MỤC LỤC
Sau khi phân tích môi trường kinh doanh, doanh nghiệp phân tích cơ hội kinh doanh để đánh giá mức độ thành công của sản phẩm có thể mang lại cho doanh nghiệp. - Nhóm 3: gồm các ô 4, 5, 6 là vùng thất bại của doanh nghiệp.Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều khó khăn bất lợi, doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thị trường mục tiêu được hiểu là một tập hợp người mua có cùng nhu cầu đói hỏi hay những đặc tính giống nhau mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời tạo ra những lợi thế so sánh cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh và cho phép tối đa hoá các mục tiêu marketing đã đặt ra của doanh nghiệp. + Tập trung vào một đoạn thị trường: Mọi nỗ lực marketing của doanh nghiệp chỉ tập trung vào một đoạn thị trường mục tiêu, dành mọi nguồn lực của doanh nghiệp để làm thoả mãn nhu cầu của nhóm khách hàng trong đoạn thị trường đó.
Sau khi doanh nghiệp đã phân thị trường thành các đoạn thị trường và đánh giá được các đoạn thị trường tốt thì doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn cho mình những đoạn thị trường nào lựa chọn làm thị trường mục tiêu. + Chuyên môn hoá theo thị trường: Doanh nghiệp chỉ tập trung vào một loại sản phẩm nhưng thoả mãn nhu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng riêng biệt, nhưng có điểm giống nhau trong việc tiêu dùng.
+ Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm: Mục tiêu của chiến lược này là làm cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt và hấp dẫn hơn các sản phẩm và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh cả về hình thức, chất lượng, giá cả, dịch vụ bổ xung…. Chiến lược điều chỉnh thị trường: Doanh nghiệp theo đuổi khách hàng của các đối thủ cạnh tranh, bổ xung thêm các thị trường mục tiêu mới, hoặc cố gắng thuyết phục những người chưa mua sản phẩm, dịch vụ để họ trở thành khách hàng mới.
+ Giai đoạn bão hoà: Đặc điểm của giai đoạn này là sự suy giảm tỷ lệ tăng trưởng về số khách và doanh số bán, bắt đầu xuất hiện tình trạng dư thừa công suất, cung bắt đầu vượt cầu. Doanh nghiệp có thể giảm giá, khuyến mãi cho một số đối tượng khách hàng, hoặc có thể tạo ra sức sống mới cho sản phẩm bằng cách tìm ra khách hàng mới hay thay đổi nhận thức của khách hàng về sản phẩm. + Xúc tiến bán (promotion): Xúc tiến bán để tiếp cận thị trường mục tiêu, tạo lập hình ảnh cho sản phẩm và danh tiếng cho doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu để thuyết phục khách mua sản phẩm của công ty.
Nếu hoạt động xúc tiến bán của doanh nghiệp hiệu quả, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được khách hàng mới biết tới và gợi nhớ cho khách hàng cũ, từ đó thuyết phục họ mua sản phẩm dùng thử hoặc cũng góp phần tăng hình ảnh về sản phẩm, về công ty trên thị trường.
Muốn cho chiến lược giá được hiệu quả thì doanh nghiệp phải chú ý đến cả ba yếu tố trên. + Hệ thống phân phối (place): Doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức nào để đưa hàng hoá tiếp cận được với người tiêu dùng, chọn kênh phân phối nào để đạt hiệu quả nhất. Có chương trình quảng cáo, tiếp thị sản phẩm bằng các phương tiện truyền thông.
Khi lên kế hoạch quảng bá, doanh nghiệp nên chọn phương pháp hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu.
Khách hàng tự mình xây dựng và lựa chọn riêng cho mình một hành trình, do vậy mỗi khách hàng sẽ có một yêu cầu riêng về dịch vụ, do vậy, các dịch vụ cung cấp cho khách tuỳ thuộc vào mong muốn của từng khách. - Sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhân nên không có hướng dẫn viên đi cùng khách, các công ty lữ hành gặp khó khăn trong quản lý khách ở nước ngoài, thường xuyên xảy ra tình trạng khách tự ý bỏ trốn không quay về. Vì phải thanh toán với nhiều nhà cung cấp như vậy, mà mỗi lần chuyển khoản thanh toán với số tiền không nhiều do vậy so với tổng số tiền cần thanh toán thì các công ty lữ hành mất nhiều chi phí chuyển khoản.
- Với nhóm khách hàng công vụ, họ đi nước ngoài làm việc thường xuyên nên họ có kinh nghiệm từ những chuyến đi trước nên có thể tự mình đặt vé máy bay, tự mình đặt phòng khách sạn, tức là họ có khả năng tự tổ chức chuyến đi riêng cho mình mà không cần qua các công ty lữ hành.
Năm 2009, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có sự thay đổi khả quan nhưng phải đến giữa năm 2009 nền kinh tế mới đi vào ổn định. Do vậy, hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty có tăng nhưng không đáng kể.
Các nhân tố trong môi trường kinh doanh sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhân có các yếu tố : Các tác động kinh tế - xã hội trên thế giới, Các tác động kinh tế - xã hội trong nước, tình hình biến động trên thị trường sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, hành vi đi du lịch của khách hàng, đặc điểm của công ty Nam Thái. Tuy nhiên, với sự giảm giá của các đồng tiền như USD, Euro so với VNđ lại là chất xúc tác kích thích khách trong nước đi du lịch nước ngoài, khách hàng trong nước sẽ được đi du lịch nước ngoài với mức giá rẻ hơn, có thể đến các nước có đồng tiền giảm để mua sắm đồ dùng. Hiện nay thiên tai cũng gây ra khó khăn không nhỏ cho du lịch như: động đất, khói bụi, bão, sóng thần…Với sản phẩm outbound, các công ty du lịch quản lý khách hàng của mình kém hơn các tour trọn gói, do vậy việc đảm bảo an toàn cho khách cũng khó khăn hơn.
Đối thủ cạnh tranh đáng quan tâm nhất là các công ty lữ hành cùng khai thác sản phẩm outbound tour, các công ty lữ hành như: Viettravel, Hanoitorist… hoạt động kinh doanh trước công ty nên có kinh nghiệm và được nhiều khách hàng biệt tới thương hiệu các công ty đi trước nên cũng có những mối quan hệ tốt hơn với các nhà cung cấp, do đó họ thường được ưu tiên hơn và được hưởng các mức giá ưu đãi, do vậy, các công ty lữ hành này có thể đưa ra một mức giá thấp hơn để thu hút khách mà không ảnh hưởng tới lợi nhuận.
Điểm số đạt 3.55 cho thấy môi trường kinh doanh sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhân của Nam Thái có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn. Tổng điểm đạt được là 3.75, sức cạnh tranh của Nam Thái trong kinh doanh sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhân ở mức cao. Tổng hợp sức hấp dẫn của thị trường và lợi thế cạnh tranh của Nam Thái vào ma trận General Electric Mc Kinsey.
Với thực lực của công ty và môi trường bên ngoài thuận lợi sẽ mang lại thành công cho sản phẩm của Nam Thái.
Trong quá trình đi du lịch nhân viên công ty nên có những lời hỏi thăm khách về tình trạng của khách, việc hỏi thăm khách sẽ tạo cho khách cảm giác được quan tâm, hỏi thăm khách để biết được cảm nhận của khách về các dịch vụ mà khách đang sử dụng.Việc hỏi thăm sẽ biết được tình hình của khách để có những biện pháp giúp khách giải quyết các khó khăn gặp phải trong chuyến đi. Có thể thông qua bán hàng để quảng cáo sản phẩm, tiếp xúc với khách hàng có thể giúp công ty biết được thêm nhu cầu của khách hàng, từ đó có những cải tiến cho sản phẩm để sản phẩm ngày càng được hoàn thiện.Trong quá trình bán hàng trực tiếp cho khách, công ty sẽ thăm dò ý kiến của khách về sản phẩm của công ty, qua đó sẽ được khách hàng góp ý thêm về những điểm cần khắc phục. Công ty sẽ căn cứ vào khả năng của mình để hoàn thiện sản phẩm sao cho ngày càng đáp ứng được nhu cầu của khách.Thông qua tiếp xúc với khách còn giúp hình ảnh của công ty đến với khách hàng nhanh hơn, dễ gây ấn tượng với khách hàng.
Công ty Nam Thái đưa khách đến sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp ở trong và ngoài nước, Nam Thái là đại diện đứng ra đặt hàng các dịch vụ do vậy nếu Nam Thái tổ chức đặt hàng với số lượng lớn cũng sẽ nhận được các chiết khấu về giá và hoa hồng từ các nhà cung cấp dịch vụ. Bán hàng trực tiếp cho khách giúp công ty có cơ hội được tiếp xúc với khách, có thể giải thích cho khách chi tiết về sản phẩm, tư vấn cho khách lựa chọn sản phẩm, đồng thời sẽ có cơ hội để tham khảo ý kiến của khách hàng về sản phẩm của công ty. Như vậy yêu cầu với nhân viên để kinh doanh sản phẩm outbound dành cho khách hàng cá nhân là rất cao, ngay từ khâu tuyển chọn, công ty nên tuyển những nhân viên có khả năng làm việc, có ngoại ngữ và có trình độ giao tiếp để thiết lập những mối quan hệ tốt cho công ty.