Thách thức và cơ hội trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU

MỤC LỤC

NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

    Tuy nhiên việc EU bãi bỏ hạn ngạch cho dệt may việt nam thì đồng thời EU cũng bãi bỏ hạn ngạch cho các quốc gia thành viên WTO và một số quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực dệt may cùng với sự kiện việt nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giói WTO thì đã đặt ra những thuận lợi và khó khăn thách thức cho ngành dệt may của việt nam khi xuất khẩu sang thị trường EU. Cùng với nguồn lao động dồi dào thì giá thành thuê lao động ở việt nam không phải ở mức cao so với các nước có lao động làm việc trong lĩnh vực dệt may trên thế giới điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU bằng phương pháp hạ giá thành sản phẩm. Với đội ngũ quản lý được đào tạo có bài bản và trình độ cao sẽ giúp cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may ngày càng đẩy mạnh, những giám đốc những nhà quản lý của doanh nghiệp khi được đào tạo sẽ giúp cho daonh nghiệp giảm được chi phí trong khâu sản xuất tạo điều kiện cho việc giảm giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh bên cạnh đó thì với trình độ cao thì sẽ giúp cho các nhà quản lý có những chính sách quản lý phù hợp, có những giao tiếp với đối tác thuận lợi và ký được những hợp đồng lớn có lợi cho doanh nghiệp.

    Có thể nói EU là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng đối với dệt may việt nam, nhưng đây là một thị trường rất khó tính, Người dân EU quen dùng những hàng hiệu nổi tiếng trên thế giới dù giá của nó có đắt hơn rất nhiều so với giá của các mặt hàng cùng loại nhưng họ vẫn sẵn sàng bỏ tiền để mua những hoàng hóa có thương hiệu nổi tiếng đó bởi họ tin tưởng ở chất lượng của những sản phẩm này. Do giá thuê lao động trong lĩnh vực dệt may rất thấp mà nhân công phải làm việc rất vất vả từ sáng đến tối, đến khi nhận được tiền lương thì không đủ để trang trải cuộc sống do vậy mà họ phải bỏ lĩnh vực dệt may để đi làm việc khác tốt hơn điều này xảy ra cả đối với những công nhân có tay nghề cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng nhân công có tay nghề cao, nhiều xí nghiệp chỉ tuyển được 70% số lượng các nhân công, cũng có những xí nghiệp chỉ tuyển được 50- 60% số lượng các nhân công cũng có những xí nghiệp phải đóng cửa hoạt động do không thể làm ăn được điều này làm giảm giản lượng của dệt may việt nam. Phần lớn các doanh nghiệp chưa có được những công nghệ sản xuất hiện đại nhất phù hợp với tốc độ phát triển của thế giới nhiều doanh nghiệp vẫn sản xuất bằng dây chuyền sản xuất lạc hậu điều này sẽ làm cho tốc độ sản xuất của doanh nghiệp bị chậm và không thể sản xuất được những hàng chất lượng tốt nhất cũng như không thể nhận những hợp đồng sản xuất lớn từ phía liên minh EU điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng làm giảm mức độ kỳ vọng và tín nhiệm của đối tác.

    Sau nhiều năm đàm phán cả song phương lẫn đa phương với nhiều quốc gia thì năm 2007 việt nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO với việc trở thành thành viên chính thức của WTO thì ngành dệt may đã có những thuận lớn to lớn đó là thị trường xuất khẩu được mở rộng, thuế quan xuất khẩu được cắt giảm xuống mức thấp nhất. Cùng với những thuận lợi to lớn đó sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu sang thị trường EU đây là thị trường rộng lớn với 27 quốc gia thành viên và việc việt nam chính thức là thành viên của WTO thì hàng dệt may khi xuất khẩu sang thị trường này sẽ được cắt giảm thuế quan xuống mức thấp nhất và sẽ được các thị trường này chấp nhận hàng hoá của việt nam một cách tốt nhất điều này sẽ giúp chúng ta giảm giá thành sản phẩm có đủ sức cạnh tranh với hàng hoá của các quốc gia khác. Đây là những quốc gia sản xuất và xuất khẩu với khối lượng hàng dệt may lớn và đa dạng bên cạnh đó thì việc EU bãi bỏ hạn ngạch thuế quan đối với các nước thuộc tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như việc bãi bỏ hạn ngạch đối với những quốc gia có khối lượng xuất khẩu lớn vào thị trường EU thì càng làm cho sản phẩm dệt may việt nam phải cạnh tranh thêm gay gắt và khó khăn hơn khi xuất khẩu vào thị trường này.

    Thị trường EU là một trong các thị trường rất khó tính, người tiêu dùng ở thị trường này chỉ quen tiêu dùng những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới dù nó có đắt hơn sản phẩm cùng loại khác bởi họ tin tưởng rằng các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng này mới đúng chất lượng và giá thành song các doanh nghiệp việt nam lại chưa thể gây dựng được những thương hiệu dệt may nổi tiếng trên thị trường này, điều này sẽ làm giảm sút uy tín của ngành dệt may việt nam và làm giảm lượng hàng xuất khẩu dệt may của chúng ta vào thị trường này. Nghiên cứu thị trường EU các doanh nghiệp cần phải bỏ tiền của, công sức, thời gian để nghiên cứu nhu cầu, sở thích, mức độ tiêu dùng của người Châu Âu, nghiên cứu luật pháp và những quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường này, nghiên cứu cả những quy định chung và các quy định riêng của từng quốc gia, nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu kỹ thuật quy định cho sản phẩm dệt may để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của việt nam vào thị trường này. Việc bảo đảm có đủ nguyên phụ liệu cho sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời gian sản xuất và giao hàng cho đối tác từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể ký kết các hợp đồng với phía đối tác đặc biệt là đối tác thị trường EU mà không sợ chậm tiến độ giao hàng, việc giao hàng đúng tiến độ thể hiện uy tín làm việc của các doanh nghiệp với bạn hàng, bảo đảm cho sản phẩm sản xuất ra không bị lạc hậu so với mốt mới của thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường EU nói riêng và thị trường dệt may nói chung.

    Việt nam là quốc gia có nguồn lao động dồi dào với trên 80triệu dân, giá thành thuê lao động lại không cao đây là một lợi thế cho các doanh nghiệp tận dụng để mở rộng sản xuất tăng khối lượng sản phẩm đồng thời chi phí cho sử dụng lao động không cao do vậy các doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường EU. Khi đã là thành viên chính thức của tổ chức này thì chúng ta phải thực hiện theo các quy định của sân chơi này đó là việc chúng ta phải mở cửa thị trường bằng việc cắt giảm thuế quan và hạn ngạch để cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bên ngoài vào đầu tư vào việt nam do vậy chúng ta không những phải cạnh tranh trên các thị trường quốc tế mà còn cạnh tranh trực tiếp trên thị trường của chúng ta do vậy các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn. Trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam sang thị trường EU đã có những bước phát triển đáng kể, kim ngạch xuất khẩu của ngành sang thị trường này ngày càng tăng theo thời gian điều này đã khẳng định EU là thị trưòng xuất khẩu rộng lớn và đầy tiềm năng của dệt may việt nam, cùng với việc tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may việt nam sang thị trường này ngành dệt may đang từng bước khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế.

    Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước  thuộc thị trường EU.
    Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thuộc thị trường EU.