MỤC LỤC
- Giá thế giới của hàng hoá xuất nhập khẩu: nếu giá thế giới của hàng hoá xuất khẩu tăng hoặc giá thế giới của hàng hoá nhập khẩu giảm đều có tác dụng cải thiện cán cân thương mại (tăng cung, giảm cầu ngoại tệ), khiến cho tỷ giá giảm tức nội tệ lên giá. - Thu nhập thực của người cư trú và người không cư trú: nếu thu nhập của người cư trú tăng tương đối so với người không cư trú, kích thích tăng nhập khẩu ròng, làm tăng cầu ngoại tệ, khiến cho tỷ giá tăng, tức nội tệ giảm giá. Thuế quan và hạn ngạch tác động lên tỷ giá là cùng chiều, nhưng thuế quan tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, trong khi đó hạn ngạch taọ ra sự phân biệt đối xử, môi trường cạnh tranh không bình đẳng, là nguyên nhân chính tạo ra khe hở trong quản lý vài trường cho tiêu cực.
Nếu cán cân chuyển giao ròng dương (thu lớn hơn chi), làm tăng cung ngoại tệ trên forex, có tác dụng làm cho tỷ giá giảm, tức làm cho nội tệ lên giá; ngược lại, nếu cán cân chuyển giao ròng âm (thu nhỏ hơn chi), làm tăng cầu ngoại tệ trên forex, có tác dụng làm cho tỷ giá tăng, tức làm cho nội tệ giảm giá. Nếu cán cân thu nhập ròng dương (thu lớn hơn chi), làm tăng cung ngoại tệ trên forex, có tác dụng làm cho tỷ giá giảm, tức là làm cho nội tệ lên giá; ngược lại, nếu cán cân thu nhập ròng âm (thu nhỏ hơn chi), làm tăng cầu ngoại tệ trên forex, có tác dụng làm cho tỷ giá tăng, tức là làm cho nội tệ giảm giá.
Xét về mặt lý thuyết, đây là bước cải cách có ý nghĩa rất lớn vì nó chuyển từ cơ chế tỷ giá xác định một cách chủ quan theo ý chí của NHNN sang một cơ chế tỷ giá xác định khách quan hơn trên cơ sở cung cầu của thị trường , đó là cơ chế thả nổi có điều tiết. - Vì đây là tỷ giá bình quân, nghĩa là NHNN phải tính toán mới ra trong khi đó NHNN lại là người độc quyền điều hành, độc quyền tính toán, độc quyền thông báo TGBQLNH, cho nên trong chừng mực nhất định thì mức TGBQLNH chưa thoát ly khỏi ý chí chủ quan trong điều hành tỷ giá của NHNN. - Thực tế cho thấy, do tình trạng khan hiếm ngoại tệ thường xuyên nên các NTHM phải áp dụng tỷ giá giao dịch kịch trần cho phép, tức bằng TGBQLNH cộng ± 0,25% điều này hàm ý, về mặt lý thuyết TGBLNH phải tăng liên tục với hàm lượng ± 0,25%/ ngày giao dịch.
Trước những số liệu kém khả quan về nền kinh tế Mỹ, các nhà phân tích và giới đầu cơ trên thị trường quan ngại vào khả năng FED sẽ kết thúc chu kỳ tăng lãi suất đồng Đôla Mỹ trong năm nay và nhiều nhà đầu tư dự đoán rằng có thể trong năm tới FED sẽ thực hiện chính sắch cắt giảm lãi suất để ổn định tăng trưởng nền kinh tế Mỹ. Do vậy, quyết định tăng biên độ của tỷ giá lên +/-0,5% là quyết định hay, quyết định này là cơ sở tạo điều kiện cho các bên tham gia thị trường ngoại hối, nhất là đối với các (NHTM) trong việc cạnh tranh nhau (tình hình cung - cầu ngoại tệ hiện nay về bản chất không phải là thừa. Thực tế ngoại tệ hiện nay ở Việt Nam cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ chỉ là tình trạng nhất thời).
Thứ ba, cùng với hàng loạt các chính sách vĩ mô khác, chính sách tỷ giá đã góp phần lớn vào việc ổn định kinh tế xã hội thông qua việc duy trì ổn định tỷ giá, điều chỉnh tỷ giá, kích thích xuất khẩu, tăng cường lòng tin của nhân dân, thu hút đầu tư nước ngoài FPI, vốn đầu tư dân cư góp phần tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trong suốt thời gian qua. Trong cơ cấu thứ nhất, nếu luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam lớn, dẫn đến làm tăng dự trữ ngoại tệ và tăng cung VND, thì lãi suất VND sẽ tự động giảm đi để làm tăng cầu VND, lập lại cân bằng trên thị trường tiền tệ trong nước. Chưa kể đến việc các doanh nghiệp lợi dụng các ưu đãi về nhập khẩu linh kiện thiết bị, tiến hành tháo gỡ thiết bị để nhập rồi lại lắp lại sau khi nhập… Việc nhập thép và xi măng trong những năm qua đã chứng tỏ tính thiếu hợp lý trong cân đối sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Nếu chúng ta tiếp tục kéo dài tình hình này, cơ cấu sản xuất hướng về xuất khẩu của chúng ta sẽ bị phá vỡ bởi thực tế thay vì khai thác sản xuất nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp sẽ nhập để bán hàng ngoại chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn và có lợi nhuận cao hơn. Trong thời gian qua, chúng ta tiến hành phá giá đồng tiền gần tới giá trị thực của nó, do vậy hy vọng về phá giá giảm xuống, có điều kiện hạ thấp lãi suất trong nước để khuyến khích đầu tư trong nước trong khi vẫn hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Do có tác động lớn đến giá cả hàng hoá xuất khẩu (và cả nhập khẩu), tỷ giá thực là căn cứ vô cùng quan trọng để NHTW lấy đó làm một trong những mực chuẩn để xác lập tỷ giá mục tiêu cho nền kinh tế. Việc điều hành tỷ giá của NHNN về cơ bản đã chuyển sang cơ chế tỷ giá theo thị trường. Tức là hàng ngày, NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cộng với một biên độ nhất định.
Căn cứ trên khối lượng giao dịch và các mức giá giao dịch thành công trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN tính toán và tính được tỷ giá bình quân.
Cũng như các thị trường khác, để thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả với doanh số giao dịch cực đại, có độ thanh khoản cao và chi phí giao dịch thấp thì tỷ giá phải được hình thành một cách khách quan theo quy luật cung cầu: hay nói cách khác, tỷ giá áp dụng trong các giao dịch ngoại hối phải là tỷ giá thị trường, tức tại đó cung cầu là cân bằng. Đối với Việt Nam, do trình độ thị trường còn sơ khai, ngoài yếu tố tỷ giá, còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, do đó doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ chiếm tỷ lệ vào khoảng 15 - 20%; chính vì vậy thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ đóng vai trò thứ yếu, do đó tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường này chưa thể là tỷ giá cơ bản và đặc trưng cho cả nền kinh tế. - Thực hiện vai trò của NHTW là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại hối : hiện tại, do tỷ giá chưa thực sự làm được chức năng điều tiết cung cầu thì vai trò hướng dẫn điều tiết của NHTW cần được thể hiện thông qua việc mua bán ngoại tệ cuối cùng trên thị trường ngoại hối ngoài ra, NHNN cần tham gia và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi đúng như quy định trong quy chế nhằm tạo điều kiện cho các NHTM tham gia tích cực hơn vào thị trường ngoại hối.
Chính vì vậy, để có thể sử dụng công cụ lãi suất vào việc điều tiết tỷ giá và thị trường ngoại hối một cách hiệu quả thì điều tất yếu là phải phát triển hoàn thiện thị trường tiền tệ liên ngân hàng, để lãi suất hình thành trên thị trường này trở thành lãi suất cơ bản, đặc trưng cho quan hệ cung cầu vốn của cả nền kinh tế, đồng thời thông qua đó NHNN có thể can thiệp một cách hiệu quả lên thị trường tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối. Để thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển, chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá phải được đổi mới theo hướng tự do hóa, giảm việc can thiệp trực tiếp, tăng sử dụng các biện pháp kinh tế trong điều hành chính sách quản lý ngoại hối, đặc biệt là sử dụng công cụ tỷ giá, đồng thời tạo quyền chủ động trong việc mua, bán và sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp và các NHTM.