MỤC LỤC
Việc thực hiện những chương trình, dự án đầu tư trên đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn nhưng lại có khả năng sinh lời thấp và thời hạn thu hồi vốn lâu như đầu tư vào cơ sở hạ tầng như năng lượng, đường xá, thuỷ lợi, các ngành công nghiệp cơ bản, những ngành thâm dụng vốn..mà trong giai đoạn đầu phát triển, các thành phần kinh tế khác, nhất là thành phần kinh tế tư nhân, vừa không muốn tham gia đầu tư, vừa không đủ tiềm lực vốn để đầu tư. Thứ nhất: Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước thường là các chương trình hay dự án phát triển các ngành quan trọng của đất nước như thực hiện chương trình đóng tàu biển; hỗ trợ ngành đường sắt; xây dựng nhà máy xi măng…Vì vậy các dự án đầu tư này thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn lâu nên rủi ro xảy ra là rất lớn.
Trường hợp Giám Đốc Sở Giao Dịch I tổ chức thẩm định và ký quyết định cho vay đối với dự án (hoặc đối với chủ đầu tư dự án) thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa điểm đặt trụ sở chính của chủ đầu tư thì Giám Đốc Chi nhánh NHPT nơi có dự án đầu tư (hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ đầu tư) có trách nhiệm tham gia phối hợp trong việc thẩm định dự án đầu tư, thẩm định chủ đầu tư theo đề nghị của Giám Đốc Sở Giao Dịch I chủ trì thẩm định. Sở Giao Dịch I thực hiện báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê trong hệ thống NHPT quy định tại Quyết định số 392/QĐ –NHPT ngày 10/8/2007, gửi hồ sơ báo cáo việc thẩm định và quyết định cho vay theo Quyết định số 642/QĐ –NHPT ngày 17/9/2007 của Tổng Giám Đốc –NHPTVN ban hành Quy định chế độ giám sát phân cấp, uỷ quyền và cảnh báo trong hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. * Đối với chủ đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh: Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 2 năm liền kề và báo cáo nhanh tình hình tài chính doanh nghiệp đến quý gần nhất (nếu doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 2 năm. thì gửi báo cáo tài chính các năm đã hoạt động và báo cáo nhanh tình hình tài chính doanh nghiệp các quý gần nhất).
Những chỉ tiêu để phân tich là những chỉ tiêu thường hay có những biến động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án như: giá các yếu tố đầu vào tăng; giá bán sản phẩm giảm; khả năng tiêu thụ sản phẩm thấp;… Nếu các chỉ tiêu đó sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu thì dự án đầu tư đó được coi là hiệu quả và được ngân hàng chấp thuận cho vay vốn. Việc xây dựng, vận hành Nhà máy xi măng Trung Sơn cũng nhận được sự hợp tác, trợ giúp kỹ thuật từ bạn hàng; bản thân Công ty đã tham gia xây dựng một số hạng mục Nhà máy xi măng Hữu Nghị; nguyên vật liệu đầu vào sẵn có, sản phẩm đầu ra sẽ cung cấp cho chính các công trình xây dựng của Công ty và thị trường bên ngoài. Tuy nhiên, dự án nhà máy xi măng Trung Sơn là một dự án xi măng đầu tư mới, có công nghệ và thiết bị hiện đại cũng như mức độ tự động hoá cao đòi hỏi Chủ đầu tư có kế hoạch cụ thể hơn nữa về đào tạo và sử dụng lao động như lựa chọn nhân sự, thời gian đào tạo… cũng như các phương án đảm bảo an toàn lao động cho người lao động.
Bên cạnh các nội dung thẩm định chủ yếu như: thị trường, kỹ thuật - công nghệ, tài chính, kinh tế xã hội, các dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I còn được xem xét trên các khía cạnh khác đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, lao động, môi trường, sinh thái. Thứ tư: Việc quán triệt chưa đầy đủ về những thay đổi của cơ chế, chính sách liên quan đến công tác thẩm định dự án, về sự thay đổi trong mô hình hoạt động của Ngân hàng Phát triển cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thẩm định nói chung và thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước nói riêng tại Sở Giao Dich I. Trong quy chế, văn bản pháp quy, các chế tài cần thiết xác định trách nhiệm của cán bộ thẩm định cũng như người ra quyết định cho vay vốn đầu tư đối với từng khõu, từng cụng việc chưa thực sự cụ thể, rừ ràng, dẫn đến tỡnh trạng thất thoỏt, lóng phí, tiêu cực tràn lan (trong tất cả các khâu của quá trình thẩm định và cho vay vốn) song không xác định được đích danh người chịu trách nhiệm, chưa có hình thức xử lý thích đáng.
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu mang tính đơn giản, truyền thống (phương pháp so sánh các chỉ tiêu, thẩm định theo trình tự); các phương pháp mới hiện đại, các mô hình để phân tích như dự báo thị trường, phân tích độ nhạy cảm của các chỉ tiêu, phương pháp triệt tiêu rủi ro được sử dụng còn hạn chế do vậy không đánh giá được tính toàn diện, tính khả thi của dự án.
Sở Giao Dịch I tiếp tục triển khai việc tự đào tạo nâng cao chất lượng công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp và đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay và thực hiện kiểm tra thực tế 100% các dự án có nợ quá hạn và lãi treo, thực hiện các giải pháp kiên quyết, triệt để nhằm tăng cường công tác thu nợ, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các khoản nợ còn tồn đọng, phấn đấu không để phát sinh nợ xấu. Năm 2009 được xem là năm rất khó khăn trong công tác thu nợ do tác động xấu từ năm 2008 (do tác động của lạm phát và thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ) nhiều doanh nghiệp còn tiếp tục khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới lên tất cả các nền kinh tế trên thế giới nên công tác giải ngân và thu hồi nợ trong năm 2009 sẽ còn tiếp tục khó khăn hơn trong năm 2008. Các cán bộ Phòng Thẩm định phải luôn luôn trao dồi, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nắm chắc các quy định, quy chế của Nhà nước và của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm đảm bảo thực hiện công tác thẩm định đạt được hiệu quả, chủ động, linh hoạt khi giải quyết các vướng mắc.
Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong khi thẩm định dự án đầu tư, thường xuyên tổng kết, đánh giá kết quả thẩm định để thể đưa ra được các phương hướng và giải pháp phù hợp với từng đặc điểm của dự án cụ thể.
Toàn bộ công tác thẩm định dự án đầu tư từ nhận thức, tổ chức thực hiện, nội dung đến phương pháp thẩm định cần có sự phối hợp đồng bộ để tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển nói chung và Sở Giao Dịch I nói riêng trong thời gian tới. Việc vận dụng các phương pháp thẩm định phải đảm bảo không chỉ dừng lại ở việc đánh giá sự tuân thủ pháp luật của dự án thông qua việc so sánh, đối chiếu với các văn bản quy định của pháp luật mà còn đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể trong từng nội dung của dự án. Thứ tư: Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư vay vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I ngoài các chỉ tiêu chủ yếu như NPV, IRR, T cần đề cập thêm các chỉ tiêu như B/C, RR, điểm hoà vốn, khả năng trả nợ…để đánh giá đầy đủ, toàn diện về hiệu quả tài chính của dự án.
Công tác tuyển dụng, đào tạo có ý nghĩa quan trọng để xây dựng đội ngũ công tác cán bộ nói chung, cán bộ thẩm định nói riêng có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực chuyên môn và là những chuyên gia giỏi đáp ứng yêu cầu công tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I –Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Cần thanh tra, kiểm tra hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo định kỳ và khi cần thiết cần kiểm tra đột xuất nhằm đảm bảo mọi hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đều tuân thủ theo chủ trương, chính sách của Nhà nước đề ra. Công bố rộng rãi và cập nhật thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác về quy hoạch, chiến lược và định hướng phát triển ngành, vùng, sản phẩm và các chính sách khuyến khích đầu tư và xuất khẩu của Nhà nước để mọi đối tượng trong nền kinh tế có thể tiếp cận với các thông tin liên quan đến lĩnh vực của mình một cách dễ dàng. Cần sớm triển khai xây dựng và đưa vào áp dụng chương trình phần mềm lập và tổng hợp các báo cáo thống kê nhằm giảm bớt thời gian cho công tác lập báo cáo để tập trung cho việc phân tích số liệu phục vụ cho công tác điều hành và quản lý hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn.
Công bố rộng rãi quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển và các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, sản phẩm, vùng lãnh thổ và các thông tin cần thiết khác trong từng giai đoạn phát triển làm cơ sở thẩm định các dự án đầu tư vay vốn tín dụng Nhà nước.