MỤC LỤC
Vũng - vịnh phân bố trên toàn dải ven bờ chủ yếu có kích thước từ nhỏ đến rất nhỏ, phân bố nhiều và tập trung có liên quan chặt chẽ với cấu trúc địa chất, nơi kiến trúc chính song song, xiên góc với đường bờ và các hệ thống đảo. Vũng - vịnh nhóm kéo dài có hình cánh cung, ớt ăn sõu vào lục địa, hơi lừm vào so với xu thế chung của đường bờ, chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng, thông ra biển bằng một hay nhiều cửa và các cửa th−ờng rất rộng. Các sông - suối thuộc vùng Đông bắc nh− Ka Long, Vả Lại, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Diên Vọng, Man có l−ợng dòng chảy và trầm tích khá lớn, tích tụ l−ợng trầm tích đáng kể ở bờ vịnh, điển hình là vịnh Tiên Yên - Hà Cối có cấu tạo bờ bùn.
Dạng thứ 2 là các sông suối ở miền Trung, thường có dạng ngắn dốc, hoạt động chủ yếu vào mùa mưa, lượng trầm tích cung cấp từ sông - suối tạo thành các đồng bằng tích tụ aluvi rất điển hình nh− sông Hàn đổ vào vịnh Đà Nẵng, hình thành nên đồng bằng ven vịnh Đà Nẵng, sông Cái đổ vào vịnh Nha Trang, sông Kinh Dinh trên bờ vịnh Phan Rang, sông Luỹ trên vịnh Phan Thiết, v.v.
Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ấm quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc về mùa đông, ảnh h−ởng lớn của yếu gió tây nam về mùa hè, l−ợng m−a giảm dần về phía nam tới dưới 1 000 mm/năm. Nhiệt độ không khí cao nhất, đạt trung bình 28oC vào tháng 7 và trên 22oC vào tháng 1, khô nhất ven bờ biển Việt Nam ở Ninh Thuận - Bình Thuận do trùng vào vành đai bức xạ toàn cầu lớn nhất với l−ợng giáng thủy thấp hơn l−ợng bay hơi. Vùng các đảo phía nam có tổng số 5 vũng - vịnh nằm chủ yếu ở 2 đảo lớn là Côn Sơn và Phú Quốc, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít thiên tai và hiện t−ợng thời tiết đặc biệt.
Khí hậu ôn hoà, không gặp thời tiết quá lạnh (nhiệt độ thấp tuyệt đối không xuống dưới 150C, hoặc quá nóng, nhiệt độ tối cao tuyệt đối không lên trên 38,50), không có gió tây khô nóng.
Tiếc rằng đến nay, việc kiểm kê tài nguyên, chủ yếu quan tâm đến các giá trị sử dụng trực tiếp, ch−a chú ý đến các giá trị gián tiếp và lưu tồn, đôi khi lớn hơn nhiều các giá trị sử dụng trực tiếp. - Giá trị có đ−ợc nhờ vai trò và chức năng bảo vệ tự nhiên, làm sạch môi trường (rạn san hô, rừng ngập mặn, đất ngập nước), ổn định luồng bến, hạn chế tai biến, hỗ trợ nguồn tài nguyên hoặc hệ sinh thái khác. Là các giá trị sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong t−ơng lai nh− giá trị các loài, các habitat và đa dạng sinh học, có được từ ý thức lưu tồn tài nguyên vì thế hệ mai sau, vì thực tiễn của nhu cầu và trình độ công nghệ khai thác và căn cứ vào đặc tính của tài nguyên.
Có được từ ý thức lưu tồn tài nguyên dựa trên đức tin: các habitat bị đe doạ, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, các loài hấp dẫn, các sinh cảnh đẹp, các giá trị phi vật thể liên quan đến đời sống văn hóa, tinh thần (truyền thống, tôn giáo, đức tin, tâm linh), nh− hình thể đảo, cá voi, đền, miếu, v.v.
Tổ chức IUCN đã phân chia 6 kiểu khu bảo tồn biển: Khu bảo tồn tự nhiên nghiêm ngặt (Strict natural reserve); Khu hoang dã (Wilderness area); V−ờn Quốc gia (National park); Khu bảo tồn loài và sinh cảnh (Habitat/ spicies management area); Khu bảo tồn cảnh quan (Protected landscape/seascape); Khu bảo vệ nguồn lợi (Managed resources protected area). Chính phủ Việt Nam gần đây đã rất quan tâm đến việc xây dựng các khu bảo tồn biển, coi đó là một giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và là một nội dung quan trọng trong chiến l−ợc bảo vệ môi tr−ờng quốc gia. Vũng - vịnh có lợi thế về phòng thủ và đảm bảo an ninh quốc phòng, là các vị trí chiến l−ợc, th−ờng đ−ợc sử dụng làm quân cảng, nh−ng cũng là nơi dễ bị xâm nhập, đổ bộ trong chiến tranh.
Việc bố trí các công trình phòng thủ cũng như lập các phương án tác chiến trước hết phải dựa vào đặc điểm các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là yếu tố địa hình, trong đó có hệ thống vũng - vịnh và khí t−ợng - hải văn vùng bờ biển.
Mặt khác, áp lực phát triển và mâu thuẫn lợi ích sử dụng ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một nhận thức mới về tài nguyên vũng - vịnh đặt ra yêu cầu cấp bách phải dự trữ, duy trì và bảo vệ tài nguyên để phát triển bền vững kinh tế - xã hội các khu vực vũng - vịnh, tâm điểm của kinh tế - xã hội dải ven bờ. - Những biến động tự nhiên và môi trường (toàn cầu, khu vực, địa phương) tác động đến tài nguyên (khí hậu nóng lên, mực nước dâng cao, khí hậu cực đoan, sa bồi, nông hóa vực nước, xói lở bờ bãi vịnh, khả năng nhạt hóa, đục hóa nước vịnh, v.v.). Những lợi ích trên gắn với đảm bảo phát triển bền vững, những hoạt động sử dụng khác, phải đảm bảo đ−ợc những lợi ích này, kèm theo chi phí bảo vệ môi trường và những lợi ích phát sinh do hoạt động mang lại (chủ yếu là sử dụng tài nguyên vị thế phát triển cảng bến, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, v.v.).
Các nghiên cứu đánh giá và đề xuất khai thác sử dụng tài nguyên vũng - vịnh theo phương pháp đơn ngành truyền thống (khoáng sản, đất ngập nước, đa dạng sinh học, nguồn thủy sản đánh bắt và nuôi trồng, v.v.) tạo ra kết quả đơn lẻ, thiếu tính toàn diện, tính hệ thống mà việc sử dụng vũng - vịnh để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng khi đánh giá tổng hợp tài nguyên nhiều khi trống thiếu tài liệu, hoặc dựa trên các nhận định không thống nhất.
Đó là một định hướng tốt đẹp nhưng việc thực hiện cần có đồng bộ các điều kiện khá ngặt nghèo (Chua Thia - Eng, 1996) và là cả quá trình chặt chẽ rất khó thực hiện, nhất là ở những thủy vực ven bờ cỡ lớn thuộc địa phận nhiều đơn vị quản lý hành chính khác nhau. Nguồn tác động môi trường có thể do hoạt động kinh tế, dân sinh tại chỗ, có thể từ lưu vực thượng nguồn (kim loại nặng, thuốc trừ sâu..), có thể từ biển vào (dầu mỡ), hoặc đơn thuần do con người gây ra, hoặc con người tác động vào quá trình tự nhiên gây ra. Hiện trạng môi trường của một vũng - vịnh bao gồm những vấn đề: ô nhiễm (chất thải rắn, chất thải lỏng, không khí) đ−ợc phân loại theo thành phần và tính chất chất gây ô nhiễm và tác động của nó đến môi trường đất, nước, không khí, tới các hệ sinh thái và con ng−ời; Khai thác quá mức và cạn kiệt tài nguyên, các hình thức khai thác hủy diệt, hủy hoại cảnh quan và habitat; Các sự cố môi tr−ờng xuất hiện do các rủi ro kỹ thuật (tràn hóa chất, tràn dầu) do các tai biến tự nhiên bất th−ờng gây ra (bão lụt, n−ớc dâng) ô nhiễm, hủy hoại cảnh quan, xói lở bờ biển.., hoặc do một số sự cố xuất hiện do cả hai nhân tác con ng−ời và tự nhiên, mà điển hình là thủy triều đỏ và nạn tảo độc.
Ví dụ, đối với sử dụng vịnh Chân Mây ở Thừa Thiên Huế, một vũng khá nhỏ thuộc huyện Phú Lộc, nh−ng những vấn đề kinh tế - xã hội lan toả lại rất rộng liên quan đến đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và Lăng Cô, khu bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà và cả tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đầu tư thích đáng cho các dự án quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường nh− xử lý các chất thải, phục hồi habitat và các hệ sinh thái, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên biển, hỗ trợ cộng đồng trong bảo vệ môi trường ven biển, v.v. Tài nguyên vũng - vịnh là các thực thể tồn tại khách quan nh−ng giá trị sử dụng và tiềm năng của chúng phụ thuộc vào khả năng hiểu biết, đánh giá, vào nhu cầu thực tiễn có tính thời điểm lịch sử và trình độ phát triển công nghệ khai thác, sử dụng. - Mục đích của mô hình là phát huy tiềm năng tổng hợp của tài nguyên nhằm mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, giảm thiểu tác động môi trường, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích sử dụng, chống suy thoái và cạn kiệt tài nguyên nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
- Bản chất của mô hình là xác định cấu trúc và tỷ trọng phát triển các lĩnh vực kinh tế chủ đạo như giao thông, cảng - du lịch - thuỷ sản và tương quan hợp lý giữa kinh tế và quốc phòng an ninh và phát triển và bảo vệ tự nhiên.