MỤC LỤC
Sản xuất rượu trái cây dựa trên cơ sở các quá trình hóa sinh xảy ra trong quá trình lên men các loại nước quả dưới tác dụng của hệ enzyme nấm men. Nấm men sử dụng nguồn cơ chất từ nước quả ( nho, mơ, dứa, dâu tằm, … ) có chứa đường glucose, fructose, các chất peptin, các axit hữu cơ ( axit tactaric, malic, sucsinic) và muối của những axit này, các. Phương pháp sản xuất rượu vang từ chủng thuần khiết có rất nhiều ưu điểm: thời gian lên men nhanh, sử dụng triệt để nguồn cơ chất, nồng độ cồn thu được cao hơn lên men tự nhiên là 0,1 – 1o , vang sáng màu nhanh hơn, có hương vị thanh khiết hơn.
Hơn thế nữa, nấm men phân tán trong dung dịch, nên không thể lọc bỏ hết triệt để, trong quá trình bảo quản phần nấm men còn sót lại sẽ lắng xuống đáy, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm về chỉ tiêu cảm quan. Phương pháp này mục tiêu là giữ các tế bào nấm men trên một chất mang, nhằm tăng hệu suất thu hồi và giảm chi phí tinh sạch. Điều này đã dẫn đến nhiều cuộc nghiên cứu, nhằm tìm kiếm, những nguyên liệu rẽ tiền thường bị lãng quên, hay cách tận dụng nguồn phế phẩm.
Dựa vào lý thuyết về yêu cầu chất mang, cũng như nguyên tắc của phương pháp, thì các vật liệu lignocellulose là một chất mang sinh học đã được khám phá, và bã mía đã được áp dụng. Bã mía là nguồn phế phẩm của ngành công nghiệp sản xuất đường, thường được làm nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn gia súc và làm nguồn nguyên liệu cho nhà máy.
Một trong số đó là nghiên cứu cố định vi sinh vật trên bã mía.
Tuy nhiên năng suất có sự suy giảm sau ba lần tái sử dụng, do tế bào nấm men đã được đồng nhất, ít lẫn vào môi trường nên sự trao đổi có phần khó khăn. Khối lượng bã mía liên tục suy giảm, nhưng từ lần thứ 8 trở di thì khối lượng không đổi, nguyên nhân có thể do ban đầu đường còn sót lại trong bã mía về sau nấm men đã sử dụng hết. Theo khảo sát thì, năng suất đã tăng trong diều kiện nhiệt độ thấp (10oC – 15oC), nguyên nhân có thể do sự thích nghi của tế bào nấm men cố định cao hơn.
Sử dụng môi trường mật rỉ để lên men, pH =4,2, có bổ sung acid sulphuric, và chất kháng khuẩn Kamoran HJ 10ppm, hoặc penicillin 10ppm và tetracyline 10ppm. Nghiên cứu này khảo sát hiệu suất lên men liên tục trong fermenter 3,5L với những nồng độ pha loãng khác nhau khi sử dụng nấm men cố định, và hoạt động của nấm men trong môi trường pha loãng. Ngày nay xylitol được sản xuất bắng cách hydro hóa D – xylose, nhưng phương pháp này khá đắt tiền do phải thực hiện ở nhiệt độ cao, áp suất cao và trải qua nhiều bước thanh lọc nguyên liệu ( Winkelhausen và Kusmanova, 1998).
Chính ví lý do đó, đã dẫn đến nhiều nghiên cứu nhằm cải thiện sản xuất bằng phương pháp rẽ hơn, thủy phân hemicelluloses, và trong sản phẩm còn lẫn sản phẩm thủy phân lignocellulosic, tuy nhiên hàm lượng này có thể điều chỉnh sao cho hợp lý. Những nghiên cứu sau này áp dụng nấm men sản xuất xylitol, Saccharomyces cerevisiae, Candidaspp mặc dù năng suất thu được không bằng phương pháp hóa học. Đối với mục đích công nghiệp, ngưới ta quan tâm nhiều đến sản phẩm phụ và khả năng tái sử dụng phụ phẩm, vật liệu chứa lignocellulosic được sử dụng như chất mang tế bào, và bã mía có hàm lượng lignocelluloses cao nhất đã được sử dụng.
Nghiên cứu này đã đóng góp một phần to lớn cho sự phát triển sản xuất xylitol nhờ sự thủy phân hemicellulose của tế bào Candida guilliermondii cố định trên bã mía. Mặc dù vậy, vẫn phải thừa nhận rằng nước ta có nhiều tiềm lực sẳn có để phát triển hướng nghiên cứu cố đĩnh tế bào trên chất mang bã mía vào sản xuất. Việc cố định tế bào nấm men cũng đạt được thành tựu ở nước ta như: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, thuộc trường đại học Đà Lạt(Việt Nam) đã nghiên cứu thành công việc cố định nấm men Saccharomyces cerevisea lên giá thể PHEMA ( là một vật liệu hydrogel, một loại polymer gồm nhiều monomer hydroxyethylmethacrylte).
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, việc ứng dụng bã mía trong cố định tế bào nấm men áp dụng vào sản xuất, đang rất phổ biến, và hiệu suất thu được khá cao. [1].Nguyễn Đức Lượng, Phan Thị Huyền, Nguyễn Ánh Tuyết (2006), Thí nghiệm công nghệ sinh học tập 2: thí nghiệm vi sinh vật học , Nhà xuất bản Đại học quốc gia TpHCM. Nguyễn Đức Lượng, Cao Cường, Nguyễn Ánh Tuyết, Lê Thị Thủy Tiên, Tạ Thu Hằng, Huỳnh Ngọc Oanh, Nguyễn Thúy Hương, Phan Thị Huyền, Công nghệ enzyme, Nhà xuất bản đại học quốc gia TpHCM.