MỤC LỤC
- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. - Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được trong một khoảng thời gian nhất định. - Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu về được vào một thời điểm nhất định. b) Nợ quá hạn: là các khoản nợ không thể thu hồi khi đến hạn. Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. Là những khoản nợ còn trong thời hạn cho phép, được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. c) Hệ số thu nợ (doanh số thu nợ/doanh số cho vay): dùng để đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Hệ số này cao chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hang tốt. d) Nợ quá hạn / Tổng dư nợ (%): chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng cao. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ quá hạn phải thấp hơn hoặc bằng 5%. e) Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (vòng): đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. f) Hệ số doanh lợi (lợi nhuận ròng trên thu nhập): Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của. Chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của ngân hàng. g) Hệ số sử dụng tài sản (tổng thu nhập trên tổng tài sản): Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng. h) Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (%) hay ROA. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý tạo ra thu nhập lớn cho ngân hàng.
Chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của ngân hàng. g) Hệ số sử dụng tài sản (tổng thu nhập trên tổng tài sản): Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng. h) Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (%) hay ROA. Tuy nhiên nếu ROA quá lớn sẽ gây lo lắng cho các nhà quản lý ngân hàng vì luôn có sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.
- Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, thự hiện mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày để lập lượng vốn hoạt động của ngân hàng. - Thường xuyờn theo dừi cỏc tài khoản giao dịch với khỏch hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có nhiệm vụ thông báo thu nợ, thu lãi của khách hàng, thu thập tổng hợp số liệu phát sinh lên bảng cân đối nghiệp vụ và sử dụng vốn để trình lên Ban giám đốc nhằm chỉ đạo kịp thời, đúng lúc.
* Phòng vi tính: thực hiện thống kê số liệu, lưu trữ tài liệu, thônh tin, cập nhật số liệu phát sinh hằng ngày. Phòng giao dịch: Hoạt động như một chi nhánh NHCT Vĩnh Long với chức năng chủ yếu là huy động và cho vay vốn.
Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng tăng rất nhanh do hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng, từ đó nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng (như: Sec, chuyển tiền, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, bão lãnh,…) cũng tăng, thu nhập dịch vụ đã tăng 3.124 triệu đồng, tăng 59,4% so với năm trước. Sang năm 2006, mặc dù thu nhập và chi phí tăng đáng kể so với năm 2005 nhưng do cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh nên ngân hàng đẵtng lãi suất huy động vốn, điều này làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng và làm cho hiệu quả của 1 đồng thu nhập không cao, chỉ đạt 20,5% thấp hơn so với 21,6%.
Trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh chắc chắn sẽ có thêm sự xuất hiên của các ngân hàng thương mại cổ phần trong và ngoài nước do nước ta đã hội nhập hòan tòan với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trước, điều này đòi hỏi ngân hàng cần có những chính sách hoạt động hiệu quả đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.
- Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư & phát triển và ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn đã được nối mạng với nhau, đây sẽ là bước tiến cho hoạt động thẻ của ngân hàng.
Tiếp tục phát triển các dịch vụ chuyển tiền kiều hối, dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng và các dịch vụ tiện ích khác. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đến hạn và quá hạn, đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 2% trên tổng dư nợ.
Nguyên nhân là do giá cả nhiều mặt hàng gia tăng, chi phí sản xuất tăng làm cho việc đầu tư mở rộng sản xuất gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó một số doanh nghiệp tạm thời chưa có nhu cầu đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị cho sản xuất,… nên số vốn nhàn rỗi của họ tạm thời gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Số dư huy động vốn năm 2006 tại địa phương của các ngân hàng thương mại đạt khoảng 2.456 tỷ đồng/6 ngân hàng, trong đó, ngân hàng Công Thương Vĩnh Long chiếm 22% thị phần, Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển chiếm 16%, ngân hàng Nông Nghiệp & phát triển nông thôn chiếm 54%, còn lại là của các ngân hàng thương mại khác.
Sang năm 2006, tổng doanh số cho vay nói chung, doanh số cho vay kinh tế cá thể nói riêng tiếp tục tăng, tuy nhiên mức tăng lại không bằng so với mức tăng của năm trước do điều kiện sản xuất kinh doanh không còn thuận lợi như trước. Về phía kinh tế cá thể, do đầu tư sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua chưa mang lại hiệu quả nên ngân hàng đã hạn chế các khoản tín dụng cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chỉ cho vay đối với các hộ nông dân có kế hoạch vay vốn phát triển mô hình kinh tế vườn có hiệu quả cao.
Nhóm khách hàng vay vốn cho mục đích sản xuất bao gồm các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp và các cơ sở sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như bánh trung thu, nem, gốm sứ, gạch ngói, các vật dụng bằng tre, nứa,… Với ưu thế của một tỉnh nông nghiệp đã hỗ trợ rất lớn về nguồn nguyên vật liệu cho các cơ sở. Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng Kỹ thương, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Công thương Việt Nam,.
Ngoài ra, trong các điều khoản của hợp đồng tín dụng ngân hàng luôn ràng buộc điều kiện: "Khi khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng thì ngân hàng được toàn quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ", điều này làm tăng thêm thiện chí trả nợ của khách hàng. Tóm lại, thông qua sự tăng trưởng ổn định của doanh số thu nợ đối với khu vực kinh tế cá thể cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu vực này đã có bước tiến triển khá, quy mô ngày được mở rộng, làm ăn có hiệu quả nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng.
Nguyên nhân là do các khoản tín dụng trung & dài hạn trong thời gian qua chưa mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng, do đó đối với loại tín dụng này, ngân hàng phải xem xét, cân nhắc thận trọng trước khi quyết định cho khách hàng vay vốn. Nhìn chung vòng quay vốn ở hai lĩnh vực trên đạt được khá cao, đây lại là 2 lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong thành phần kinh tế cá thể, vòng quay vốn cao sẽ đảm bảo cho hoạt động tín dụng cá thể diễn ra liên tục, tạo nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng.
Đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, do đối tượng khách hàng được vay tiêu dùng còn bị hạn chế, hạn mức cho vay tín chấp còn thấp nên nợ quá hạn tồn đọng trong ngân hàng thấp hơn hai lĩnh vực cho vay sản xuất và kinh doanh. Một trong các mục tiêu hoạt động tín dụng trong năm tới của ngân hàng là tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá thể theo xu hướng mở rộng đối tượng khách hàng và nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh cá thể.
- Khâu kiểm tra sử dụng vốn sau khi giải ngân cho khách hàng chưa được các cán bộ ngân hàng chú trọng, vẫn còn xảy ra tình trạng khách hàng sau khi vay vốn đã không sử dụng tòan bộ vốn vay cho phương án sản xuất, kinh doanh đã trình bày với ngân hàng. Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh cá thể còn mang tính riêng lẽ, tự phát, thường xảy ra tình trạng cung sản phẩm vượt quá so với mức cầu về sản phẩm, bị người mua ép giá, các sản phẩm làm ra thường không ổn định, khả năng sinh lời chưa cao.
• Năng lực của người vay: cần xem xét cả năng lực pháp lý và năng lực tài chính của người vay như: khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện ký kết các hợp đồng giao dịch, trình độ học vấn của người vay, số dư tài khoản tiền gửi của người vay, các cơ sở vật chất sẵn có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh. + Đối với khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan nhưng hiện tại họ có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể xem xét tạm khoanh nợ cũ, cho vay thêm để khách hàng vượt qua khó khăn, có điều kiện trả nợ ngân hàng.
Điều này cũng sẽ hỗ trợ rất lớn cho các ngân hàng thương mại nói chung, chi nhánh ngân hàng Công Thương nói riêng có thể nắm rừ tỡnh hỡnh thu nhập của khỏch hàng từ đú cú những chớnh sỏch ỏp dụng cỏc hạn mức tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng, hạn chế những tổn thất tín dụng có thể xảy ra. Tiến hành phát tờ rơi giới thiệu tính năng từng sản phẩm dịch vụ cũng như các chỉ dẫn cần thiết về quyền và nghĩa vụ của khách hàng một cách ngắn gọn, dễ hiểu, giúp khách hàng hiểu được cơ bản về dịch vụ mình sẽ sử dụng và chủ động tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu.