MỤC LỤC
- Cơ sở của tư duy hóa học là sự liên hệ quá trình phản ứng sự tương tác giữa các tiểu phân vô cùng nhỏ bé của thế giới vi mô (nguyên tử, phân tử, ion, electron, ..). - Đặc điểm của quá trình tư duy hóa học là sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa những hiện tượng cụ thể quan sát được với những hiện tượng cụ thể không quan sát được, ngay cả khi dùng kính hiển vi điện tử, mà chỉ dùng kí hiệu, công thức để biểu diễn mối liên hệ bản chất của các hiện tượng nghiên cứu. Vậy bồi dưỡng phương pháp và năng lực tư duy hóa học là bồi dưỡng cho học sinh biết vận dụng thành thạo các thao tác tư duy và phương pháp lôgic, dựa vào những dấu hiệu quan sát được mà phán đoán về tính chất và sự biến đổi nội tại của chất, của quá trình. Như vậy cũng giống như tư duy khoa học tự nhiên, toán học và vật lý, tư duy hóa học cũng sử dụng các thao tác tư duy vào quá trình nhận thức thực tiễn và tuân theo quy luật chung của quá trình nhận thức. Hóa học là bộ môn khoa học lý thuyết và thực nghiệm có lập luận, trên cơ sở những kỹ năng quan sát các hiện tượng hóa học, phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng, thiết lập những sự phụ thuộc xác định để tìm ra những mối liên hệ giữa các mặt định tính và định lượng, quan hệ nhân quả của các hiện tượng và quá trình hóa học, xây dựng nên các nguyên lý, quy luật, định luật, rồi trở lại vận dụng để nghiên cứu những vấn đề của thực tiễn. a) Khả năng định hướng : Ý thức nhanh chóng và chính xác đối tượng cần lĩnh hội, mục đích phải đạt được và những con đường tối ưu đạt được mục đích đó. b) Bề rộng : Có khả năng vận dụng nghiên cứu các đối tượng khác. c) Độ sâu : Nắm vững ngày càng sâu sắc hơn bản chất của sự vật, hiện tượng. d) Tính linh hoạt : Nhạy bén trong việc vận dụng những tri thức và cách thức hành động vào những tình huống khác nhau một cách sáng tạo. e) Tính mềm dẻo : Thể hiện ở hoạt động tư duy được tiến hành theo các hướng xuôi ngược chiều. Trực quan sinh động. trừu tượng Thực tiễn. f) Tính độc lập : Thể hiện ở chỗ tự mình phát hiện ra vấn đề, đề xuất cách giải quyết và tự giải quyết được vấn đề. g) Tính khái quát : Khi giải quyết một loại vấn đề nào đó sẽ đưa ra được mô hình khái quát, trên cơ sở đó để có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề tương tự, cùng loại. BTHH phải đa dạng phong phú về thể loại và được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học như nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, luyện tập, kiểm tra … Thông qua hoạt động giải bài tập hóa học, mà các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, … thường xuyên được rèn luyện và phát triển, các năng lực: quan sát, trí nhớ, óc tưởng tượng, suy nghĩ độc lập,.
Trong sơ đồ trên người học - chủ thể của hoạt động, còn giáo viên - người tổ chức - điều khiển, làm sao để phát huy tối đa năng lực độc lập suy nghĩ của học sinh, có độc lập mới biết phê phán, có phê phán mới có khả năng nhìn thấy vấn đề và có khả năng sáng tạo được. - Từ việc nắm kiến thức trong khi nghiên cứu bài mới không vững chắc, thời gian dành cho luyện tập ít, không có điều kiện phân tích, mổ xẻ bài toán thật chi tiết, để hiểu cặn kẽ từng chữ, từng câu, từng điều kiện, từng khái niệm, những kiến thức nào được vận dụng, những cách giải nào có liên quan.
Câu 25 : Thuỷ phân hoàn toàn 342 gam saccarozơ trong dung dịch axit đun nóng, lấy toàn bộ lượng glucozơ sinh ra cho tác dụng với lượng dư AgNO3/ NH3 thì thu được bao nhiêu m gam Ag (biết hiệu suất của phản ứng thuỷ phân đạt 75%). Câu 49 : Cho hỗn hợp Y gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H9NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch X và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẵng.
Tức là xuất phát từ yêu cầu của bài toán (gọi là K). Từ sự phân tích đó, sẽ giúp học sinh xây dựng được tiến trình luận giải bài tập. Tiến trình này có thể tóm tắt theo sơ đồ. Đây là quá trình trình bày lời giải một cách tường minh từ giả thiết đến cái cần tìm. Để giải một bài toán phức hợp nhất định học sinh phải giải thành thạo các bài toán trung gian và phải nhận ra quan hệ logic toàn bài thông qua các quan hệ logic sơ đẳng. Nếu vì lí do nào đó mà giáo viên không làm cho học sinh hiểu trọn vẹn một vấn đề, một bài toán, một quá trình suy luận thông qua những câu hỏi “Tại sao”; về phía học sinh cũng không biết tự đặt ra câu hỏi này thì đã hạn chế một cách đáng kể quá trình nhận thức, khả năng giải quyết vấn đề và phát triển tư duy của học sinh. Bằng cách khảo sát lại lời giải đã tìm được để kiểm tra toàn bộ quá trình giải. Sau đó tìm câu trả lời cho các vấn đề đặt ra : Lời giải trên đã tối ưu hay chưa? Có cách nào khác có thể đi đến kết quả tốt hơn không? Có bao nhiêu cách giải cho bài tập này? Tính đặc biệt của bài tập này là gì?.. Khảo sát lại tất cả những cách giải, chọn ra cách giải tối ưu nhất, khái quát hóa thành cách giải chung cho từng dạng bài tập. Nếu cho rằng việc giải một bài tập đã hoàn toàn kết thúc khi tìm ra một lời giải và trỡnh bày sạch sẽ, rừ ràng lời giải đú, thỡ đú là một sai lầm. Bởi vỡ chỳng ta đó bỏ qua một giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng mà qua đó có thể củng cố kiến thức, phát triển khả năng giải bài tập, đó chính là giai đoạn nhìn lại cách giải, khảo sát, phân tích kết quả và con đường đã đi. Các biện pháp sử dụng bài tập có nhiều cách giải để rèn luyện tư duy cho học sinh. Để HS rèn luyện được tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học thông qua hệ thống bài tập đã xây dựng, chúng tôi đề xuất 4 nhóm biện pháp như sau :. a) Nhóm các biện pháp về tổ chức, hướng dẫn. - Yêu cầu HS lựa chọn cách giải tối ưu trong các cách giải. - Hướng dẫn HS tập xây dựng bài tập mới. - Cho HS giải các bài tập phải biện luận. - Yêu cầu HS tập trung tư tưởng. - Tạo điều kiện cho HS suy nghĩ độc lập. b) Nhóm các biện pháp về tư duy. - Yêu cầu HS nói viết phải trình bày một cách chính xác và logic. - Yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức theo từng vấn đề. - Cho HS sử dụng kiến thức đã học vào hoàn cảnh mới. - Tập cho HS cách nhìn bài toán dưới những góc độ khác nhau. - Yêu cầu HS nhận xét bài giải của người khác, phát hiện nội dung không logic và chỉnh sửa lại cho phù hợp. - Yêu cầu HS đưa ra luận điểm để bác bỏ quan điểm của người khác, bảo vệ quan điểm của mình. - Khuyến khích HS nhìn một vấn đề hay một bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau. - Giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản một cách chính xác và hệ thống. - Giúp HS nắm được logic các quy luật biến đổi từ chất này sang chất khác. - Rèn cho HS các thao tác tư duy để giải bài tập. - Rèn luyện năng lực nhận xét, phát hiện vấn đề bài toán. - Rèn cho HS khả năng suy luận. c) Nhóm các biện pháp về phương pháp giải. - Giúp HS các bước giải của mỗi loại bài toán. - Giúp HS các phương pháp giải toán Hóa học. d) Nhóm các biện pháp hổ trợ. Nhận xét : Điểm rèn luyện tư duy cho HS qua bài tập trên là phải biết lựa chọn phương pháp phương trình ion thu gọn để giải, vì nếu giải bằng phương trình phân tử thì nhiều HS sẽ phải viết rất nhiều phương trình phản ứng (2 phương trình của kim loại với H2O, 2 phương trình của axit với NaOH và Ba(OH)2), nếu bài tập này cho hỗn hợp axit thì việc viết phương trình phản ứng trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Trong số các cách giải ở trên, ta thấy có sự phù hợp giữa nhiều cách giải khác nhau và có thể lựa chọn ra một số phương pháp giải nhanh nhất như sử dụng phương pháp bảo toàn electron, phương pháp quy đổi … Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào là hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực tư duy của từng người cũng như phù hợp với từng HS. - Xây dựng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải, với 25 bài tập có nhiều cách giải được hướng dẫn cụ thể từng bài và từng cách giải, xây dựng 177 câu hỏi bài tập trắc nghiệm có nhiều cách giải (gồm 52 câu bải tập trắc nghiệm hóa hữu cơ và 125 câu bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ) phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Sử dụng BTHH, đặc biệt là BTHH có nhiều cách giải một cách có hiệu quả, thông qua việc lựa chọn và tổ chức để HS tìm ra cách giải BT, sẽ giúp HS thông hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn, điều đó cho thấy chính người sử dụng bài toán mới làm cho bài toán có ý nghĩa thật sự. - Như vậy phương án TN đã nâng cao được năng lực tư duy của học sinh, khả năng làm việc độc lập và tự lực, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức đã học vào những bài toán là những tình huống mới, biết nhận ra cái sai của bài toán và bước đầu xây dựng những bài toán nhỏ góp.