MỤC LỤC
Phương pháp nghiên cứu
Đóng góp của luận văn
Hàng trăm nhà thơ, nhà văn trẻ trực tiếp cầm súng ra chiến trường và sáng tác như Nguyễn Thi, Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Lê Anh Xuân… và từ trong khói lửa, nhiều tác phẩm tiêu biểu đã ra đời: Những bức thư từ tuyến đầu Tổ Quốc của Anh Đức, Vầng trăng quầng lửa của nhà thơ Phạm Tiến Duật, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi…. Nhiều bài thơ của Phạm Tiến Duật đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng thế hệ trẻ thời bấy giờ nói riêng và công chúng yêu thơ nói chung như: Lửa đèn, Tiểu đội xe không kính, Gửi em cô thanh niên xung phong, Trường Sơn đông, Trường Sơn Tây… Những bài thơ này đã đưa ông lên vị trí hàng đầu của thơ ca Việt Nam thời kỳ chống Mỹ với Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, đợt IV, năm 2012.
Thơ ông thời kì này thường nói đến sứ mệnh của tuổi trẻ thời chống Mỹ, tình yêu quê hương, tổ quốc, trách nhiệm với cộng đồng, Nhân dân, lịch sử… Điểm đặc biệt là Hữu Thỉnh thường nói về tình yêu nước một cách sâu sắc những hết sức giản dị. Ở chiều sâu tình yêu dành cho những hình tượng thân gần nhất vừa kể trên, Hữu Thỉnh luôn suy nghĩ, phát hiện và tổng kết thành những chân lý đắt giá, những bài học đắp bồi cho nhân cách, cho bản lĩnh sống trước hết là cho chính ông, sau nữa là cho thế hệ trẻ - những “người cùng thời”.
Từ đây, xuất hiện khát vọng bức thiết là văn học nghệ thuật phải quan tâm đến con người, không phải là con người sử thi, con người anh hùng như trong thời chiến, mà là con người của đời thường, con người của cá nhân, của số phận, thân phận. Hữu Thỉnh đã không quên nhìn về cái làng nghèo, mái tranh nghèo nhà mình, đã không quên cái gốc gác nông dân của mình, không quên cái gốc lính của mình Trong đó không thiếu những hụt hẫng về tinh thần trước những trăn trở không nguôi về số phận và thân phận của con người.
Thay vì quan niệm thơ như một hoạt động tuyên truyền chính trị, giờ đây, với ông, thơ được nhấn mạnh, đề cao trước hết với tư cách là một hoạt động sáng tạo - nhận thức; thơ không được phép quay lưng trước những vấn đề nóng bỏng của hiện thực đời sống, thơ phải gắn liền với thời đại và thời cuộc, thơ phải là tiếng nói trách nhiệm và ý thức xã hội tỉnh táo, trung thực của nghệ sỹ. Là một nhà thơ thuộc thế hệ chống Mỹ, Hữu Thỉnh nhìn chiến tranh, đất nước, nhân dân từ góc độ một nhà thơ - chiến sỹ từng trực tiếp tham gia vào cuộc khỏng chiến bảo vệ bờ cừi Tổ quốc và chứng kiến sự “vặn mỡnh” vĩ đại của cả dân tộc trước bão lửa chiến tranh. Ta có thể thấy điều đó qua hầu hết các trường ca của tác giả như: Biển, Đường tới thành phố,… cùng một số bài thơ như: Sang thu, Thương lượng với thời gian,… Qua các biểu tượng thơ, Hữu Thỉnh muốn thể hiện triết lí về sự rộng lớn, bất diệt của dòng đời cũng như đất nước, quê hương.
Từ đó, ta thấy triết lí của Hữu Thỉnh về mối quan hệ giữa con người với Tổ quốc, quê hương: “Cá nhân là chủ thể đất nước nương theo, sự tồn vong của đất nước được quyết định bởi từng cá nhân, từng cá nhân hợp thành dân tộc, đất nước; hạnh phúc của dân tộc không thể nào trọn vẹn, nếu một cá nhân còn đau khổ, bất hạnh” [43, 32]. Hoặc, khi tái hiện hiện thực chiến tranh, thơ Hữu Thỉnh cũng giống nhiều tác giả thời thơ chống Mĩ luôn chú trọng đề cập và giải đáp những vấn đề mang ý nghĩa chính trị, bám sát thời sự diễn biến của cuộc chiến đấu, khẳng định đường lối và quyết tâm chiến đấu của dân tộc,… Đó là những cảm hứng và chủ đề thường trực trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên và nhiều nhà thơ Cách mạng khác. Nguyễn Nguyên Tản nhận xét rất xác đáng: “Cái riờng tư đụi khi lại trỗi lờn” một cỏch mạnh mẽ rừ rệt so với những đồng nghiệp đương thời bởi lẽ “theo quan niệm của Hữu Thỉnh, cá nhân là chủ thể đất nước nương theo, sự tồn vong của đất nước được quyết định bởi từng cá nhân, từng cá nhân hợp thành dân tộc, đất nước; hạnh phúc của dân tộc không thể nào trọn vẹn, nếu một cá nhân còn đau khổ, bất hạnh” [32, 31].
Trong chuyên luận Thi pháp thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Nguyên Tản cũng đã nhắc tới cái tôi tự ý thức này trong hình bóng người cô đơn: “Con người cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh xuất hiện trên cái nền chung ấy, nhưng cô đơn cũng cô đơn hơn, thất vọng cũng thất vọng hơn, đau xót cũng đau xót hơn. Ông cho rằng: “Triết lí trong thơ Hữu Thỉnh nhiều khi xuất phát từ những chi tiết rất nhỏ nhoi, bình dị”, và nó “được nảy sinh từ những suy ngẫm không ngừng về lẽ sống, về cách xử thế, về quan hệ người, về cái cao cả mong manh đang bị bủa vây bởi cái thấp hèn, hung bạo…” [3]. Trong so sánh, nếu với Thanh Thảo, ta thấy nếu như hồn thơ Thanh Thảo là những tia chớp từ trên trời xuống thì hồn thơ Hữu Thỉnh là sự xum xuê của cây cối từ đất lên, nếu Thanh Thảo trong trường ca của mình cho bạn đọc một cách nói mới, thậm chí táo bạo trong thơ so với trước đó - một cách nói thông minh, sắc sảo làm người đọc có cảm giác rằng khi ông viết ông nghĩ rồi mới cảm thì Hữu Thỉnh dân dã đằm thắm mượt mà và thủ thỉ như quê mùa, nhưng vẫn hết sức đằm sâu và gợi nghĩ.
Để thể hiện cái tôi triết lí ấy, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật riêng, như ưa sự khái quát,ngôn ngữ giản dị mà giàu hàm ý, giọng điệu nghiêng về phía trầm lắng,… Quả thực, bằng cái tôi triết lí, nhà thơ đã dâng tặng bạn đọc những cảm xúc đặc biệt, những nhận thức mới mẻ về thế giới tâm hồn con người ẩn chứa bao điều bất ngờ thú vị.
Để gia tăng tính tư tưởng, triết lý trong lời thơ, Hữu Thỉnh đã sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ như tương phản, đối lập, ẩn dụ, so sánh… Các biện pháp tu từ được vận dụng một cách đa dạng, linh hoạt trong lời thơ tạo những hàm ý sâu sắc. Và nhiều lúc với việc sử dụng thành công các hình ảnh ẩn dụ một cách tinh tế, Hữu Thỉnh đã mở rộng được ý nghĩa đặc trưng của sự vật, đổi mới được cảm xúc thơ, đem đến cho người đọc những liên tưởng bất ngờ thú vị “Sóng miên man hao hụt cả hoàng hôn”(Chiếc vó bè): “Lá đem những mảnh chiều / Trút lên đầy nỗi nhớ”(Thảo nguyên); “Em vừa góp gió ngoài sân/ Anh vừa góp được một lần vu vơ”(Vu vơ); “Anh lặn qua cái chết/ Mãnh liệt một mầm cây” (Ấm lạnh). Những hình ảnh ẩn dụ trong thơ Hữu Thỉnh được sáng tạo từ một đời sống tâm hồn đặc biệt phong phú, chan chứa tình người, tình đời vì thế nên nó giàu sức mạnh nội lực và có sức neo đậu lâu bền trong lòng người đọc.
Với sự trải nghiệm cuộc sống sâu sắc, sự hòa mình và gắn bó máu thịt với đời sống nhân dân, với tài năng, sự học hỏi và cá tính sáng tạo, Hữu Thỉnh đã sáng tác nên những vần thơ vừa trữ tình vừa đậm đà tính triết lý, trí tuệ. Ở đây, tác giả sử dụng thêm nhiều hình ảnh đối lập để nhấn mạnh quy luật này: kẻ ghét phải gần - người yêu xa cách, thương mặt đất - phải bay đi xa, đường đông - không biết đi về đâu, bóng cây - trời nắng gắt. Ðồng thời, để nhấn mạnh ý tưởng, gây sự chú ý ở người đọc, ông sử dụng nhiều lối nói trùng điệp, phép điệp từ, điệp ngữ, các cách so sánh giàu tính liên tưởng và tương phản để tăng cường độ tập trung thông tin và hiệu quả bình giá.
“Ngay cả trong những trường ca “Đường tới thành phố” hay “Biển”, khi mà cái âm hưởng hùng ca chiếm vai trò chủ đạo, Hữu Thỉnh vẫn biết nghiêng xuống các bi kịch bằng cái nhìn cảm thông thực sự. Chất giọng suy tư trong mảng thơ viết về cuộc sống thời bình của Hữu Thỉnh dẫn tới xu hướng bao trùm là tự bày tỏ những trăn trở về thân phận con người, về hạnh phúc, khổ đau, thế thái nhân tình. Tâm niệm và tâm sự, độc thoại và đối thoại, răn mình và nhắn đời với cung bậc rất trầm, rất thấp, cố tình xuống giọng làm thành điệu hồn của Hữu Thỉnh, tuy đôi lúc nó đơn lẻ, não nùng và có phần chua chát.
Đó là sự kết hợp giữa các sắc thái giọng điệu: trữ tình sâu lắng, ưu tư chiêm nghiệm, khái quát, triết lý… Ta ít khi gặp trong thơ ông giọng sôi nổi, hào hùng như trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên hay Phạm Tiến Duật.