Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương Hà Nội

MỤC LỤC

Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng thương mại

Khác với thanh toán nội địa, TTQT thường gặp nhiều rủi ro do sự biến động của tiền tệ, sự bất ổn chính trị của một quốc gia, do sự khác biệt về luật pháp, cơ chế chính sách, do vị trí địa lý của các bên tham gia cách nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng thanh toán của con nợ… Do vậy các nghiệp vụ đảm bảo, bảo lãnh của ngân hàng, hoạt động tín dụng của các tổ chức tiền tệ, tài chính ra đời như là một yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ cho hoạt động TTQT. Bởi chính vì các DNVVN thường ký các hợp đồng ngoại thương có giá trị nhỏ; so với doanh nghiệp lớn, thì phí của dịch vụ này thường không lớn cho một lần giao dịch vì giá trị hợp đồng xuất khẩu hay nhập khẩu thường không cao; Thời gian thực hiện xong hợp đồng nhanh, do đó thì việc thanh toán cũng sẽ diễn ra sớm so với từ lúc thực hiện hợp đồng đến khi kết thúc; Thủ tục và việc ký quỹ của doanh nghiệp cũng ít hơn, nhưng thường sẽ phải ký quỹ 100% giá trị hợp đồng ngoại thương.  Nhờ thu xuất khẩu: NHTM cung cấp dịch vụ này nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp, trong đó có 2 loại hình nhờ thu: Nhờ thu trả ngay (D/P) - chứng từ nhận hàng sẽ được ngân hàng giao cho nhà nhập khẩu khi nhà nhập khẩu đã thực hiện thanh toán; Nhờ thu trả chậm (D/A) - chứng từ nhận hàng sẽ được ngân hàng giao cho nhà nhập khẩu khi nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán.

- Các dịch vụ tài trợ xuất khẩu đa dạng của Ngân hàng giúp bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: tài trợ trước khi giao hàng - Ngân hàng cung cấp các khoản vay nhằm hỗ trợ bổ sung nguồn vốn tiền mặt trong khi DN hoàn tất các hợp đồng giao hàng; Tài trợ sau khi giao hàng - Ngân hàng có thể chiết khấu các chứng từ sạch và trả cho DN giá trị đã được chiết khấu của hóa đơn giao hàng. Ngoài ra, các NHTM có thể cung cấp các dịch vụ khác cho các DNVVN như bảo toàn tín dụng - ngân hàng có thể bảo hiểm từ 90% đến 100% giá trị hóa đơn bán hàng khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng tới các quốc gia khác nhau; quản lý khoản phải thu - Ngân hàng hỗ trợ những kiến thức quản lý thiết yếu để doanh nghiệp quản lý công việc kinh doanh hiệu quả…. Có thể sử dụng tiêu chí đánh giá tài chính tức là thông qua các chỉ tiêu về doanh số, lợi nhuận, chi phí, rủi ro… để đưa ra một nhận định là hoạt động đó có phát triển hay không, phát triển có đều và ổn định hay không hoặc có thể phản ánh phần nào sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sự bao phủ thị trường của ngân hàng.

Như sự phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là đề cập đến mối quan hệ lượng hóa giữa doanh số TTQT và doanh số kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại qua các mốc thời gian vì trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT, khi khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng NK thì ngân hàng sẽ tiến hành bán ngoại tệ và sẽ tiến hành mua lại ngoại tệ đối với các khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về do hoạt động XK hàng hóa. Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, các ngân hàng thương mại là cầu nối thanh toán tham gia mạnh mẽ vào các quan hệ thương mại giữa các DN trong nước với các tổ chức và cá nhân nước ngoài, giúp các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu đạt được các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, thực hiện được yêu cầu của chính sách kinh tế đối ngoại.

Các điều kiện phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

Môi trường kinh doanh bao gồm: thứ nhất, môi trường kinh tế bởi hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ có các đối tác là các DNVVN trong nước mà còn có các đối tác nước ngoài, vì thế, phải phân tích thực trạng và xu hướng phát triển của kinh tế quốc tế và khu vực trong tương lai (thường là mười năm trở lên); thứ hai, phân tích môi trường pháp lý: bất cứ một hoạt động kinh tế nào cũng chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật pháp, đặc biệt hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng còn liên quan đến hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia đối tác. Tuy nhiên, trong quá trình quyết định chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế cần chú ý đến sự phù hợp phát triển dịch vụ TTQT với sự phát triển hoạt động khác của Ngân hàng; sự bảo mật thông tin về chiến lược phát triển: có nội dung cần công khai, có nội dung cần bảo mật với mức độ khác nhau. Những đổi mới về công nghê ̣ thông tin sẽ tạo nền tảng cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại nói riêng trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới.

Theo cách nhìn của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại thì dịch vụ nói chung hay dịch vụ thanh toán quốc tế đối với DNVVN nói riêng là hàng hoá gắn liền với mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, nó vừa mang yếu tố vật chất: khối lượng, giá trị … vừa mang yếu tố phi vật chất: tiện lợi, thói quen, sở thích, thị hiếu và tập quán tiêu dùng …Theo đó, các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng vừa là cái đã có, đang có và tiếp tục phát sinh trong trạng thái biến đổi không ngừng của sở thích, thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng. Sự phát triển sản phẩm và dịch vụ thanh toán quốc tế cần phải được đặt trong sự gắn kết với các sản phẩm và dịch vụ khác của ngân hàng như: tín dụng, thanh toán qua thẻ, giao dịch thanh toán … Bởi lẽ một doanh nghiệp khi đến giao dịch với ngân hàng không chỉ có nhu cầu về thanh toán quốc tế mà còn có rất nhiều các nhu cầu khác. Phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay không chỉ đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển tốt mà còn đòi hỏi việc tổ chức mạng lưới hoạt động thanh toán quốc tế hợp lý để cung cấp các dịch vụ đó một cách thuận lợi nhất cho khách hàng đồng thời thoả mãn tối ưu trong quản lý và điều hành hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Tuy nhiên, việc xây dựng mạng lưới thanh toán quốc tế có liên quan đến các yếu tố cơ bản như: khách hàng, trung gian môi giới, hệ thống tài sản cố định hiện có (hệ thống kho tàng, trụ sở làm việc, trang thiết bị công nghệ và hệ thống thông tin quản lý …). Việc tập trung thanh toán tại một số trung tâm giúp ngân hàng: cung cấp được chất lượng dịch vụ tốt hơn, xoá bỏ được chênh lệch dịch vụ giữa các chi nhánh tại các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển, giúp ngân hàng quản lý, kiểm soát tốt hơn hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng mình.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI

Năng lực tài chính tạo ra khách hàng và uy tín của ngân hàng: Trong quan hệ với khách hàng, khách hàng luôn quan tâm tới khả năng thanh toán của ngân hàng. Đặc biệt trong hoạt động thanh toán quốc tế, có độ rủi ro cao, nên khách hàng hoặc các đối tác của họ thường tìm các ngân hàng có uy tín lớn nhằm giảm các chi phí không cần thiết khi quan hệ với các ngân hàng có uy tín không cao. Năng lực tài chính ảnh hưởng đến kỹ thuật nghiệp vụ của ngân hàng: Sự phát triển của thương mại quốc tế đòi hỏi nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phải thường xuyên thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, sự phát triển của ngân hàng phải được dựa trên các nguồn lực hiện có của ngân hàng, trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong thực tại và tìm hướng khai thác, phát triển và sử dụng chúng trong tương lai. Vì vậy, để phát triển bền vững mọi dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hiện nay của ngân hàng thương mại, chúng ta cần biết năng lực tài chính hiện tại của ngân hàng và đề ra chiến lược kinh doanh dài hạn cho ngân hàng. Yêu cầu đánh giá năng lực tài chính ngân hàng tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Vốn tự có, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, chất lượng tài sản, khả năng đảm bảo thanh toán của ngân hàng.