MỤC LỤC
Tiền lương tối thiểu là căn cứ để tính các mức tiền lương khác trong tất cả các hệ thống thang bảng lương. Nó là giới hạn thấp nhất buộc các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức đó. Mức lương tối thiểu có tác dụng đảm bảo và ổn định mức sống cho người lao động ở mức thấp nhất. Xác định mức lương tối thiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ thống nhu cầu tối thiểu, mức sống tối thiểu, mức năng suất lao động và sự phát triển kinh tế xã hội, quan hệ cung cầu sức lao động, biến động giá cả và mối tương quan về tiền lương và thu nhập của các tầng lớp dân cư. Một trong những yếu tố chủ yếu quyết định mức lương tối thiểu là nhu cầu mức sống tối thiểu của dân cư. Thực tế giữa nhu cầu, mức sống và trình độ phát triển có thể tách biệt nhau, nhưng nó lại gắn bó và ràng buộc lẫn nhau. Trong cùng một thời kỳ, đối với các tầng lớp dân cư khác nhau thì nhu cầu cũng khác nhau. Nhu cầu và mức sống cũng có thể khác nhau, nhu cầu thường lớn hơn mức sống. Mặt khác, khi giá cả tăng lên, mức lương tối thiểu cũng phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu mức sống. Hiện nay mức lương tối thiểu là 210.000 đồng vẫn còn rất thấp so với thực tế cuộc sống hiện nay, không đảm bảo được các yêu cầu tái sản xuất giản đơn sức lao động. Thu nhập từ tiền lương chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của người lao động, để phát huy đầy đủ vai trò của tiền lương trong sản xuất và đời sống phát huy vị trí của tiền lương tối thiểu trong chính sách tiền lương, cần thiết phải xác định lại mức tiền lương tối thiểu trên cơ sở tính đủ và tính đúng các yếu tố cấu thành tiền lương tối thiểu trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Hệ thống thang bảng lương lần này là các bậc lương không xác định là số tuyệt đối mà là hệ số lương so với lương thời điểm. Vì vậy khi giá cả biến. động chỉ cần quyết định mức tiền lương tối thiểu là dễ dàng xác định đươcj các bậc lương tương ứng. Do yêu cầu, tính chất công việc và đặc trưng của các ngành khác nhau là khác nhau, do đó việc thiết kế các bảng lương cho các ngành khác nhau không nhất thiết phải giống gia một cách tuyệt đối.. trong các bảng lương đều có 3 cấp: Sơ, trung và đạI học cấp đạI học lại chia 3 loại nữa. Việc chi cấp và nghạch là cần thiết, nhưng không phải ngành nào và công việc nào cũng như vậy. trợ giảng). Cách phân chia như vậy sẽ dẫn đến nhiều bậc treo, rất nhiều người khi nghỉ hưu không thể đạt đến các ngạchvà bậc đó.
Hơn nữa việc chia nhiều bậc như vậy sẽ làm tăng tính chất bình quân trong việc trả lương. - Đối với một số công việc cần khuyến khích người lao động làm việc lâu dài trong ngành như lực lượng vũ trang, giáo viên.
Bên cạnh đó thì việc nâng lương không nên quy định 2-3 năm 1 lần mà phải căn cứ vào năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm. Đối với khu vực quản lý, hành chính sự nghiệp nên quy định chế độ khoán quỹ lương dựa vào định biên, tiền lương bình quân của đơn vị và tỷ lệ tăng lương hàng năm dựa trên các chế độ của Nhà nước đã ban hành. CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG - NHÂN TỐ CƠ BẢN TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG. 1) Cải cách tiền lương nhân tố cơ bản tạo động lực cho người lao.
Nếu tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên là cả một quá trình phức tạp, nhằm tuyển lựa những công nhân viên có khả năng vào làm việc hay giữ những chức vụ theo đúng khả năng, thì chính sách tiền lương là chiến lược kích thích lao động và động viên những người đó, nhằm duy trì, củng cố và phát triển lực lượng lao động này làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. Có công ty áp dụng chế độ khoán theo sản phẩm thì năng suất lao động cao, giá thành hạ, nhưng công ty khác lại thất bị nếu cũng áp dụng chế độ này mà phải áp dụng chế độ khác, chẳng hạn chế độ lương theo giờ cộng với tiền thưởng.
Mổc dù tiền lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương được điều chỉnh, thu nhập của người lao động có nâng lên, nhưng do yêu cầu lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở, đI lại học hành, chữa ệnh, bảo hiểm tuổi già, giao tiếp xã hội và một phần nuôi con thì còn khoảng cách lớn. Hiện nay có 21 thang lương áp dụng đối với 63 nhóm ngành, nghề, 24 bảng lương của công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh áp dụng với 179 chức danh nghề: 1 bảng lương của viên chức chuyên môn nghiệp vụ thừa hành thiết kế thành 6 ngạch lương; 1 bảng lương viên chức quản lý doanh nghiệp cho 3 chức danh giám đốc và kế toán trưởng.
Qua đó chúng ta có thể thấy công tác hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động hiểu chính sách, thực hiện chính sách của Nhà nước về tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị buông lỏng, các cơ quan quản lý Nhà nước chưa phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, uốn nắn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Nhà nước. Chính sách tiền lương do Nhà nước ban hành đã góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đâù tư nước ngoài, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và từng bước nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về tiền lương trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài và chỉ có như vậy thì mới đảm bảo được tính công bằng làm cho người lao động cảm thấy yên tâm khi tham gia vào lĩnh vực lao động này và đây cũng chính là một yếu tố tạo ra động lực để họ tích cực làm việc tạo năng suất, chất lượng cao.
Căn cứ vào hệ thống thang bảng lương của Nhà nước mỗi doanh nghiệp tự xây dựng cho mình một hệ thoóng thang bảng lương, phụ cấp phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, phù hợp với tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, tự quyết định mức lương tối thiểu, các mức tiền lương và thu nhập gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở quan hệ cung cầu về lao động. Như vậy giải quyết vấn đề tiền lương và các trợ cấp xã hội hiện nay là một nội dung có tính thời sự cấp bách, nhạy cảm và rất phức tạp, đòi hỏi các cơ quan chức năng, quản lý, cụ thể theo sự chỉ đạo tập trung của Đảng và Nhà nước mới có thể khắc phục triệt để những lợi ích cục bộ, bản vị, hẹp hòi bảo đảm vì lợi ích quốc gia, hình thành một hệ thống chính sách tiền lương và các trợ cấp xã hội phù hợp với sự chuyển đổi cuả nền kinh tế phát huy được động lực vốn có của nó trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển.
Mức tiền lương tối thiểu thấp sẽ không đảm bảo yêu cầu tái sản xuất sức lao động, do đó tiền lương không thể trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, dẫn đến chỗ hợp pháp hoá việc bóc lột của tư bản (nhất là các công ty nước ngoài) đối với người lao động. Nhưng nếu xác định mức tiền lương quá cao thì không những ngân sách không thể đáp ứng được, mà còn làm tăng thêm tỷ lệ thấp nghiệp. Hợp lý hoá quan hệ tiền lương giữa các ngành các loại lao động Trong điều kiện nền kinh tế chưa ổn định nền kinh tế có nhiều biến động, nhu cầu đời sống luôn thay đổi, việc xác định mối tương quan tiền lương giữa các loại lao động bằng hệ số lương là thích hợp. Tờt cả đều so với một mốc chung là lương tối thiểu. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù bội số lương được mở, nhưng mối tương quan giữa lương trung bình và tương tối thiểu còn thấp. Bên cạnh đó thì:. - Tiền lương của một số ngành là quá cao so với cân đối chung của các ngành trong nền kinh tế như Toà án, Viện kiểm sát, Hải quan.. - Thực hiện tiền tệ hoá tiền lương một cách triệt để, hệ số lương của cán bộ dân cư đã nâng lên. Vậy nên chăng còn tiếp tục các chế độ ưu đãi và bao cấp có tính chất nữa không?. - Các ngạch khác nhau thì không nhất thiết đều phải có các ngạch công chức như nhau. - Độ giãn cách của hệ số lương chuẩn từ ngạch sơ cấp lên trung cấp và từ trung cấp lên đạI học là nhỏ. Điều này làm cho các công chức ở các ngạch này không yên tâm làm việc lâu dài. - Phải tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức trước, rồi mới xây dựng hệ số lơng cho các ngạch, mới biết mỗi ngạch cần có những ngạch bậc gì về hệ số lương chuẩn bao nhiều thì phù hợp. Giải quyết những bất hợp lý trong việc chuyển xếp lương:. a) Những bất hợp lý trong việc chuyển xếp lương. + Chuyển xếp lương về cơ bản vẫn không theo việc, vẫn chuyển tương ứng từ lương cũ sang lương mới, dẫn đến khó điều chỉnh. Những người đã qua bậc này được xếp bậc cao nhanh hơn so với những người chưa qua. + Những người hưởng lương chuyên môn đều phải tuần tự đI lên từng bậc và chủ yếu dựa vào thâm niên công tác. Những người trước đây hưởng lương chức vụ đều được nhưng có một số bậc lương, nay hưởng lương chuyên môn vẫn chuyển ngang và cộng thêm phụ cấp chức vụ. b) Biện pháp khắc phục. Trên thực tế, trong việc giao khoán quỹ tiền lương, cần tính đến và tách các bộ phận sự nghiệp có thu hoặc bộ phận sản xuất - kinh doanh trong khu vực hành chính sự nghiệp, kể cả lực lượng vũ trang.
Như vậy, nhìn chung đề tài nghiên cứu của em chỉ đề cập tới một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn của tiền lưoưng. Từ phía khái quát chung đó đến thực trạng và các giải pháp em càng nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của tiền lương trong các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và đặc biệt trong quá trình tạo động lực cho người lao động.