm: a) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác; b) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác; c) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác; d) Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn;. đ) Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng. Tiêu chuẩn về chất thải bao gồm: a) Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác; b) Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải; c) Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng; d) Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại; đ) Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, bổ sung và xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy phạm về các công trình xử lý chất thải rắn; Hoàn thành việc rà soát nội dung, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quản lý chất thải rắn, đề xuất các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung trình Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng mô hình tổ chức và các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cần khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn; Chủ trì xây dựng quy chế phối hợp giữa các tổ chức thanh tra môi trường và thanh tra xây dựng các cấp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát huy hiệu quả phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường do rác thải, đặc biệt là chất thải công nghiệp;.
- Bổ sung quy định cụ thể về vấn đề tái chế, tái sử dụng chất thải và phân loại các loại chất thải để tiêu huỷ, chất thải có thể tái chế, phế liệu có thể được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm khác. - Ban hành quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ hay ưu đãi về thuế, phí, vay vốn, đất đai, trợ giá… đối với tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, xử lý chất thải (xã hội hoá hoạt động quản lý chất thải).
(ii) Ban hành quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ban quản lý lưu vực sông; mối quan hệ giữa các ban quản lý lưu vực sông với hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước các cấp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Quản lý tài nguyên nước và Uỷ ban nhân dân các địa phương) trong việc phối, kết hợp quản lý, bảo vệ tài nguyờn nước; chưa xỏc định rừ ràng cơ chế phối hợp quản lý tài nguyên nước theo quy hoạch lưu vực sông với quản lý theo địa giới hành chính. Chẳng hạn, theo Luật Tài nguyên nước thì “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo sự phân công của Chính phủ” (khoản 2 Điều 58), nhưng thực tế hiện nay chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội khóa XI và Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ.
+ Ban hành quy chế riêng trong hoạt động quan trắc, trong đó quy định một số vấn đề cơ bản như: Phương pháp quan trắc, hình thức báo cáo kết quả quan trắc, phương thức quản 1ý, lưu trữ các số liệu quan trắc, cơ chế trao đổi dữ liệu giữa các trạm quan trắc. Hơn thế nữa, thông qua các dữ liệu được cơ sở báo cáo lên, thanh tra môi trường sẽ có căn cứ để tập trung thanh tra tại những cơ sở trọng điểm và kịp thời áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có thể xảy ra.
Phương hướng tổng thể trước mắt để hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường rừng là, một mặt cần tập trung vào rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng cho đầy đủ và cụ thể, trong đó đặc biệt cần chú trọng tới các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp; công tác kiểm lâm; quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được giao đất để trồng và bảo vệ rừng; kinh doanh lâm nghiệp; vấn đề cho thuê rừng và đất lâm nghiệp.., mặt khác, cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành thuộc các ngành luật có liên quan đến pháp luật bảo vệ môi trường rừng như pháp luật đất đai, môi trường, tài nguyên nước, pháp luật hình sự, các quy định về xử phạt hành chính. Những biện pháp quan trọng để đẩy nhanh mục tiêu xã hội hóa nghề rừng như hỗ trợ về vốn, kỹ thuật; tạo cơ chế thông thoáng để khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng; thông qua việc giao đất, giao rừng tới các hộ gia đình, các tổ chức có tư cách pháp nhân để thực hiện rừng phải có chủ thực sự và người lao động có quyền hưởng thành quả từ sản xuất, kinh doanh nghề rừng, phát huy khả năng khai thác các tiềm năng và lợi ích từ rừng, khả năng sản xuất của đất, góp phần bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho đồng bào miền núi và người lao động nghề rừng, tạo động lực hấp dẫn để huy động mọi nguồn lực của nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển vốn rừng.v.v., cần được Chính phủ và các cơ quan chức năng nghiêm túc thực hiện.
Tuy nhiên, do chính sách này chỉ áp dụng thí điểm trong thời hạn 02 năm và với 07 tỉnh, thành phố (gồm: Lâm Đồng, Sơn La, Đồng Nai, Hoà Bình, Bình Thuận, Ninh Thuận, TP. Hồ Chí Minh) nên các quy định hướng dẫn thi hành Luật ĐDSH 2008 được ban hành trong thời gian tới (thời gian còn hiệu lực của việc thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng) cần chú ý đến các loại hình của dịch vụ môi trường có liên quan đến ĐDSH, thời gian và đối tượng áp dụng để tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các văn bản39. Đồng thời, xác định các đối tác cung cấp và sử dụng dịch vụ; Để khiển khai các mô hình PES, nhiều nước đã luật hóa các quy định liên quan đến PES hoặc thông qua việc thành lập các quỹ; xây dựng các chính sách hỗ trợ PES, đồng thời, đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu về sinh thái, lượng giá kinh tế các dịch vụ HST; Để thực hiện việc chi trả dịch vụ HST rừng, Hoa Kỳ đã áp dụng hình thức mua lại “quyền sử dụng rừng” của chủ đất tư nhân để bảo vệ rừng đầu nguồn thuộc các lưu vực sông.