Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất trồng lúa không chủ động nước nhằm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đại Quang và Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

MỤC LỤC

Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc trong nông nghiệp, người dân đã được tiếp cận với những phương thức sản xuất tiên tiến nên họ đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các giống lúa cao sản, các giống lúa thích nghi với điều kiện đặc biệt của từng vùng, các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu,…. Ngoài mô hình trên, huyện đã quy hoạch và đưa vào chuyển đổi 7 ha thuộc khu vực đồng thấp, xã Đại Cường sang trồng hoa màu như bắp, đậu xanh, đậu phụng; chuyển đổi 15ha trồng lúa khu Tây An (thị trấn Ái Nghĩa), khu vực thường xuyên thiếu nước tưới trầm trọng vụ hè thu sang trồng hoa màu như bắp hoặc đậu xanh vụ Xuân Hè và Hè Thu, riêng vụ Đông Xuân vẫn giữ nguyên trồng lúa.

Bảng 2.3: Kết quả tưới cho lúa năm 2011 ở vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Bảng 2.3: Kết quả tưới cho lúa năm 2011 ở vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Nội dung nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Giá trị sản xuất(GO)/ đơn vị diện tích= năng suất * đơn giá (triệu đồng/ha) Giá trị gia tăng(VA)/ đơn vị diện tích = thu nhập- chi phí (triệu đồng/ha). Sau khi thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp về được tổng hợp qua bảng, biểu đồ, so sánh qua các năm để nắm bắt sự biến động và rút ra kết luận.

Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tình hình sử dụng đất

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, ngay từ đầu năm, UBND xã đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực thực hiện nhiệm vụ được phân công, tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trung tâm và các chương trình trọng điểm, hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đảm. (Nguồn: Ủy ban nhân dân các xã) Từ bảng 4.1 cho thấy nền kinh tế đã có những bước phát triển nhanh, bền vững, định hứng phát triển kinh tế đã được xác định đúng đắn, thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng kinh tế của ngành công nghiệp- xây dựng giai đoạn 2011-2015 của xã Đại Đồng rất cao là 78,23% nhưng đối với xã Đại Quang thì tương đối thấp chỉ 4,34%. Nhờ thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh, trong những năm qua ngành chăn nuôi đã phát triển tương đối tốt, nhiều hộ gia đình cá nhân đã đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn hình thức trang trại, bước đầu đã đem lại kết quả, giải quyết được nhiều lao động tại địa phương.

Dịch vụ vận tải: Địa bàn của hai xã đang có 7 xe tải lớn phục vụ chuyên chở hành khách và vận chuyển hàng hóa, với phương tiện và chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện cho hoạt động lưu thông, mua bán hàng hóa được thông suốt trong và ngoài địa bàn huyện, tỉnh. Nhìn chung tình hình kinh tế- xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đã thực hiện được các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra, các chương trình trọng điểm được tập trung thực hiện và đạt kết quả, tạo nên diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đổi mới, kinh tế tăng trưởng khá. Qua số liệu tại bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 cho thấy trong giai đoạn năm 2010- 2015 thì tổng diện tích đất tự nhiên của hai xã đều thay đổi theo hướng tăng lên , nguyên nhân là do số liệu các kỳ kiểm kê trước đây không có sự kết nối giữa bản đồ với bảng biểu, độ chính xác thấp, phương pháp tính thủ công, tài liệu cũ, lạc hậu, độ tin cậy không cao.

Bảng 4.1: Tổng giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế hàng năm của xã Đại Quang và xã Đại Đồng giai đoạn 2011-2015
Bảng 4.1: Tổng giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế hàng năm của xã Đại Quang và xã Đại Đồng giai đoạn 2011-2015

Thực trạng sử dụng và biến động đất trồng lúa không chủ động nước

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015

Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của 2 xã trong khu vực nghiên cứu nhiều nhất là đất lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp có tỷ trọng đứng thứ hai , còn lại đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác có diện tích và tỷ trọng không đáng kể. Nhìn chung thì nguyên nhân làm cho diện tích đất lúa biến động là do những năm trước đây số liệu các kỳ kiểm kê không có sự kết nối giữa bản đồ với bảng biểu, độ chính xác thấp, phương pháp tính thủ công, tài liệu cũ, lạc hậu, độ tin cậy không cao. Trước tình hình quỹ đất lúa hiện nay trên nhiều địa bàn trong cả nước giảm dần nhưng quỹ đất lúa trên địa bàn nghiên cứu lại tăng thì đó là một điều rất đáng mừng và ta nên khuyến khích để đảm bảo được an ninh lương thực địa phương cũng như thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã giao.

Như vậy, tổng diện tích đất lúa không chủ động nước tại khu vực nghiên cứu đã giảm 34,96 ha trong giai đoạn 2011 – 2015, điều này nói lên rằng các xã đã chuyển đổi không nhiều diện tích đất lúa không chủ động nước sang các loại đất khác trong giai đoạn này. Nguyên nhân năng suất lúa không chủ động nước trên địa bàn nghiên cứu tăng dần qua thời gian là do sự quan tâm của chính quyền địa phương khi đầu tư các loại giống lúa tốt, quy trình canh tác lúa hợp lý, khoa học và hiệu quả cho nông dân trên địa bàn, mặt khác nông dân qua thời gian sản xuất đã có nhiều kinh nghiệm canh tác lúa trên loại đất này hơn; bên cạnh đó, những diện tích đất lúa không chủ động nước có điều kiện sản xuất khó khăn, không có hiệu quả cao đã được người dân và chính quyền địa phương chuyển đổi qua các loại đất khác nên năng suất đất lúa tại đây trong thời gian qua tăng lên. Bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến là họ chưa chọn được giống lúa có khả năng chịu hạn tốt để trồng, thường hay xảy ra sâu bệnh hại lúa do sạ sớm hơn lịch thời vụ,lúa trổ hay gặp thời tiết lạnh nên năng suất thấp, mất nhiều công lao động vì họ phải đi lấy nguồn nước ở xa chân ruộng để tưới cho lúa của mình,hệ thống kênh mương chưa được đảm bảo nên nước không dẫn được đến những chân ruộng cao, xa so với nguồn nước hoặc khi phun thuốc cho lúa mà không có nước thì họ phải làm lại lần hai, cùng với đó là tình hình thời tiết hiện nay diễn biến phức tạp nên người dân không chủ động được trong quá trình sản xuất.

Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa năm 2015 của khu vực nghiên cứu
Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa năm 2015 của khu vực nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa không chủ động nước

Xã Đại Quang

Xã Đại Đồng

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa không chủ động nước và các loại hình sử dụng đất hiệu quả cần chuyển đổi thay cây

Ngoài việc tiết kiệm nguồn nước tưới, có kế hoạch tưới hợp lý thì việc chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả nhất là trên đất lúa không chủ động được nước sang cây trồng cạn là giải pháp quan trọng để ứng phó với tình hình hạn hán như hiện nay. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, những mô hình hiện đang sản xuất khá hiệu quả như sản xuất cây sắn xen lạc, sản xuất cây ngô, sản xuất đậu xanh, khoai lang hoặc trồng sả trên đất hạn đem lại hiệu quả, giải quyết được nhu cầu việc làm ở khu vực nông thôn góp phần xóa đói, giảm nghèo và giúp nông dân vươn lên làm giàu. - Những chân ruộng đất cát pha, thịt nhẹ có khả năng chuyển sang cây trồng cạn, thì các địa phương cần bố trí các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như: cây Lạc, Sắn, Rau đậu các loại, Đậu tương, Bí đỏ (bí sọ), Khoai lang, Mè đen….

- Đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, tạo điều kiện, ủng hộ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nghiên cứu, khảo nghiệm các giống mới; tổ chức liên kết tốt giữa 4 nhà: nhà nông – nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp. - Địa bàn rộng, nhưng chủ yếu là đồi núi, khó khăn cho việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, bố trí các khu dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi chưa đầy đủ, chất lượng công trình chưa cao nên ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu đi lại và tưới tiêu của nông dân trên địa bàn, tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng thường xuyên xảy ra trên địa bàn. - Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất trồng lúa không chủ động nước tại khu vực nghiên cứu chưa cao, còn có dư lượng phân bón hóa học, phun thuốc BVTV tùy tiện, không theo quy trình, quy chuẩn cụ thể nên dễ gây tác động tiêu cực đối với môi trường đất, làm cho đất chua, bị dí chặt, yếm khí và có thể bị ô.

Kiến nghị

- Tăng cường chuyển đổi tư duy sản xuất tự cung, tự cấp sang hình thức sản xuất hàng hóa. - Phân bố lao động trong gia đình một cách hợp lý, khoa học nhằm tiết kiệm lao động, nâng cao giá trị ngày công. Chủ động tạo ra các ngành nghề phụ nhằm giải quyết công ăn việc làm trong thời gian nông nhàn.

- Tham gia đầy đủ và có chất lượng các buổi tập huấn, thảo luận về kỹ thuật sản xuất được tổ chức tại địa phương.