MỤC LỤC
Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Kốc, Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Theo quan điểm của ADB, “Tài chính vi mô là việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ như tiền gửi, các tài khoản tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia đình có thu nhập thấp, những hoạt động kinh doanh cá thể hoặc các doanh nghiệp rất nhỏ”. Các dịch vụ tài chính là một giải pháp đệm trong những trường hợp như người nghèo đột nhiên bị rơi vào tình trạng quẫn bách, rủi ro trong kinh doanh, lũ lụt, nhà có người ốm đau, tai nạn, lao động chính bị chết hay kinh doanh trì trệ theo mùa vụ thường đẩy các gia đình nghèo vào cảnh khốn cùng.
Raiffeisen nghĩ ra và áp dụng đầu tiên ở Đức vào những năm 1860 để đối phó với vấn đề tín dụng trong nông nghiệp, các nghề thủ công và các công nghiệp nhỏ ở các vùng nông thôn Đức đúng vào thời công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng gây áp lực lớn đối với hàng nông sản do nhập khẩu giá thấp, trong khi lãi suất thương mại thì lại cao. Đặc biệt là mô hình ngân hàng Grameen do Muhammad Yunus sáng lập ở Bangladesh, Ngân hàng Grameen cũng đi theo con đường tương tự là hoạt động tài chính vi mô theo mô hình truyền thống của Raiffeisen, đã có tác động mạnh mẽ đến công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Bangladesh. Cùng với đó, với sự hỗ trợ của các tổ chức NGO quốc tế, các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức song phương và đa phương; các cơ quan đoàn thể xã hội và chính quyền địa phương, các chương trình tài chính vi mô ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển với mục đích chính là nhằm giảm nghèo cho phụ nữ, nam giới, trẻ em thông qua các việc đảm bảo các quyền và điều kiện sống công bằng và đảm bảo công lý.
Mô hình này được áp dụng: Grameen Bank và ủy ban vì sự tiến bộ ở nông thôn Bangladesh, Tulay sa Pag – Unlad, Inc; Dự án Dungganon ở Philippines; ở Việt Nam có các tổ chức áp dụng mô hình này là TYM, dự án Việt-Bỉ, CIDSE (cơ quan hợp tác quốc tế vì sự phát triển và đoàn kết) …. Đặc biệt, ngân hàng Nhân dân Rakyat Indonesia (BRI) đã phát triển một hệ thống khuyến khích người vay (những nông dân nghèo) và nhõn viờn của mỡnh một cỏch rất rừ ràng, khen thưởng với những người trả nợ đúng hạn, và hoạt động dưạ trên huy động tiết kiệm cũng như nguồn vốn của ngân hàng.
- Thực hiện theo cách cho vay phi chính thức (“bên cho vay”): nhân viên cho vay có trách nhiệm đối với toàn bộ quy trình vay, thẩm định vốn vay, giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ. Song tỷ lệ đói nghèo trong nước còn cao, tập trung chủ yếu ở nông thôn, đồng bào dân tộc, nhiều địa phương tỷ lệ hộ nghèo cao lên tới 40-50%, kết quả xóa đói giảm nghèo chưa bền vững. Theobáo cáo của WB cũng nêu bật thực tế là nghèo đói ở Việt Nam tập trung chủ yếu trong khu vực nông thôn, và quá trình giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số khá chậm chạp.
Tuy nhiên, do ổn định về chính trị đã tạo ra một môi trường có tiềm năng lớn về TCVM ở Việt Nam nhằm hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng nhỏ để bắt đầu những kế hoạch kinh doanh nhỏ, cải thiện nhà ở và trang trải các chi phí liên quan đến sức khoẻ và giáo dục. Nguồn tín dụng này ngoài mục tiêu cải thiện thu nhập, còn tạo ra thêm nhiều việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, nơi mà tỉ lệ thất nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Từ những công việc kinh doanh nhỏ, người vay vốn biết cách đầu tư vào những công việc kinh doanh có vốn cao hơn và cũng thông qua đó học cách làm kinh tế, thực hiện tiết kiệm, cải thiện vị thế của người phụ nữ trong gia đình, góp phần vào nỗ lực chung của công cuộc xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính vi mô cũng tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào và nhiều kinh nghiệm từ các tổ chức đoàn thể như cán bộ Hội Phụ nữ địa phương hiểu rất rừ về địa phương mỡnh, lại cú uy tớn và luụn quan tõm, đụn đốc, tới khách hàng; sự gắn kết này còn giúp các tổ chức tài chính vi mô mở những khóa học hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm làm ăn hiệu quả cho người nghèo. Tuy nhiên, cũng chính bởi sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức đoàn thể khiến cho tổ chức tài chính vi mô đã gặp nhiều khó khăn trong việc tách ra trở thành tổ chức tài chính tín dụng độc lập, nền tảng thể chế của họ (xét về cán bộ và cấu trúc tổ chức) kém linh hoạt, khiến họ chưa đáp ứng được với các quy định pháp lý mới và chưa sẵn sàng để đối mặt với những thách thức trong tương lai, như TYM thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, được coi như là một “Ban” riêng nằm trong cơ cấu tổ chức của Hội, do đó các hoạt động về cơ cấu tổ chức hay chính sách hoạt động, chiến lược của TYM đều phải được sự phê duyệt của lãnh đạo Trung ương Hội, điều này khiến cho TYM bị thụ động trong chính các hoạt động phát triển của mình, thiếu sự linh hoạt trong cải tiến sản phẩm và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và không có khả năng huy động các nguồn lực cần thiết đủ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng về vật chất và con người của tổ chức. Việc sử dụng những cán bộ Hội trong thời kì đầu đã mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp cận khách hàng, song những cán bộ này thường không có chuyên môn về lĩnh vực tài chính, ngân hàng hay tài chính vi mô, họ thiếu những kỹ năng phù hợp để điều hành, quản lý một tổ chức tín dụng vi mô, nên xét về lâu dài, để có thể trở thành một định chế độc lập thì các tổ chức tín dụng vi mô cần có các cán bộ có năng lực, chuyên trách và có nghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với tài chính vi mô.
Tuy là ngân hàng lớn nhất cho nông dân vay tiền, số tín dụng vi mô do ngân hàng này cung cấp tương đối giới hạn vì hai lý do: thứ nhất, ngân hàng này tuy do trung ương kiểm soát nhưng không được ủy nhiệm phục vụ dân nghèo và thứ hai, chính ngân hàng không khuyến khích phát triển tín dụng vi mô – vì hoạt động chính của ngân hàng là cung cấp tín dụng thương mại cho giới không nghèo. Theo Quyết định 215/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, VPSC được phép huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư thông qua các dịch vụ tiết kiệm bưu điện (TKBĐ) để chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển – đây là Quỹ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển, hiện nay đã được chuyển đổi thành ngân hàng Phát triển Viển Nam (VDC); ngoài ra VPSC không được phép cung cấp dịch vụ gì khác. Các tổ chức bán chính thức không hoạt động theo các qui định về tài chính giống như các chương trình của chính phủ, bao gồm các chương trình do các tổ chức phi chính phủ (quốc tế và trong nước) tài trợ và các quỹ hoạt động chuyên lãnh vực tài chính vi mô liên quan đến các tổ chức đoàn thể (như Hội liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam…).
Plan International Theo phương thức Phát triển Cộng đồng Tập trung vào trẻ em, các can thiệp về phát triển kinh tế tại các tỉnh mà Plan hỗ trợ ở Việt Nam không chỉ có mục tiêu là các gia đình được bảo trợ mà là toàn thể cộng đồng nhằm nâng cao thu nhập hộ gia đình thông qua các hoạt động nông nghiệp và các nghề phụ cho cá nhân các hộ gia đình và cộng đồng. Ở Việt Nam, nhiều tổ chức TCVM bán chính thức lớn đã có những hoạt động rất tích cực đối với công tác xóa đói giảm nghèo, điển hình như quỹ CEP ở TP Hồ Chí Minh được tách ra độc lập tương đối từ Liên đoàn Lao động thành phố, hiện có trên 100.000 hộ thành viên nghèo và nghèo nhất được hưởng dịch vụ tiết kiệm và tín dụng để trang trải, tìm hướng thay đổi cuộc sống; Quỹ.