Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty MUN trong lĩnh vực sản xuất gỗ nội thất

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HIỆN THỜI CỦA CÔNG TY MUN

Thực trạng chiến lƣợc hiện thời của bộ phận sản xuất gỗ nội thất của công ty MUN ( viết tắt là gỗ MUN )

Trên phạm vi quốc tế, lĩnh vực nội thất nói chung và gỗ nội thất gia dụng nói riêng rất phát triển và sôi động, có thể thấy điều này qua hội trợ triển lãm quốc tế mùa xuân – triển lãm chuyên về xây dựng và nội thất hàng năm tại Quảng Châu ( Trung Quốc ). Nhà nước cũng tích cực đổi mới cơ chế hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh, từ việc cấp đăng ký kinh doanh đến tạo các điều kiện về vận chuyển, xuất nhập khẩu, hải quan, cụ thể là đề án “ cải cách thủ tục hành chính “. Theo đó,các linh phụ kiện cơ khí (cho ngành gỗ nội thất) được nhập khẩu về Việt nam ngày càng đa dạng,làm cho sản phẩm đồ gỗ có giá trị gia tăng cao hơn,mẫu mã cũng như chất lượng được cải thiện đáng kể.

Hiện nay số lượng công ty hoạt động trong lĩnh vực gỗ nội thất gia dụng ở khu vực phía bắc chủ yếu tập trung trên khu vực Hà Nội ( ở đây không xét tới các công ty chuyên cung cấp sản phẩm gỗ văn phòng hay nhu cầu khác ), có quy mô chuyên nghiệp là rất ít, hầu hết là các xưởng gia đình với quy mô nhỏ. Hướng khác lại theo các sản phẩm cao cấp ( do công nghệ mới rất đắt ) như bàn kính, ghế da… Các sản phẩm này chủ yếu là nhập khẩu nên càng làm cho giá đắt hơn, vì vậy số lượng khách hàng lựa chọn các sản phẩm kiểu này không nhiều. Như vậy, trong lĩnh vực nội thất gia dụng hiện nay, các sản phẩm thay thế ( sử dụng vật liệu không phải gỗ ) tuy nhiều nhưng lại chưa tạo áp lực cạnh tranh đáng kể do tâm lý đại bộ phận khách hàng vẫn muốn lựa chọn sản phẩm được làm từ gỗ.

Nhà cung cấp: Đối với lĩnh vực sản xuất gỗ nội thất gia dụng, có nhiều dạng nhà cung cấp như : cung cấp đinh vít, cung cấp dây truyền sản xuất, cung cấp vật liệu sơn, bả… Tỷ trọng các nguyên liệu trên trong sản phẩm gỗ không cao nên khó gây ra tình trạng thiếu vật tư, hoặc mức độ tăng giá các nguyên liệu đó cũng không làm tăng giá thành sản phẩm nên đây không phải là yếu tố gây sức ép cho lĩnh vực này. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Hiện nay, trên thị trường gỗ nội thất gia dụng Việt Nam, và xét hẹp hơn là thị trường phía khu vực phía bắc thì có các mô hình công ty cung cấp sản phẩm như sau : Các công ty nhập khẩu ( như Dafuco, Sbfurniture… ); Các công ty lớn sản xuất trên dây truyền ( như Hoàng Anh Gia Lai, Hưng Long ); Các xưởng sản xuất quy mô nhỏ có tính gia đình. Khách hàng mục tiêu là những gia đình có thu nhập cao ở Việt Nam nên số lượng ít, mặt khác, khách hàng không phải lúc nào cũng lựa chọn được cho phù hợp với không gian đã có của mình nên thường chỉ chọn được 1 trong bộ sản phẩm.

Với tiềm lực sẵn có về lĩnh vực thiết kế bao gồm: nhân lực nhiều kinh nghiệm, nắm vững công nghệ thiết kế đồ họa, máy tính đủ khả năng phục vụ việc thiết kế với công nghệ 3D, nhiều tư liệu … Đây thực sự là một thế mạnh nổi trội của công ty so với các doanh nghiệp sản xuất có quy mô tương đương. Một đặc điểm nổi bật nữa là với ưu thế về công nghệ tin học, công ty bảo đảm được tính bảo mật của các thiết kế, giúp cho sản phẩm giữ được tính độc đáo, đúng như yêu cầu đặt ra của bộ phận quản trị : sản phẩm có kiểu dáng riêng của công ty MUN. Tuy nhiên, công ty MUN lại tốt hơn trong quy trình sau lắp đặt, đó là có việc lấy ý kiến khách hàng trực tiếp, đó là cơ sở để bộ phận thiết kế và các khâu đoạn có thể rút kinh nghiệm, học hỏi và phất triển.

Hoạt động hiệu quả: Với chiến lược cạnh tranh dựa trên sản phẩm tốt nhất, mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ phận xưởng gỗ MUN là tối đa hóa quy trình nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm. Khía cạnh thẩm mỹ và chức năng của sản phẩm (thường tác động trực quan tới khách hàng – gây ấn tượng tức thời ) : để làm được điều này, quy trình khảo sát, tiếp xúc khách hàng và lên phương án thiết kế được thiết kế chặt chẽ, có quy trình và văn bản tương ứng đi kèm với từng khâu. Việc kết nối giữa bộ phận thiết kế và sản xuất sẽ tận dụng tối đa công nghệ thông tin, chuyển giao bản vẽ bằng mail qua mạng internet sẽ giúp tối đa được thời gian giao tiếp dù các nhân viên ở đâu, và thời điểm bất kỳ.

Khách hàng mục tiêu: Chiến lược kinh doanh của bộ phận gỗ MUN đã phân tích rằng, với lợi thế sẵn có về uy tín của bộ phận thiết kế, cần phải tận dụng tối đa khách hàng sẵn có từ bộ phận này. Quá trình triển khai các bộ phận để hướng tới mục tiêu tạo ra sản phẩm tốt nhất, cạnh tranh nhất, từ đó đưa công ty mở rộng thị trường ra khu vực phía Bắc là một chuỗi các quá trình liên kết.

Hình 6 : Mô hình PEST với ngành gỗ nội thất gia dụng.
Hình 6 : Mô hình PEST với ngành gỗ nội thất gia dụng.

ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC HIỆN THỜI CỦA CÔNG TY MUN 5.1 Sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lƣợc

ĐỀ XUẤT 6.1 Quan điểm đề xuất

Đề xuất điều chỉnh chiến lƣợc phát triển công ty MUN .1 Thời gian và lộ trình chiến lược

Giải pháp tài chính là giải pháp về các cách huy động tài chính cho việc thực thi kế hoạch được khả thi. Căn cứ vào lộ trình điều chỉnh ở hình 18, kế hoạch huy động tài chính điều chỉnh được thể hiện trong hình 19. Do khâu thiết kế - tạo mẫu sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm gỗ MUN, nên mọi chương trình nó liên quan đến nó đều có ý nghĩa, việc rút kinh nghiệm của khâu này càng quan trọng.

Tức là thông tin phản hồi từ phía khách hàng sử dụng sản phẩm trực tiếp chưa được khai thác đúng, thông tin giữa bộ phận thiết kế và sản xuất chỉ có một chiều ( xem thêm hình 17 ). Do vậy, để tăng tính tích cực cho khâu thiết kế và toàn hệ thống trong việc rút kinh nghiệm, phát triển sản phẩm tôi đề xuất sơ đồ tương tác như hình 21.

Hình 20. Sơ đồ tương tác hiện tại giữa bộ phận thiết kế và các bộ phận trong việc  thiết kế sản phẩm mới
Hình 20. Sơ đồ tương tác hiện tại giữa bộ phận thiết kế và các bộ phận trong việc thiết kế sản phẩm mới