Thực trạng huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì

MỤC LỤC

Kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong huy động và sử dụng vốn tín dụng Ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì

Dư nợ cho vay hộ sản xuất hàng năm đạt gần 37.000 triệu đồng giúp trên 4.227 hộ sản xuất có đủ vốn đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho bà con nông dân trên địa bàn góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đổi mới xã hội ở nông thôn, giúp các hộ sản xuất xoá đói giảm nghèo, điển hình là cho đến nay toàn huyện chỉ còn 395 hộ nghèo chiếm 0,75%. Đặc biệt là kết quả cho vay hộ sản xuất năm 1997 ( tập trung vào quí VI năm 1997 ) đã khẳng định chủ trương nhà nước chỉ đạo của ngành Ngân hàng đúng đắn sát với đòi hỏi của nông dân và nông thôn, kích thích sản xuất thâm canh sản xuất hàng hoá trong Nông nghiệp. Khối lượng vốn tín dụng khá lớn, thực hiện đầu tư có trọng điểm đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của huyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong Nông nghiệp nông nghiệp nông thôn.

Doanh số vay vốn hàng năm bình quân khoảng 33620 triệu đồng riêng cho vay ngành Nông nghiệp xấp xỉ 19.610 triệu đồng mỗi năm trong đó chú trọng đầu tư vào các chương trình kinh tế đặc biệt là ngành chăn nuôi hướng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn liên tục tăng trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất, đây là một điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ sản xuất về máy móc, thiết bị công tác phục vụ sản xuất, đầu tư chiều sâu như cải tạo vườn mua giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đối với phía hộ sản xuất với số vốn huy động được từ Ngân hàng, đã đầu tư vào đúng mục đích,đưa lại kết quả cao trong sản xuất kinh doanh, đem lại cuộc sống của hộ sản xuất ngày càng khá dả hơn, những hộ nghèo thì thoát khỏi đói nghèo, và nhiều hộ đã trở nên giàu có đem lại giá trị sản xuất của huyện ngày một gia tăng (với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 10,4% trong đó ngành Nông nghiệp bình quân mỗi năm đạt 7,1%.

Phát huy tính cộng đồng trách nhiệm bằng hình thức cho vay qua tổ nhóm như Hội phụ nữ, Hội nông dân đã tập trung đầu mối khách hàng, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn cao. Nguyên nhân để đạt được những kết quả trên bên cạnh những chủ trương, chính sách đúng đắn của Chính phủ, Ngân hàng No Việt Nam, còn có sự cố gắng của bản thân Ngân hàng No Thanh Trì với chính sách biện pháp của Ngân hàng. Coi trọng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Ngân hàng với các cấp chính quyền địa phương, nắm vững tình hình phát triển kinh tế địa phương để xác định hướng cho vay, biện pháp tháo gỡ với những món vay gặp khó khăn Ngân hàng đã phối hợp với đoàn thể, quần chúng để xây dựng tổ nhóm, thực hiện cho vay qua tổ nhóm tạo thuận lợi cho hộ sản xuất đặc biệt là hộ nghèo.

Tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp bình quân mỗi năm chỉ đạt 7,4%, trình độ trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế địa phương còn thấp kém, lạc hậu, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm. Cho vay hộ sản xuất với số lượng khách hàng đông, hồ sơ cho vay quản lý nhiều, địa bàn nhiều vùng đi lại khó khăn nên một số cán bộ thẩm định cho vay sơ sài, thiếu chặt chẽ, thiếu kiểm tra chặt chẽ, thiếu kiểm tra thực tế, số khác lại quá thận trọng và chặt chẽ làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh có lợi cho Ngân hàng. Vì vậy ở đây một nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là sự hiểu biết của cán bộ tín dụng về kĩ thuật và những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, về cây trồng vật nuôi còn hạn chế.

Môi trường kinh doanh chưa ổn định: nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường mới được một thời gian ngắn, nhiều hộ sản xuất không bắt kịp những thay đổi của thị trường nhất là về chất lượng, chủng loại, giá cả sản phẩm hàng hoá. Đa số hộ sản xuất bị hạn chế về năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý và kĩ thuật sản xuất thủ công lạc hậu, việc tích luỹ ban đầu rất nhỏ nên trong điều kiên cạnh tranh gay gắt trên thị trường, giá bán nông sản chững và hạ, cũng có thời điểm hạ hơn cầu nên khó tiêu thụ sản phẩm, bởi khách hàng vẫn còn ý nghĩ ngại sản phẩm Nông nghiệp của huyện ảnh hưởng những độc tố chất thải của những nhà máy công nghiệp từ Hà Nọi thải về nên giá cả rất thấp so với những mặt hàng ở nơi khác nhất là như cà, rau xanh. Một nguyên nhân khách quan khác là do những hạn chế như trình độ dân trí thấp, thiếu những kĩ năng, kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất nên có rất nhiều khách hàng không biết nên sản xuất cái gì, nuôi con nào, trồng cây gì và sản xuất như thế nào vì vậy mà tiền vay không được sử dụng đúng mục đích, khả năng khách hàng không trả được nợ coa.