MỤC LỤC
Công ty cổ phần Đại Kim là doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần. Nhà nước giữ một phần vồn bằng 20% phần còn lại là vốn của các cổ đông trong doanh nghiệp, ngoài doanh nghiệp là vốn liên doanh. Như vậy, sau khi tiến hành cổ phần hoá công ty đã huy động được một lượng vốn tương đối lớn từ nguồn cán bộ công nhân viên, Nhà nước, các nguồn khác.
Hiện nay công ty chủ động vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, cho máy móc thiết bị.
- Cơn bão tài chính khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vật tư nhập ngoại bằng Dolla, sản bán ra bằng tiền Việt Nam trong khi đó đồng tiền Việt Nam lại sụt giá, giá hàng hoá bán ra không tăng. - Số lượng lao động bình quân trong năm giảm, một phần do sau khi cổ phần, công ty sắp xếp lại lao động, giảm nhẹ bộ máy quản lý, một phần do thiếu việc làm cho người lao động. - Công ty đã tìm mọi biện pháp giảm chi phí như: chi phí quản lý, trích khấu hao giảm do máy móc thiết bị sử dụng thấp, tiền lương giảm.
- Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu của công ty cổ phần. - Công ty trang bị thêm một số máy móc hiện đại đầu tư cho sản xuất cũng như văn phòng quản lý, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng xuất lao động. - Tuy trong thời gian công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất cũng như văn phòng quản lý, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động.
- Tuy trong thời gian công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng tiền lương bình quân đầu người vẫn tăng .Bởi vì trong quá trình làm việc có nhiều người hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình do đó họ cần được khen thưởng kịp thời để khuyến khích mọi người làm việc tốt hơn. Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy công ty cổ phần Đại Kim cũng có những lúc làm ăn chưa đạt kết quả cao, nhưng đó là vấn đề không thể tránh khỏi của các doanh nghiệp.
Một số tồn tại cần khắc phục và nội dung hoàn thiện tổ chức công.
Để phát huy được các định mức em có kiến nghị công ty nên thường xuyên xây dựng điều chỉnh định mức mới cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn, phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. - Định mức chi phí NVL trực tiếp :Khi xây dựng định mức chi phí ngyên vật liệu trực tiếp thì cần căn cứ vào loại sản phẩm, khả năng thay thế nguyên vật liệu, trình độ sử dụng nguyên vật liệu của công nhân hay máy móc thiết bị. Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp áp dụng đối với trường hợp khoán lương sản phẩm kế toán cần phải xác định mức sản phẩm hoàn thành trong một đơn vị thời gian đối với từng loại công nhân có trình độ lanh nghề khác nhau và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm.
CPSXC gồm định mức và biến phí nên khi định mức CPSXC cũng có thể định mức theo từng loại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá tinh hình thực hiện các dự toán chi phí sau này. Trên thực tế khi đánh giá sản phẩm làm dở ở công ty kế toán chỉ quan tâm đến phần nguyên vật liệu chính trực tiếp còn tất cả các chi phí khác tính cho cả sản phẩm hoàn thành chịu. Trong giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ còn bao gồm cả nguyên vật liệu chưa sử dụng hết trong kỳ mà công ty đã tính vào giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Việc công ty xác định giá trị sản phẩm làm dở chỉ dựa vào biên bản kiểm kê tồn kho như vậy thì việc tính giá thành đơn giản, nhanh chóng, kịp thời nhưng độ chính xác không cao. Mặt khác trong năm có thể có phát sinh các nghiệp vụ tăng hoặc giảm TSCĐ và giá trị phát sinh tăng hoặc giảm TSCĐ là rất lớn nhưng công ty chỉ điều chỉnh số phát sinh đó vào cuối năm. Việc tính khấu hao theo định mức bình quân năm, năm chia theo tháng sẽ dẫn đến hiện tượng nếu trong tháng kế hoạch sản xuất không thực hiện tốt sẽ làm cho giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm tăng quá cao và ngược lại có hại, làm cho giá thành đơn vị hạ xuống quá thấp điều đó sẽ ảnh hưởng đến tính hợp lý của giá thành sản phẩm.
Hàng tháng khi có TSCĐ tăng, giảm thì phải điều chỉnh tăng giảm mức khấu hao vào tháng tiếp theo chứ không để đến cuối năm mới điều chỉnh một lần. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lập sổ cái các TK 621, TK 622, TK 154 có chi tiết cho phân xưởng mút xốp, phân xưởng nhựa, phân xưởng chế biến gỗ nhưng theo em kế toán nên lập sổ chi tiết cho các TK này, sau đó mới lấy số liệu để ghi vào sổ cái. Còn ở sổ cái TK 627, kế toán không phản ánh chi tiết cho từng phân xưởng bởi số lượng TK đối ứng vào TK 627 khá nhiều nếu chi tiết cho từng phân xưởng thì độ dài của sổ cái không phù hợp cho lắm.
Từ đó, công ty sẽ có chiến lược đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và tăng doanh thu cũng như lãi lỗ đối với mỗi sản phẩm nói riêng và cho toàn công ty nói chung. Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ phát sinh không nhiều, kế toán không cần chi tiết cho từng phân xưởng nhưng kế nên lập Bảng kê số 5 căn cứ vào các Bảng phân bổ số 1, số 2, số 3 và các Bảng kê, Nhật ký chứng từ có liên quan để thể hiện được số phát sinh các TK 641, TK 642 đầy đủ hơn số liệu tổng hợp sau khi khoá sổ Bảng kê 5 cuối kỳ để ghi Nhật ký chứng từ 7 dễ dàng hơn. Là một công ty cổ phần,đơn vị càn hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng loại nguồn vốn(vôn góp ban đầu,vốn bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh), trong vốn góp ban đầu phải hạch toán chi tiết cho từng cổ đông tham gia góp vốn.
Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đại Kim 2.1. Kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim. Tình hình công tác quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim.