MỤC LỤC
* Các tài liệu chứng minh tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng vay, bên bảo lãnh (nếu có): báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính (trong 3 năm gần nhất), báo cáo tình hình vay nợ, hàng tồn kho, khoản phải thu, phải trả và các tài liệu khác có liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn, tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và đảm bảo tín dụng của khách hàng, việc tuân thủ các nguyên tắc, các cam kết cho vay.
Xác định đúng đối tượng cho vay phù hợp với khả năng, quy mô ngân hàng, thực hiện tốt quy trình cho vay từ khâu thẩm định các điều kiện vay vốn, kiểm tra giám sát tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn vay… Để đảm bảo món vay được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Vì nó không chỉ thể hiện qua các chỉ tiêu định tính như kết quả kinh doanh, doanh số cho vay, tỉ lệ nợ xấu… mà còn thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng , mức độ thoả mãn, tác động tới nền kinh tế… Hiểu đúng bản chất, phân tích, đánh giá đúng thực trạng về chất lượng tín dụng giúp cho các ngân hàng đưa ra được các giải pháp quản lý thích hợp, làm cho hệ thống ngân hàng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng đối. vốn của khách hàng), từ trung tâm thông tin tín dụng, hay từ các phương tiện thông tin đại chúng… Số lượng, chất lượng của các thông tin thu thập được có tính chất quyết định tới độ chính xác trong việc thẩm định khách hàng vay vốn để đưa ra quyết định phù hợp. Như vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần một đội ngũ cán bộ có trìng độ, năng lực phân tích, dự báo, có kỹ năng giao tiếp, chủ động trong công việc, có kinh nghiệm, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường, về pháp luật, thường xuyên cập nhật thông tin để bắt kịp sự biến đổi và phát triển của nền kinh tế thị trường. Tính pháp lý của một doanh nghiệp được chứng minh bằng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, điều lệ hoạt động… Năng lực quản lý kinh doanh thể hiện ở khả năng quản lý điều hành và trình độ, kinh nghiệm của cán bộ quản lý, khả năng nghiên cứu, dự đoán sự biến động của thị trường, trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ ngân hàng….
Đối với cán bộ quản lý, GP Bank thường xuyên tổ chức các khoá học bồi dưỡng về kiến thức quản lý, các khoá học về kỹ năng liên quan như: kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề…, các khoá học nâng cao,cập nhật và bổ sung kiến thức về nghiệp vụ: tín dụng nâng cao, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp. GP.Bank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã triển khai thành công phần mềm Hệ thống Ngõn hàng lừi T24 (Core Banking) của hóng Temenos của Thụy Sỹ, với khả năng xử lý trên 10.000 giao dịch/giây đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của khách hàng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ. Với mục tiêu xây dựng GP.Bank là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và tiên tiến, hiện nay GP.Bank đang triển khai nõng cấp phần mềm ngõn hàng lừi (core banking) T24 lên phiên bản R8 – phiên bản mới nhất, T24-R8 giúp cho ngân hàng tối ưu hóa được các quy trình hoạt động trong khi vẫn duy trì được sự linh hoạt trước các thay đổi trong kinh doanh.
Sự tăng lên của các khoản cho vay trung dài hạn đối với DNV&N cho thấy ngân hàng đang duy trì một cơ cấu tín dụng hợp lý để đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạnngày càng tăng nhằm mục tiêu giúp các DNV&N thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Sang đến năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh xuống còn 2,34% (<5%), điều này cho thấy sự nỗ lực cố gắng rất lớn của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống giới hạn cho phép, đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng. Nguồn vốn tín dụng ngắn hạn nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động cần thiết, giúp DNV&N nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, mở rộng thị phần… Đặc biệt, các nguồn vốn tín dụng trung dài hạn giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… cũng đang tăng lên nhanh chóng qua các năm.
Tuy nhiên, thị trường tiền tệ diễn biến bất thường cùng với tác động xấu của khủng hoảng tài chính thế giới và hiệu ứng tăng trưởng tín dụng nóng, tăng quy mô và mạng lưới hoạt động quá nhanh của những năm trước vẫn ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các NHTMCP. Điều này làm tăng tính rủi ro của các khoản vay, do đó ngân hàng có xu hướng dựa vào điều kiện về tài sản đảm bảo để giảm thiểu rủi ro hoặc phải dựa trên sự tin cậy và các mối quan hệ cá nhân với chủ doanh nghiệp để đánh giá mức độ rủi ro hợp lý. Tuy nhiên, đây cũng là điểm yếu của các DNV&N, vì các tài sản đảm bảo chủ yếu có nguồn gốc từ tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và giá trị của các tài sản cá nhân thường thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu các khoản vay để phát triển doanh nghiệp.
-Về chính sách bảo đảm tiền vay: Có hai hình thức bảo đảm tiền vay, bảo đảm bằng tài sản và bảo đảm bằng uy tín của người đi vay hoặc bên thứ ba với tư cách là người bảo lãnh.Vấn đề đặt ra đối với GP Bank là phải lựa chọn hình thức nào để vừa có thể hạn chế được rủi ro, vừa tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng một cách dễ dàng. - Phối hợp với trung tâm điều hành, các Ngân hàng thương mại khác và các cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp đánh giá tài sản thế chấp, các thông số thẩm định kết quả tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vấn đề thông tin phòng chống rủi ro, tổ chức cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng học hỏi kinh nghiệm từ các Ngân hàng bạn, đồng thời cập nhật những thông tin mới từ Chính phủ. - Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử… Đảm bảo dịch vụ được cung cấp nhanh chóng, chính xác, an toàn, đem lại lợi ích cho cả ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
- Cố gắng hoàn thiện các thủ tục để vay vốn Ngân hàng theo đúng quy định mà Ngân hàng yêu cầu, minh bạch hệ thống sổ sách kế toán,chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng khi thẩm định dự án của doanh nghiệp muốn vay vốn, tăng cường sử dụng các dịch vụ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có chương trình đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm…Bên cạnh việc cải tiến ký thuật công nghệ cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, hạn chế hiện tượng lãng phí nguồn lực. Một là: Khoá luận đã trình bày những lý luận chung về khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, các hình thức tín dụng, quy trình tín dụng ngân hàng đối với DNV&N, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N, các chỉ têu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng.