MỤC LỤC
Việc kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch được thực hiện bằng rất nhiều biện pháp khác nhau như: lập bản quy hoạch chi tiết cho từng quận huyện, cấp phép xây dựng, thanh tra kiểm tra công trình, cưỡng chế phá bỏ…Trong thực tế mỗi biện pháp đều phát huy tác dụng riêng, song tập trung nhất vẫn là các biện pháp trực tiếp, đó là cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp phép xây dựng và thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm. Việc cấp phép xây dựng là một biện pháp kiểm soát về mặt kiến trúc, cảnh quan, sử dụng kết cấu hạ tầng, không gian liền kề và không gian công cộng một cách cụ thể, có thể kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công( hậu kiểm).Hiện nay, cấp phép xây dựng là biện pháp quản lý và kiểm soát phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các đô thị khác trên thế giới.
Như vậy, giấy phép xây dựng là công cụ hữu hiệu và công tác cấp phép là một khâu quan trọng trong kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch.Tiếp theo, chỳng ta cựng tỡm hiểu rừ hơn về cụng tỏc này. Cấp phép xây dựng tăng cường thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch và các quy định của Pháp luật có liên quan; bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình kiến trúc có giá trị; phát triển kiến trúc mới, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc và sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình.
Đối với lô đất có vị trí nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m, hoặc những lô đất có kích thước hình học không đủ điều kiện để xây dựng công trình theo quy hoạch, kiến trúc ( phần diện. tích xây dựng công trình có nhiều góc cạnh, tỷ lệ chiều dài, chiều rộng không hợp lý…) thì không được phép xây dựng. Đối với công trình, nhà ở đã có sẵn từ vị trí cách chân đê 05m đến hết phạm vi bảo vệ đê thuộc phía đông, thuộc phía sông, lòng sông mà không ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ; chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nếu có nhu cầu cải tạo sửa chữa không mở rộng mặt bằng, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận thì được cấp Giấy phép xây dựng công trình với điều kiện có biện pháp đảm bảo an toàn cho đê điều và phù hợp với hướng dẫn quản lý quy hoạch kiến trúc của Sở Quy hoạch - Kiến trúc khi xây dựng công trình, nhà ở tại các vị trí nêu trên.
- Trong trường hợp hộ gia đình không có các loại giấy tờ trên, nhưng được UBND cấp phường, xã, thị trấn kiểm tra là đất đó đang sử dụng không có tranh chấp ( thời gian thẩm tra không quá 10 ngày làm việc) và được UBND cấp quận, huyện, xác nhận kết quả thẩm tra của UBND cấp phường, xã, thị trấn ( thời gian xác nhận không quá 7 ngày làm việc) theo hướng dẫn số 6471/2002/HD-SDCNĐ ngày 25/10/2002 của Sở Địa chính Nhà đất Hà Nội (nay là Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội) thì cũng được xét cấp Giấy phép xây dựng. Căn cứ vào hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng, các ý kiến thỏa thuận, chứng chỉ quy hoạch ( nếu có), quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng và các văn bản pháp luật khác có kiên quan, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực địa để giải quyết cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép xây dựng.Trong trường hợp cần làm rừ cỏc thụng tin liờn quan đến cỏc cơ quan khác(công trình tôn giáo; công trình nhà ở trong khu vực có ảnh hưởng đến đê điều, thoát lũ, công trình của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế; công trình di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh hoặc công trình, nhà ở riêng lẻ nằm trong khu vực bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa đã xếp hạng; công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành; công trình có nguy cơ cháy nổ; công trình có tác động đến vệ sinh môi trường…) để phục vụ việc cấp Giấy phép xây dựng thì cơ quan cấp Giấy phép xây dựng có trách nhiệm gửi công văn và hồ sơ liên quan đến cơ quan có liên quan để lấy ý kiến.Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn của cơ quan cấp phép xây dựng xin ý kiến, thông tin liên quan phục vụ việc cấp Giấy phép xây dựng, các tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
Tổ chức phổ biến, tuyờn truyền, hướng dẫn cỏc tổ chức cỏ nhân trên địa bàn thực hiện các quy định của nhà nước và Thành phố về quản lý và cấp phép xây dựng như: niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan, đồng thời thường xuyên phổ biến Quy định cấp phép xây dựng và các quy định của Pháp luật liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng; trong trường hợp hộ gia đình cá nhân không có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành thì UBND Xã, Phường, thị trấn căn cứ vào hướng dẫn của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất để xác nhận.Đồng thời UBND phường, xã, thị trấn quản lý, theo dừi, kiểm tra phỏt hiện kịp thời, lập biờn bản đỡnh chỉ xõy dựng cú hiệu lực và ra quyết đinh xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền. Một câu chuyện khác trong cấp phép xây dựng trên địa bàn Hà Nội cũng gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây đó là hàng loạt các công trình bị đình chỉ xây dựng, phá dỡ phần sai quy hoạch ,số tầng xây quá so với giấy phép như nhà số 74- Đặng Dung, nhà số 73 Lý Nam Đế, số nhà 2-ngừ 31- Nguyễn Chớ Thanh…ở quận Đống Đa cũng có một công trình lớn đã từng tốn không ít giấy mực của báo chí vì ngang nhiên xây dựng quá số tầng so với giấy phép, đó là công trình số 9- Đào Duy Anh.Vào ngày 23/7/2007 phần mái và hai tầng trên cùng (16,17) của tòa nhà đã cơ bản bị tháo dỡ, một vài hạng mục nhỏ của tòa nhà được tiếp tục tháo dỡ trong 2 ngày tiếp theo, mặc dù trước đó, chủ đầu tư đề nghị được phạt hành chính ở mức cao nhất và nộp vào ngân sách hơn 1,7 tỷ đồng để không phả phá dỡ 3 tầng vượt phép.Có thể nói, sự thẳng tay của chính quyền đã làm cho công tác hậu cấp phép được thực hiện một cách nghiêm túc hơn.
Quận Đống Đa tiếp cận với ba luồng giao thông chính ở phía hữu ngạn của sông Hồng liên hệ và Thành phố ( Đường 32 từ Sơn Tây vào Cầu Giấy, đường số 6 từ Hà Đông vào Ngã Tư Sở, đường số 1 từ phía Nam ra Ngã Tư Vọng).Trong đó đường Nguyễn Trói được coi như của ngừ phớa Tõy Nam của Hà Nội và được coi như trục giao thông chính của Quận. Việc hoàn thành cải tạo Sông Tô Lịch có ý nghĩa lớn trong việc xử lý và tiêu thóat nước trên địa bàn Quận.Các cơ quan đóng trên địa bàn Quận đã cơ bản xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, xóa sổ hệ thống nước thải lộ thiên tồn tại nhiều ở ở nhiều phường Trung Phụng, Ô Chợ Dừa, Khương Thượng.Vấn đề công viên cây xanh cũng được Quận chú trọng với việc phấn đấu đến năm 2010 tăng gấp đôi diện tích cây xanh, duy trì diện tích hồ chứa nước.
Thanh tra, kiểm tra các chủ đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phát hiện và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như: xây dựng không phép; xây dựng sai giấy phép; xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ của công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác theo quy định của pháp luật; lấn chiếm vỉa hè, đường phố; cơi nới, lấn chiếm không gian; vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về quản lý, sử dụng đất đai và các vi hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động xây dựng. Phòng thường xuyên tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa để thẩm tra hồ sơ theo quyết định 79/2007/QD-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố đồng thời cử cán bộ xuống hiện trường xây dựng kiểm tra thực tế, đối chiếu hồ sơ, thông báo kịp thời cho chủ đầu tư thiếu sót cần bổ sung để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với các quy định của nhà nước để đảm bảo chất lượng hồ sơ và tỷ lệ cấp phép xây dựng.Trong những năm qua, tập thể lãnh đạo và cán bộ phòng Xây dựng- Đô thị được sự chỉ đạo sát xao của lãnh đạo Quận ủy, HDND và UBND quận, đã nỗ lực cố gắng , kiện toàn bố trí nhân sự hợp lý, phân công nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn cán bộ trong phòng, đảm bảo công việc vận hành công tác tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Khi người sử dụng có vai trò tiếp nhận và thụ lý hồ sơ xin phép xây dựng, máy tính sẽ xuất hiện một giao diện trong đó thể hiện đầy đủ những thư mục: hồ sơ tiếp nhận, , bổ xung hồ sơ, trình ký, tìm kiếm,… hoặc thông tin liên quan về mã số hồ sơ, ngày giao- nhận, chủ đầu tư, vị trí và diện tích thửa đất, diện tích xây dựng, vị trí thiết kế…kết hợp với bản đồ số, người thụ lý hồ sơ sẽ nhanh chóng xác định được thửa đất, tính toán những số liệu, giải quyết những vướng mắc… và hoàn tất thủ tục cấp phép.Tất nhiên, các cán bộ tiếp nhận và xử lý thông tin gửi đến còn phải cử người đến trực tiếp kiểm tra hiện. Vì vậy công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức người dân là hết sức cần thiết, do đó Thành phố nói chung và Quận nói riêng cần chú ý tới những biện pháp nhằm nâng cao ý thức về pháp luật cho nhân dân như: phổ biến công khai và kịp thời các văn bản pháp luật bằng các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền vận động người dân có thói quen tìm hiểu về các văn bản pháp luật hoặc đến các văn phòng tư vấn luật liên quan đến các yêu cầu hành chớnh của mỡnh vớ dụ như nắm rừ được đầy đủ giấy tờ thủ tục cho hồ sơ xin cấp phép xây dựng….
Quận cũng cần thiết lập một đừơng dây nóng để nhận các tố cáo vi phạm về trật tự xây dựng, người tố cáo sẽ được thưởng ở mức cao nhất và ngay lập tức.Người dân cũng có thể tố cáo về thanh tra viên về xử không đúng và đội trưởng đội thanh tra có trách nhiệm giải quyết ngay lập tức về những tố cáo này, đình chỉ ngay những thanh tra viên vi phạm và xử lý kỷ luật .Các khoản tiền thu được trong vi phạm sẽ được bố trí chủ yếu cho việc duy trì đội thanh tra này cũng như thưởng cho những người tố cáo vi phạm xây dựng. Ngày 7/12/2007 Chính phủ đã có Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, nhưng trong Nghị định trách nhiệm của các cơ quan chức năng để xẩy ra vi phạm trật tự đô thị còn khá chung chung.
Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện xây dựng theo quy hoạch và chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây ra thiệt hại tới quyền lợi, hư hỏng nhà cửa, các công trình liền kề, lân cận của tổ chức và nhân dân. Trong thời hạn 12 tháng kêt từ ngày được cấp giấy phép xây dựng mà chưa có công trình nào thuộc dự án nêu tại điểm 2 của giấy phép xây dựng này được khởi công thì người xin cấp giấy phép xây dựng phải xin gia hạn giấy phép xây dựng.