MỤC LỤC
Giai đoạn từ năm 1993 đến nay với sự hình thành của hệ thông khuyến nông Nhà nước được thành lập theo Nghị định 13/Chính phủ về công tác khuyến nông của Chính phủ ban hành ngày 02/03/1993, hệ thống khuyến nông đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chuyển giao KTTB trong nông nghiệp và nông thôn, là một bộ phận hoạt động thống nhất từ Trung ương tới các địa phương. Nổi bật là chương trình sản xuất hạt lúa lai F1, lúa lai thương phẩm, ngô lai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao kỹ thuật với cây công nghiệp dài ngày, cải tạo vườn tạp năng suất thấp, chuyển giao kỹ thuật với cây công nghiệp ngắn ngày như trồng lạc che phủ nylon, kỹ thuật về giống và canh tác cây đậu tương, chuyển giao kỹ thuật về trồng và thâm canh cây ăn quả…Để có được những kết quả này Chính phủ đã chỉ định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, chịu trách nhiệm tổ chức và phối hợp với các cơ quan nghiên cứu để phát triển.
Qua tỷ lệ đó ta thấy được chất lượng lao động của Trung tâm cao (trình độ trên đại học và đại học chiếm 69,64% tổng lao động), điều này phản ánh một thực tế là quá trình vận hành bộ máy của cơ quan thuận lợi, công tác mang lại hiệu quả cao. Công việc chủ yếu là lao động bằng trí óc là chính do đó tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ không đáng kể. Trung tâm luôn chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho nhân viên, tạo điều kiện cho công nhân viên học cao học, đại học tại chức…. Hoạt động của Trung tâm chủ yếu là chuyển giao các giống, kỹ thuật tiến bộ phù hợp với từng địa phương. Do đó, yêu cầu cán bộ làm công tác chuyển giao của Trung tâm phải là những người có chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng về khuyến nông, kinh nghiệm tiếp cận với người dân địa phương. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao của Trung tâm, bên cạnh tạo điều kiện cho cán bộ trong Trung tâm làm việc có hiệu quả thì cần chú trọng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp đi chuyển giao đến các địa phương. c) Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật. Về vị trí địa lý, Đô Lương nằm về phía Tây bắc tỉnh Nghệ An, nơi tiếp giáp giữa các huyện đồng bằng với các huyện miền núi tạo thành ngã tư kinh tế với 3 tuyến giao thông quan trọng: Đường 7A, 15A, và đường 46 tại thị trấn Đô Lương, vùng cầu Tiên và Ba ra Đô Lương trở thành một trung tâm kinh tế - văn hoá, thương mại có nhiều tiềm năng, triển vọng phát triển kinh tế và không gian đô thị có tầm cỡ một thị xã trong tương lai.
Tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn như internet, ấn phẩm sách báo của Nhà xuất bản Nông nghiệp, các nghiên cứu khoa học đã được công bố và lưu trữ tại thư viện trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội với các nội dung liên quan đến hoạt động chuyển giao KTTB về giống cây trồng, các báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động của Trung tâm giống cây trồng Nghệ An trong những năm 2007 đến 2009. Cán bộ chuyển giao được hỏi về đặc điểm, nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm, những khó khăn thuận lợi, những kết quả đạt được và những đánh giá của họ về KTTB được chuyển giao, đối với cán bộ chuyển giao làm trực tiếp tại Trung tâm sử dụng phương pháp phỏng vấn không chính thức (không sử dụng bảng câu hỏi), nhưng chuẩn bị sẵn câu hỏi cần thiết và trong quá trình phỏng vấn đặt ra các câu hỏi mới, ghi chép lại sau đó về tổng hợp lại theo ý kiến của họ, còn đối với cán bộ chuyển giao ở các xã sử dụng bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán các chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất nông nghiệp, thái độ thay đổi trong sản xuất của người nông dân trước và sau khi được chuyển giao KTTB, thái độ làm việc của cán bộ trước người dân, phân tích biến động của hiện tượng thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến công tác chuyển giao và sản xuất của nông dân.
Tổ chức dịch vụ kỹ thuật, sản xuất và cung ứng giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với các quy định về quản lý giống trên địa bàn tỉnh; tư vấn xây dựng và thực hiện các dự án về giống cây trồng theo sự phân công của Sở NN & PTNT và UBND tỉnh. Tham mưu giúp Giám đốc Sở NN & PTNT trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành về giống cây trồng để Sở ban hành thực hiện; Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo qui định. Phòng kỹ thuật: Thực hiện mô hình sản xuất thử nghiệm, khảo nghiệm, mô hình trình diễn công nghệ mới, tổ chức hội thảo, hội thảo các KTTB trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện các hoạt động khuyến nông như huấn luyện, đào tạo ngắn hạn cán bộ các cấp theo các mô hình trình diễn, đề tài cấp nhà nước…Thực hiện các hợp đồng chuyển giao về giống, kỹ thuật, điều tra đánh giá nhu cầu về các loại sản phẩm khoa học, công nghệ mới.
5 106,58 (Nguồn: Phòng kỹ thuật của Trung tâm) Trong chuyển giao theo hình thức này thì sự tư vấn của Trung tâm về quy trình kỹ thuật cho nông dân là thực sự cần thiết (về mùa vụ gieo, loại đất thích hợp, kỹ thuật bón phân, biện pháp phòng trừ sâu bệnh, thị trường bán sản phẩm). Có thể nói rằng, hoạt động chuyển giao qua các hợp đồng Trung tâm có ưu điểm hơn hẳn các hình thức chuyển giao khác và kết quả này đã đưa nhiều KTTB vào áp dụng có hiệu quả trên đồng ruộng của nông dân nhiều địa phương, nông dân được đáp ứng yêu cầu về cây giống và nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích của mình. Do vậy, để các mô hình mang tính bền vững, khi lựa chọn các hộ tham gia cần có sự hài hòa giữa hộ khá và nghèo, để học hỏi lẫn nhau, để có những cải tiến trong quy trình sản xuất để phù hợp với hoàn cảnh của từng loại hộ, như vậy khi triển khai ra diện rộng mọi đối tượng nông dân mới có điều kiện áp dụng, tránh tình trạng hộ giàu cứ ngày càng giàu trong khi đó hộ nghèo càng tụt hậu.
Nguồn kinh phí cho tổ chức các lớp chủ yếu do Trung tâm khuyến nông Quốc gia và do Bộ nông nghiệp cấp, bao gồm kinh phí tổ chức cho hội nghị, hội thảo, tham quan đầu bờ, kinh phí hỗ trợ vật tư cho nông dân. Trung tâm có nhiệm vụ thực hiện và triển khai, ở đây người tham gia được hướng dẫn kỹ thuật và các thông tin cần thiết về giống sau đó có nhiệm vụ truyền đạt lại cho nông dân theo hình thức lan truyền như sau: Cán bộ khuyến nông cấp huyện thông qua các lớp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, cán bộ khuyến nông cấp huyện tập huấn lại cho KNVCS thông qua các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và nâng cao nghiệp vụ, sau đó KNVCS có nhiệm vụ tập huấn lại cho nông dân qua tổ chức hướng dẫn trên đồng ruộng và qua hệ thống loa truyền thanh của xóm, thôn. (Nguồn: Phòng kỹ thuật của Trung tâm) Qua bảng 4.7 cho thấy: Công tác tập huấn của Trung tâm được thực hiện ở nhiều nơi, phối hợp nhiều cơ quan ở nhiều địa phương khác nhau, học viên bao gồm cả nông dân và cán bộ KN địa phương.
Như vậy, Trung tâm đã thực hiện nhiều hình thức chuyển giao khác nhau, mỗi hình thức có một đặc trưng riêng, chuyển giao các giống lúa, đậu, lạc, ngô theo hình thức hợp đồng cung ứng và xây dựng mô hình là nhiều hơn cả. Ta thấy, Trung tâm thực hiện chuyển giao không chỉ nhằm cung cấp các giống có đủ phẩm chất tốt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nông dân mà còn cung cấp cả các thông tin về kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất, từ đó nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích, xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân. Qua các hoạt động chuyển giao của Trung tâm cán bộ KN sẽ xác định được những thuận lợi, khó khăn của nông dân từ các thông tin về sản xuất và kinh tế để xây dựng kế hoạch khuyến nông cho phù hợp với yêu cầu của địa phương.
Thông tin đại chúng (báo, đài, tivi,…) x x (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2010) Hộ nhóm I, nguồn cung cấp thông tin cho họ khá đa dạng, nông dân thuộc nhóm hộ này thường là những hộ có điều kiện và thường nhạy bén trong tiếp cận với các thông tin về giống kỹ thuật mới, do đó thông tin đưa đến cho họ chủ yếu là cán bộ chuyển giao Trung tâm, cán bộ trạm khuyến nông huyện, KNV ở xã và các phương tiện thông tin đại chúng. Cán bộ cơ sở là những người thường xuyên tiếp xúc với nông dân nên rất được nông dân tin tưởng nhưng ở một số địa phương cán bộ có trình độ chuyên môn còn rất hạn chế (chủ yếu có trình độ trung cấp nông nghiệp, hoặc tốt nghiệp phổ thông) nên các phương pháp khuyến nông không phù hợp. Tăng cường các hoạt động cho hai phương pháp này là thực sự cần thiết, việc đào tạo tập huấn của Trung tâm cần có đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên làm công tác này, cán bộ tham gia phải có cả chuyên môn kỹ thuật và phương pháp khuyến nông vững vàng, nhiệt tình có tâm huyết với nghề.