Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong giao dịch quốc tế

MỤC LỤC

TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - PHƯƠNG THỨC CHỦ YẾU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng (irrevocable transferable L/C): là loại Thư tín dụng không huỷ ngang trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở Thư tín dụng hay ngân hàng chuyển nhượng Thư tín dụng do ngân hàng mở Thư tín dụng uỷ quyền chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện Thư tín dụng cho một hay nhiều người khác. Phòng Thương mại quốc tế (International Charmber of Commerce – ICC) đã xuất bản cuốn: “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - UCP), ấn bản đầu tiên năm 1933. Văn bản này mang tính chất pháp lý tuỳ ý, nghĩa là khi áp dụng nó các bên đương sự phải thoả thuận ghi vào trong thư tín dụng, đồng thời có thể thoả thuận khác miễn là có dẫn chiếu. Đến nay, trải qua quãng thời gian dài áp dụng, những điều lệ trên đã nhiều lần được chỉnh sửa, bổ sung để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và phù hợp với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và ấn phẩm hiện đang được sử dụng rộng rãi là UCP số xuất bản 500 bản sửa đổi năm 1993, và thường được viết tắt là UCP 500. Hiện nay ấn bản này cũng lại đang được nghiên cứu sửa đổi và bản UCP600 sẽ được xuất bản trong tương lai gần. 1.2.4 Đặc điểm của thư tín dụng và vai trò của Ngân hàng thương mại trong quá trình thực hiện thanh toán theo thư tín dụng. a) Thư tín dụng có những đặc điểm sau:. Một là: thư tín dụng hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Người mua căn cứ vào hợp đồng để làm đơn yêu cầu mở Thư tín dụng. Người bán căn cứ vào các điều kiện của Thư tín dụng tiến hành giao hàng và nếu xuất trình được các chứng từ có phù hợp với hợp đồng hay không không phải là trách nhiệm của ngân hàng và không ảnh hưởng đến trách nhiệm thanh toán của ngân hàng. Tính độc lập của Thư tín dụng không huỷ bỏ trách nhiệm của ngân hàng phát hành khi hợp đồng mua bán đã được huỷ bỏ nhưng Thư tín dụng vẫn còn hiệu lực. Do đó người bán khi nhận được Thư tín dụng phải kiểm tra kỹ các điều khoản của Thư tín dụng, nếu có điều khoản. nào chưa phù hợp phải yêu cầu người mua tiến hành sửa đổi Thư tín dụng cho phù hợp trước khi thực hiện giao hàng. Hai là: trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ, các ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, chứ không liên quan đến hàng hoá. Ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng khi họ xuất trình được bộ chứng từ mà thể hiện trên bề mặt là phù hợp với các điều khoản của Thư tín dụng mà hoàn toàn không phụ thuộc vào việc người mua đã nhận được hàng hoá hay chưa, hàng hoá có đúng quy cách hay không. Do đó, quyền lợi của người bán sẽ được đảm bảo nếu họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều khoản, điều kiện của thư tín dụng. b) Vai trò của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

Ngoài việc hướng dẫn khách hàng mọi thủ tục, cách thức thanh toán, cán bộ thanh toán quốc tế còn phải làm nhiệm vụ tư vấn hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng có được những điều khoản có lợi cho mình, lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất, tạo cho khách hàng thực sự tin tưởng, an tâm. Ngoài ra, các chính sách lãi suất, thuế suất (đặc biệt là thuế suất áp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu), chính sách tiền tệ, các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài hay những yếu tố thuộc về cạnh tranh cũng có những ảnh hưởng lớn lao đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong đó có hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Các mục tiêu trọng tâm trong Đề án tái cơ cấu Vietcombank (Đề án) được tập trung vào: nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh, hiện đại hoá công nghệ và phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ và xây dựng mô thức quản lý hiện đại trong Vietcombank, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra/kiểm toán nội bộ. Sở bao gồm hơn 500 người chia thành các phòng ban như : Phòng Kế toán Tài chính, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng đầu tư dự án; Phòng tín dụng ngắn hạn; Phòng hối đoái; Phòng kế toán giao dịch; Phòng kiểm tra nội bộ; Phòng kinh doanh ngoại tệ; Phòng ngân quỹ; Phòng quản lý và khai thác tài sản xiết nợ; Phòng thanh toán các ngân hàng;.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH

Tóm lại, cùng với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp và bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cùng với việc thúc đẩy mạnh mẽ tin học hóa lĩnh vực ngân hàng, thực hiện kết nối vào mạng thanh toán quốc tế đã góp phần hoàn thiện hơn phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung ở Sở Giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Với việc tham gia mạng SWIFT làm cho tốc độ xử lý các giao dịch trở nên nhanh chóng, thuận tiện, việc truyền tin, dữ liệu nhờ vậy cũng chính xác hơn. Tất cả những ưu việt trên đây, cùng với mức phí dịch vụ được coi là hấp dẫn nhất so với những Ngân hàng thương mại khác trong nước đã làm nên một Sở Giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn đi đầu trong việc chiếm lĩnh thị phần xuất nhập khẩu của cả nước. Trong những năm qua, tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ ngày càng tăng, thường xuyên chiếm tỷ trọng trên 60% doanh số thanh toán quốc tế tại Sở Giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Điều đó cũng khẳng định chắc chắn hơn nữa những ưu việt của phương thức thanh toán này. 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ. Vốn đã có truyền thống trong thanh toán quốc tế, Sở Giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không ngừng tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Việc thanh toán thư tín dụng luôn được thực hiện đúng hạn, rất hiếm khi xảy ra việc thanh toán chậm bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài, các rủi ro tác nghiệp hầu như không xảy ra, góp một phần đáng kể giúp cho NHNT liên tục đạt được danh hiệu Ngân hàng có chất lượng dịch vu tốt nhất do các ngân hàng và tổ chức quốc tế trao tặng. Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương trên thị trường. Phát triển hoạt động này là tiền đề quan trọng tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác phát triển như hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động ngân hàng đại lý và nhất là nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng thương mại. Hoạt động này đã tạo thêm nguồn thu ngoại tệ và phí dịch vụ cho ngân hàng trong khi chi cho hoạt động này là nhỏ, mức độ rủi ro không cao, góp phần tăng lợi nhuận. Trong nhiều năm qua, uy tín của Ngân hàng Ngoại thương nói chung và uy tín trong hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng đã được công nhận toàn cầu. Thực tế về tổng kết công tác thanh toán quốc tế của Sở Giao dịch, kể từ khi áp dụng hình thức chiết khấu chứng từ đến nay phần lớn các trường hợp Sở Giao dịch chiết khấu đều được ngân hàng nước ngoài thanh toán. Ngoài ra, Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn luôn thực hiện đúng những nghĩa vụ mà mình cam kết, phù hợp với luật pháp Việt Nam và các thông lệ quốc tế. Trình độ cán bộ được nâng lên rất nhiều cả về mặt nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, phong cách giao dịch, ý thức chấp hành pháp luật và các thông lệ quốc tế, có khả năng xử lý các loại hình thư tín dụng đòi hỏi trình độ cao như thư tín dụng dự phòng, thư tín dụng xác nhận, thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng. chuyển nhượng… Các cán bộ cũng đã có được những bài học kinh nghiệm quý báu để xử lý những bộ chứng từ xuất khẩu một cách hoàn hảo, trong đó có cả những bộ xuất trình đến những nước bị cấm vận, có kinh nghiệm giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình thanh toán thư tín dụng với nước ngoài. Thông qua phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, trình độ quản lý, điều hành cũng được nâng lên. Ngân hàng Ngoại thương đã ban hành, bổ sung, chỉnh sửa cơ bản các cơ chế, quy chế, quy trình liên quan đến thanh toán thư tín dụng xuất nhập khẩu để đảm bảo thực hiện nghiệp vụ chính xác, bảo đảm quyền lợi cho khách hàng, hạn chế rủi ro cho ngân hàng, là nhân tố quan trọng nâng cao uy tín của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. b) Đối với khách hàng và nền kinh tế. Đối với khách hàng mới tham gia nghiệp vụ xuất khẩu, do những yêu cầu nghiêm ngặt của chứng từ trong thanh toán mà đặc biệt là chứng từ thanh toán theo phương thức Thư tín dụng rất khó khăn để lập được một bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản của Thư tín dụng khi mà bản thân lại chưa hiểu gì về nó.Trong thực tiễn thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng Thư tín dụng, thanh toán viên ngân hàng đã gặp không ít trường hợp không thực hiện đúng thời hạn kiểm tra chứng từ hoặc buộc phải từ chối không thanh toán cho khách, lý do là người xuất khẩu tuy đã được nhắc nhở song vẫn không nộp chứng từ kịp thời hay lập bộ chứng từ không khớp với Thư tín dụng như mô tả sai hoặc không đầy đủ về hàng hoá.