MỤC LỤC
+ Cơ cấu vốn bằng nội tệ và ngoại tệ: Cần xác định đủ số vốn đầu tư và chi phí sản xuất bằng ngoại tệ để có cơ sở quy đổi, tính toán hiệu quả của dự án, phân định rừ cỏc loại chi phớ bằng ngoại tệ để xỏc định được nguồn vốn ngoại tệ cần thiết đỏp ứng nhu cầu dự án. Trước khi tiến hành kiểm tra việc tính toán xác định doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định cần nghiên cứu kỹ “Báo cáo nghiên cứu khả thi”, phân tích dự án trên nhiều phương diện khác nhau để tìm ra các dữ liệu phục vụ cho công tác tính toán doanh thu - chi phí, lợi nhuận và dòng tiền của dự án. - Kiểm tra chi phí hoạt động hàng năm của dự án: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí điện nước, chi phí nhân công, chi phí quản lý phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và chi phí khác.
Hiện nay, công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm được thực hiện theo quy trình ban hành tại Quyết định số 2207/QĐ-NHCT5 của HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc Ban hành quy định cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống Ngân hàng Công thương. - Gửi hồ sơ cho phòng quản lý rủi ro: sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu khoản vay phải thẩm định tín dụng độc lập theo quy định của Tổng Giám đốc, CBTD sao gửi phòng quản lý rủi ro một số tài liệu sau: hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ tài sản bảo đảm, các báo cáo tài chính. - Cán bộ phòng QLRR nghiên cứu hồ sơ phòng khách hàng, phòng giao dịch cung cấp, thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro, chịu trách nhiệm về các đề xuất của mình, lập báo cáo kết quả thẩm định, ký và trình lãnh đạo phòng.
- Lãnh đạo phòng QLRR kiểm tra, rà soát hồ sơ trình của cán bộ QLRR và nội dung báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng; ký tắt trên từng trang báo cáo kết quả thẩm định và ký trình người có thẩm quyền quyết định cho vay, sao lại một bản báo cáo và các tài liệu cần thiết, chuyển bản báo cáo chính thức cùng toàn bộ hồ sơ cho phòng khách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch. - Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền quyết định cho vay tại Chi nhánh: các phòng ban trực thuộc tiến hành bổ sung, kiểm tra bộ hồ sơ tín dụng theo đúng quy định. - Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền của người thẩm quyền quyết định cho vay tại Chi nhánh: chuyển toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ ở phần trên lên phòng khách hàng trụ sở chính.
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và yêu cầu bức thiết của sản xuất nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thuốc nổ sử dụng trong các mỏ hầm lò có khí và bụi nổ, quy mô của dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò có công suất. - Mục đích: Thực hiện toàn bộ gói thầu số 1 (thiết kế, cung cấp thiết bị, hướng dẫn giám sát thi công xây dựng, lắp đặt, chạy thử, đào tạo và chuyển giao công nghệ) thuộc dự án đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò. + Phân tích rủi ro hoàn trả vốn vay: Chủ đầu tư dự án là Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ - TKV, một đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh đặc thù, hoạt động hiệu quả và là khách hàng truyền thống, uy tín của Ngân hàng.
- Dự án "Dây chuyền sản xuất thuốc nổ an toàn nhũ tương hầm lò" là một dự án góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng của thuốc nổ, đảm bảo an toàn trong các mỏ hầm lò có khí và bụi nổ, phù hợp với chủ trương hiện đại hoá ngành vật liệu. - Chủ đầu tư là Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV với ngành nghề kinh doanh đặc thù, hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục phát triển có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng tự chủ tài chính và thanh toán các khoản nợ đến hạn. - Việc cho vay đối với Công ty không những đem lại nguồn thu từ lãi tiền vay mà còn làm tăng nguồn thu dịch vụ từ phí mở L/C, thanh toán TTR, phí chuyển tiền, góp phần làm tăng tăng lợi nhuận của chi nhánh, đồng thời duy trì được mối quan hệ với khách hàng truyền thống.
Các khâu từ tiếp nhận hồ sơ, thu thập phân tích thông tin, rồi tiến hành thẩm định về thu đầu tư, về tính chất pháp lý của dự án, thẩm định về phương diện của thị trường, phương diện kỹ thuật, phương diện tài chính,… đều được đặt trong một quy trình hợp lý, kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên chất lượng của công tác thẩm định dự án. Trong khi thẩm định, ngoài tuân thủ những quy chế, hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính,… NHCT Hoàn Kiếm cũng có phương pháp nghệ thuật riêng tạo nên chất lượng cao trong công tác thẩm định. Thẩm định tài chính như là khâu thẩm định cuối cùng sau khi đã tiến hành thẩm định các khía cạnh khác của dự án đầu tư như: khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tổ chức quản lý thực hiện dự án, khía cạnh phân tích môi trường xã hội,… Để thẩm định tài chính dự án đầu tư một cách chính xác, cán bộ thẩm định cần phải xác minh tính.
Từ nguồn số liệu do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá độ chính xác của các nguồn thông tin thông qua việc so sánh với các dự án tương tự, hoặc đánh giá thông qua việc nghiên cứu thị trường. Bên cạnh nguồn thông tin do chủ dự án cung cấp, Ngân hàng rất chú trọng những nguồn thông tin khai thác từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ hệ thống Ngân hàng, từ các cơ quan quản lý Nhà nước,… Đồng thời, việc thu nhập thông tin trực tiếp cũng luôn được coi trọng, Ngân hàng không chỉ căn cứ vào những báo cáo tài chính mà quan trọng hơn là những hoạt động cụ thể, từ những người lao động cụ thể ở doanh nghiệp. Tuy đạt được những kết quả rất tốt ở trên nhưng trong công tác thẩm định của NHCT Hoàn Kiếm vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, chính những hạn chế này đã làm cho chất lượng thẩm định của Ngân hàng còn chưa cao như mong muốn, và Ngân hàng vẫn không tránh khỏi những dự án không hiệu quả.
Nếu cán bộ ngân hàng không có kiến thức chuyên môn của riêng mình về chuyên ngành cần thẩm định trong dự án của khách hàng sẽ đưa ra những đánh giá sai, gây bức xúc cho doanh nghiệp hoặc ngược lại, bị doanh nghiệp thông tin sai mà không biết, gây ra những quyết định sai lầm trong cho vay. - Hiện nay hệ thống chính sách pháp luật về hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại đang được sửa đổi và bổ sung, có nhiều thay đổi đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật thông tin để kịp thời thay đổi theo những điều chỉnh của pháp luật. Thêm vào đó các văn bản được ban hành thường xuyên có sự thay đổi làm cho đầu tư trở nên không ổn định, làm cho việc đánh gia dự án cũng như việc dự đoán trước các tình hình đều không chính xác, dẫn đến ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của dự án.
Vì sức ép cạnh tranh, Ngân hàng muốn tận dụng tối đa, đáp ứng tối đa những khách hàng tới với mình, vì vậy mà đôi khi công tác thẩm định bị xem nhẹ sau mục tiêu về tăng dư nợ hay tăng tỉ trọng cho vay trung dài hạn trong cơ cấu cho vay.
SWOT là một mô hình tiên tiến được áp dụng rộng rãi cho việc phân tích thực lực doanh nghiệp, công ty đặt trong mối quan hệ xã hội mang tính khách quan. Trên cơ sở phân tích điểm mạnh (S – Strong), điểm yếu (W – Weak), cơ hội (O – Oppotunity) và thách thức (T – Threat) đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, SWOT sẽ cho thấy rừ khả năng thực sự cũng như vị trớ doanh nghiệp trong phạm vi ngành cũng như trong toàn bộ nền kinh tế.