Sự phát triển của tranh khắc gỗ Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945

MỤC LỤC

Tranh khắc gỗ Việt Nam hiện đại

Từ 1925- 1945 tranh khắc gỗ chủ yếu mang tính kế thừa tranh dân gian và có tiếp thu, ứng dụng nhiều yếu tố mới của nghệ thuật tạo hình phương Tây về hình họa, luật thấu thị, kết hợp nhuần nhuyễn phong cách thể hiện vừa truyền thống vừa hiện đại một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu” Gội đầu ” của họa sỹ Trần Văn Cẩn. Tranh khắc gỗ Nhật Bản cho “ nét” có một khả năng diễn tả khái quát và giản lược, cô đúc, nét vẽ, chọn lọc tinh vi, dịu dàng, sáng sủa, sâu sắc và chính xác, màu sắc trau chuốt, nội dung phong phú về nhiều mặt như nhân vật, phong cảnh, sinh hoạt. Xem tranh “ thiếu nữ ” của U-ta-ma-rô cũng đã chuyển được tình cảm của mình vào “cái thần” của đường nét để diễn tả vẻ đẹp của cô gái Nhật Bản: đó là nét gợi cảm trau chuốt đến điêu luyện, thật là nhẹ nhàng, trữ tình - duyên dáng hiện lên trên khuôn mặt, thân hình và nếp áo ki-mô- nô của họ!.

Sự chăm chú của Hô Ku Sai cũng là một trong bộ tranh khắc gỗ màu của ông, bố cục đường nét chọn lọc tinh tế, diễn tả được không gian trong tranh và kết hợp được nối với tranh bằng hình thể với những nét vẽ trang trí đã tạo ra những tác phẩm độc đáo. Thiên nhiên hùng vĩ hay con người trầm tư được thể hiện trên mặt tranh bằng những đường nét mang phong cách khác bộc lộ một cách nhìn một quan niệm khác nhau, điều đó trong “ Lục pháp luận ” của Tạ Hách đời Tấn gọi là “ Cốt pháp dụng bút ”. Thần bút với tốc độ nhanh diễn biến của nét phụ thuộc vào tâm trạng, cảm xúc nghệ thuật của người họa sĩ ở loại nét này có độ đậm nhạt của mực thay đổi diễn tả hành động, chất mầu xốp hoen nhòe đầu nét thì nhấn đậm, đanh sắc cuối nét thì buông và nhạt dần.

Tranh vẽ của Lương Khái Chi bằng nét chấm phá mà nói lên được vẻ đẹp thiên nhiên và con người bộc lộ được cảm xúc day dứt của tác giả qua nét bút đưa trên tranh bằng cả khí lực nhấn hay buông, ngắt, nghỉ hay vuốt dài, tinh hay thô… Đó là biểu hiện của hơi thở trong tâm hồn, nhận thức và thẩm mỹ của người vẽ. Tranh dân gian bắt nguồn từ nhân dân lao động mà ra, phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân, tranh có vẽ nét, màu sắc dáng điệu người, cảnh vật, hoa lá chim muông… Không hoàn toàn là thể cách điệu, hay trang trí, sao chép tự nhiên nguyên vẹn. Tranh dân gian Việt Nam mộc mạc hiền lành như chính con người nông dân có nét thô sơ, to khỏe, vững chắc, màu sắc sử dụng độc đáo, trong sáng, rực rỡ, sử dụng màu nguyên chất, hoa hòe, hiên, chàm, lục…màu trắng của điệp.

Như thế, ánh sáng là cơ sở chủ yếu để tạo nên đen trắng: do đó, đen và trắng được xem như hai yếu tố cơ bản để ta nhận biết giữa vật này với vật kia trong không gian, đồng thời cũng cho ta nhận biết được hình thù, kích thước, vị trí của mỗi vật cùng với những mối quan hệ của chúng trong phạm vi mắt ta nhìn thấy được. Sự tách biệt giữa vật này vật kia trong không gian, trước hết là cái lối giới hạn bao quanh hình ấy, từ đó cho ta khái niệm đường nét hay chu vi: Do đó, vật này che khuất vật kia thì nét viền giới hạn những vật đó cũng che khuất nhau. Đặc điểm tâm sinh lý thị giác của con người có quan hệ với đường nét, qua ảo giác của mắt, trước đường nét hay tổ hợp đường nét gây cho ta liên tưởng khác nhau, như hướng ngang chỉ sự bình lặng: Hướng chéo chỉ sự ngăn cấm : đường cong lên biểu hiện sự phát triển: đường cong xuống chỉ sự suy sụp… Qua đường nét, chúng ta có thể thấy được tình cảm, phong cách tâm hồn hay quan niệm nghệ thuật của từng vùng, từng dân tộc, từng cá nhân tác giả.

Tranh khắc gỗ cũng được biến chuyển theo thời đại, kỹ thuật khắc cũng được thay đổi phù hợp với phương pháp tạo hình mới, trong đó có sử dụng, vận dụng một cách sáng tạo như định luật tạo hình, như xa gần, sáng - tối… kết hợp với phương pháp tạo hình truyền thống khắc gỗ dân tộc: đó là sự cách điệu về đường nét, ước lệ trong cách tạo không gian và xây dựng hình tượng.

NÉT TRONG TRANH KHẮC GỖ

    Các nghệ nhân Việt Nam xưa hướng theo các quan niệm tạo hình đặc biệt của phương Đông, thể hiện các bản khắc gổ cách đây hàng nghìn năm trên đất Trung Hoa, cái thời mà chữ và hình vẽ cùng in bằng một bản nét đem tất cả những gì có, có thể khắc trên gỗ lúc bấy giờ chỉ ở dạng nét. Một trong những điểm tiêu biểu và dặc trưng về đường nét của tranh dân gian Đông Hồ đó là sự ý thức của các nghệ nhân trong việc tổ chức và cấu tạo các nét khắc để thể hiện khả năng diễn đạt của đường nét một cách tối đa. Tranh Đông Hồ thành công nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa việc sử dụng nét và các mảng màu, khéo léo trong cách tổ chứ nét trong các mảng màu tất cả những yếu tố đó tạo nên sự hòa quyện giao hòa của ngôn ngữ Đồ họa làm nổi bật khả năng diễn tả nội dung cũng như thần thái của nhân vật trong tranh.

    Nhìn tổng thể bức tranh ta thấy những đường nét chạy dài, chéo và xuyên suốt bề mặt tranh cho ta cảm giác về một khoảnh khắc mưa giông, bão chớp, những hạt nước rơi rất nhanh trong những đường nét đó được hoán chuyển tại một đường chéo. Những nét trắng nhỏ rích rắc chạy cắt những đường chéo thẳng chạy dài đã tạo sự cân bằng thị giác và gợi lên một không gian sâu rộng với những ngôi nhà, những cánh của sổ hay những cây cột điện trên vùng mỏ với những đồi núi lô nhô. Như vậy hình với các phương pháp xử lý về hình dạng như: Vị trí, kích cỡ, sắc độ, chi tiết sắc bén, giảm đi sự chồng lên một phần của các hình dạng đã góp phần tích cực vào hiệu quả nét trong tác phẩm.

    Như vậy hình với các phương pháp sử lý về hình dạng như: vị trí, kích cỡ, sắc độ, chi tiết sắc bén và giảm đi sự chồng lên một phần của các hình dạng đã góp phần tích cực vào hiệu quả của nét trong tác phẩm. Trong tranh dân gian, giữa mảng màu nọ và mảng màu kia được gới hạn bởi nét, nét để tạo hình, tạo mảng và phân tích hình, màu nền với nền tranh, đó là những đường viền to và đậm là đường phân cách, các mảng mầu tạo nên sự khác biệt giữa phong cách sử dụng mảng mầu và nét của trang dân gian Đông Hồ và tranh khắc gỗ Nhật bản, Trung Quốc. Màu sắc đằm thắm, tươi vui của tranh Đông Hồ một phần lớn là nhờ lối thiên về dùng màu nguyên chất, đối lập, kết hợp với nền điệp vàng hoe, đỏ hoa hiên, cùng với độ xốp của chất liệu giấy dó được quét nền điệp, và những gạch được tạo bởi nét quét của chổi thông càng khiến cho bảng màu của tranh Đông Hồ thêm rực rỡ, tươi vui và đằm thắm vừa biểu hiện được cái hồn dân tộc.

    Với bức tranh “Lợn ăn cám” chỉ có một nét chu vi to đậm kéo dài thành đường uốn lượn hình con vật béo, tròn, để lại chỗ trống ở giữa cho màu in vào thành mảng đặc, làm cho hình con lợn chắc chắn hơn nổi bật hơn. Thể loại tranh đen trắng là nơi thể hiện sự biến thiên của sắc độ của màu đen và trắng tạo ra hiệu quả không gian và chiều sâu trong bức tranh của các dân tộc phía Bắc Việt Nam hay tranh thờ hàng Trống chẳng hạn. Do tính năng của chúng là để thờ cúng tức là tranh có chủ đề về tâm linh nên màu sắc được sử dụng thường là vàng, đỏ, đen gây cảm giác về một thế giới thần linh do cảm giác về một không gian lung linh huyền ảo được tạo ra từ các màu đó.

    Qua tiểu luận tôi muốn giới thiệu và giải quyết các vấn đề Nét trong khắc gỗ, cách nhìn nhận và diễn đạt Nét trong tranh khắc gỗ của các nghệ nhân tramh dân gian cũng như các họa sỹ Việt Nam hiện đại và các họa sỹ phương Đụng, phương Tõy tiờu biểu.