MỤC LỤC
Tổng công ty Chè Việt Nam với đội ngũ các nhà nghiên cứu thực nghiệm hàng đầu Việt Nam, kết hợp với nhiều viện nghiên cứu cây trồng nổi tiếng thế giới, đã xây dựng được tập đoàn quỹ Gen với hơn 100 giống chè các loại, tuyển chọn và lai tạo được 8 giống chè tốt phù hợp với công nghệ chế biến và đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong và ngoài nước. Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty Chè Việt Nam được lập với giả định rằng Tổng công ty hoạt động liên tục, mặc dù thực tế, kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty đã lỗ khoảng hơn 4 tỷ đồng, lỗ luỹ kế tại thời điểm 31/12/2006 là hơn 13 tỷ đồng, nợ phải thu tồn đọng hơn 79 tỷ đồng, vay dài hạn và nợ dài hạn quá hạn thanh toán hơn 100 tỷ đồng.
Đa phần đội ngũ cán bộ kế toán của Tổng công ty có trình độ nghiệp vụ cao, am hiểu về các định chế tài chính và thanh toán, có kinh nghiệm thực tế lâu năm trong nghề nên có hiểu biết sâu về lĩnh vực kế toán cũng như đặc thù của ngành chè, lại sử dụng Tiếng Anh và các phương tiện phần mềm hỗ trợ kế toán máy tương đối thành thạo nên hiệu quả công tác kế toán là cao. Tuy nhiên do đặc thù của ngành chè có sản phẩm cũng như khách hàng đa dạng, đồng thời để phát huy tối đa khả năng mã hoá của phần mềm kế toán máy, hệ thống tài khoản kế toán đã được mở chi tiết tới cấp 6 và cho từng đối tượng khách hàng, chủ nợ, các đơn vị thành viên, các bên giao uỷ thác để thuận tiện cho việc theo dừi và hạch toỏn trỏnh được sự nhầm lẫn và chồng chộo trong ghi chộp, phản ỏnh nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Điều này do việc lập báo cáo kế toán được các đơn vị thành viên thực hiện bởi các phần mềm kế toán khác nhau hay do áp dụng hình thức kế toán khác nhau chẳng hạn như: do đặc thù sản xuất của Công ty cổ phần chè Kim Anh một loại nguyên liệu tạo ra tới 11 loại sản phẩm nên công ty này áp dụng hình thức sổ kế toán là Nhật ký - chứng từ.
Công tác hạch toán kế toán ở Tổng công ty nhìn chung được tổ chức khá quy củ, có kế hoạch và được sắp xếp chỉ đạo từ trên xuống nên đảm bảo cung cấp số liệu đầy đủ, chính xác đáp ứng yêu cầu thông tin và dữ liệu để lập và phân tích báo cáo tài chính và từ đó các nhà quản trị theo sát được việc kiểm tra báo cáo tài chính. Các đơn vị hạch toán độc lập tổ chức phòng kế toán riêng và tiến hành hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì không đặt phòng kế toán riêng mà công tác hạch toán kế toán do nhân viên phòng tài chính kế toán công ty mẹ thực hiện. Theo cơ cấu tổ chức quản trị này, Tổng công ty có điều kiện thực hiện các hoạt động quản trị theo hướng chuyên môn hoá (bộ phận, cá nhân), đảm bảo thực hiện đầy đủ sức mạnh và uy tín của các hoạt động cơ bản, tạo điều kiện thực hiện chặt chẽ hoạt động kiểm tra.
Cũng như Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty cũng được lập trên cơ sở hợp nhất các Báo cáo kết quả kinh doanh của khối tập trung văn phòng và các doanh nghiệp hạch toán độc lập theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương ứng về doanh thu, thu nhập khác, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí tài chính…. - Doanh thu của Tổng công ty bao gồm doanh thu của khối tập trung văn phòng và các đơn vị hạch toán độc lập với các hình thức sau: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là doanh thu từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các khoản thu từ trợ giá của nhà nước; doanh thu hoạt động tài chính (thu cho thuê tài sản, thu từ hoạt động liên doanh…); doanh thu từ các hoạt động khác (thu thanh lý nhượng bán tài sản, thu từ các khoản nợ đã xoá nay thu được…). Trong trường hợp một nhóm thành viên trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh theo các thoả thuận liên doanh, phần vốn góp vào tài sản đồng kiểm soát và bất kỳ khoản nợ phát sinh chung phải gánh chịu cùng với bên góp vốn liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh được hạch toán vào Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty tương ứng và được phân loại theo bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng có thể được ước tính một cách đáng tin cậy, doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành tại ngày kết thúc niên độ kế toán được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa chi phí phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng, ngoại trừ trường hợp chi phí này không tương đương với phần khối lượng xây lắp đã hoàn thành. - Thông tin bổ sung cho chỉ tiêu trình bày trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất: tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản thuế phải thu, tài sản cố định hữu hình, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, các khoản vay và nợ ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, các khoản vay và nợ dài hạn, doanh thu, giá vốn hàng bán.
- Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh với các báo cáo tài chính khác: kiểm tra một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với Thuyết minh báo cáo tài chính. - Kiểm tra mối quan hệ nội bộ giữa các chỉ tiêu trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: kiểm tra mối quan hệ giữa luân chuyển thuần của mỗi hoạt động kinh doanh, đầu tư và hoạt động khác với các khoản thu, chi của hoạt động đó. - Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong thuyết minh báo cáo tài chính với các báo cáo tài chính khác: thẩm định lại mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính với nhau về mặt số liệu một lần nữa, do vậy không nhất thiết phải đi sâu từng chỉ tiêu cụ thể mà chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu điển hình.
Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của một doanh nghiệp luôn phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với nhau và đây cũng là mối quan tâm của các đối tượng cả trong và ngoài doanh nghiệp, cả nhà quản trị doanh nghiệp lẫn ngân hàng, các tổ chức tín dụng, khách hàng, nhà cung cấp… Nhận thức được điều đó, Tổng công ty Chè Việt Nam xây dựng một quy trình phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán một cách bài bản và chi tiết nhằm đưa ra được bức tranh toàn cảnh tỡnh hỡnh và khả năng thanh toỏn một cỏch rừ ràng và trung thực. Có thể giải thích điều này là do nguồn nguyên liệu mà Tổng công ty mua là từ người nông dân do vậy không được trì hoãn việc thanh toán với họ trong khi sản phẩm ngoài các sản phẩm chè nội tiêu còn lại phần lớn là để xuất khẩu nên thời hạn thanh toán thường dài hơn và việc thanh toán cũng cần nhiều thủ tục hơn do vậy hạn thanh toán được quy định trong các hợp đồng là dài. Phần đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp đã cho biết khả năng thanh toán chung của Tổng công ty trong 3 năm qua với hệ số khả năng thanh toán chung đều lớn hơn 1cụ thể là năm 2004 hệ số này là 1,52; năm 2005 là 1,30 và năm 2006 là 1,34 với toàn bộ giá trị tài sản thuần hiện có doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.
Điều này đồng nghĩa với giá vốn hàng bán chiếm một tỷ lệ lớn so với doanh thu, điều này chưa thật hợp lý vì hiện nay trong thời đại công nghệ thông tin đòi hỏi phải liên tục cập nhật thông tin thị trường và xây dựng, phát triển thương hiệu, quảng cáo giới thiệu sản phẩm với rộng rãi các đối tượng khách hàng khác nhau cần một chi phí rất lớn mà những chi phí này được tính vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chứ không được tính vào giá vốn hàng bán. Thấy rằng sức sản xuất của tài sản cố định ngày càng giảm, một đồng giá trị tài sản cố định ngày càng tạo ra ít đi số đồng doanh thu là do kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giảm đi và tài sản cố định đã không được sử dụng hết công suất có thể là do không đủ nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc do nhu cầu thị trường giảm đi nênTổng công ty phải điều chỉnh quy mô sản xuất của mình.
Có thể nói, công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính ở Tổng công ty Chè Việt Nam được thực hiện một cách bài bản và cẩn thận, đảm bảo đúng và đủ các quy trình lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính. Song, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc phân tích báo cáo tài chính chưa phát huy được nhiều hiệu quả trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, vẫn cần một sự hướng dẫn và hoàn thiện hơn nữa từ các cấp quản lý để công tác quản lý tài chính thực sự hiệu quả.