MỤC LỤC
Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp là một loại hình dịch vụ tập trung cung ứng những sản phẩm có lợi ích phục vụ cho các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính tham gia hoạt động kinh doanh, mà thông qua đó ngân hàng thu phí dịch vụ thu lợi nhuận cho mình. Để có thể có được chiến lược phát triển đúng đắn và hợp lý, các ngân hàng TMCP phải đề ra cho mình một bản kế hoạch bao gồm các công việc cần thực hiện trong quá trình thực hiện chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp. Những doanh nghiệp mới này có thực sự đảm bảo được tính thanh khoản tài sản, hay có đảm bảo được khả năng thanh toán nợ, tiềm năng về nguồn tài chính để thực hiện nhiều hơn nữa các hợp đồng kinh doanh nhằm biến doanh nghiệp mình thành một khách hàng thân thiết của ngân hàng thương mại đó không.
Để có thể thực hiện tốt chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, ngân hàng thương mại không chỉ cần tìm hiểu về năng lực kinh doanh của cỏc doanh nghiệp mà cũn phải tỡm hiểu rừ hơn khả năng thớch ứng của dịch vụ cung ứng tại khu vực. Như vậy có thể nói, hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong việc nâng cao chất lượng, tìm hiểu các doanh nghiệp tiềm năng mà còn phải có những phán đoán và nhận định sâu sắc về vị thế của dịch vụ hiện có trên thị trường tài chính ngân hàng để có thể phát huy một cách tối đa các lợi ích mà phát triển dịch vụ mang lại cho các ngân hàng thương mại. Song với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường, sự gia tăng của các doanh nghiệp và nhu cầu kinh doanh đa dạng và phong phú của chúng đã thúc đẩy cho các ngân hàng thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm.
Tăng thêm số lượng dịch vụ cung ứng, ví nhu sự xuất hiện của các dịch vụ thanh toán quốc tế phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ tư vấn tài chính phục vụ cho các doanh nghiệp tham gia các hoạt động kinh doanh thương mại phức tạp, và mới đây nhất là sự xuất hiện hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử như dịch vụ thanh toán bằng thẻ, dịch vụ internet banking. Như vậy có thể nói, tuy doanh thu từ hoạt động dịch vụ là chưa cao nhưng nó cũng đã có bước tăng trưởng qua các năm, thể hiện sự chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp nói riêng ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã và đang sử dụng dịch vụ tại ngân hàng luôn mong muốn tìm kiếm và tiếp xúc với nhiều hơn 1 dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng Thương mại với mục đích kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
Nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển dịch vụ NHDN nếu nguồn tài chính của ngân hàng có thế mạnh trên thị trường, và ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển dịch vụ NHDN vì thiếu tiền sẽ khó có thể thực hiện được một số lượng công việc trên. Không phải ngẫu nhiên mà các ngân hàng liên tiếp tuyển dụng và đào tạo các cán bộ nhân viên theo học các khóa học nâng cao, mà là vì mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường tài chính ngân hàng. Chính vì thế, nếu ngân hàng có đội ngũ nhân viên trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, khả năng quản lý và lập kế hoạch tài giỏi, thì ắt hẳn đó sẽ là một lợi thế vô cùng quan trọng của ngân hàng để đối mặt với sự đấu tranh gay gắt giành vị thế.
Chất lượng dịch vụ tốt nghiễm nhiên sẽ mang lại lượng khách hàng đông đảo cho ngân hàng, tuy nhiên dịch vụ tốt đồng nghĩa với phí dịch vụ cao và nhiều khi nó vô tình trở thành một hạn chế trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp cho các ngân hàng TMCP. Nếu như trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay, Nhà nước đang gấp rút thực hiện chiến lược chỉ cho Ngân hàng hoạt động khi có vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng, điều đó đã ngăn cản sự hình thành cũng như phát triển thêm nữa các dịch vụ ngân hàng mới. Song sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, mà nguyên nhân sâu xa là do sự khủng hoảng của lĩnh vực chứng khoán, bất động sản dẫn đến sự xa sút nghiêm trọng của các ngân hàng các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới đã làm cho các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng suy thoái.
Ngân hàng không phải quan ngại về khách hàng doanh nghiệp mình sẽ rơi vào tình trạng gặp rủi ro bất khả kháng do công nhân đình công, do chiến tranh bùng nổ…vì thế sẽ luôn luôn có được động lực mới mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, mở rộng lượng khách hàng doanh nghiệp trên thị trường. Mối quan hệ giữa chính sách lao động và sự phát triển dịch vụ ngân hàng là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nếu ngân hàng luôn nỗ lực phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp thì chính sách lao động sẽ có điều kiện thực hiện tốt hơn và ngược lại.