MỤC LỤC
Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại có thể là các doanh nghiệp trong nước cùng tham gia hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng hoá đến cùng một thị trường hoặc là các doanh nghiệp của nước khác cùng xuất khẩu mặt hàng đó tới cùng thị trường của doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ may tập trung vào các khía cạnh như sự phát triển nhanh của những đoạn thị trường chính yếu, sự yếu kém của các đối thủ cạnh tranh, chi phí cho các kênh phân phối giảm, thế mạnh của đội ngũ làm công tác xuất khẩu và quan trọng hơn cả là những thay đổi về luật lệ và chính sách có lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Cũng tương tự như vậy, đứng trước các hiểm hoạ doanh nghiệp có thể bình tĩnh rút lui khỏi thị trường hoặc chủ động "lật lại" tình thế trên thị trường.
Khi thực hiện chính sách kỳ đổi mới, với việc ban hành Nghị định 57/1998/NĐ-CP Nhà nước đã cho phép thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo qui định của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hai là, trong nhóm nguyên nhiên vật liệu còn có một tỷ trọng đáng kể các loại nguyên, vật liệu trong nước có khả năng sản xuất nhưng vẫn nhập khẩu (nguyên liệu, phụ liệu cho ngành may mặc và giầy dép, nguyên liệu cho ngành giấy …) Ba là, trong cơ cấu hàng tiêu dùng còn có nhiều hàng hóa là hàng đã qua sử dụng, hàng hạn chế nhập khẩu (rượu, thuốc lá điếu…) và hàng cấm nhập khẩu (đồ chơi trẻ em thiếu tính giáo dục, kích động bạo lực). Để phù hợp và đáp ứng những nhu cầu mới của nền kinh tế - xã hội, phạm vi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo qui định của Nghị định 114- HĐBT được mở rộng không chỉ là xuất nhập khẩu hàng hóa, thiết bị toàn bộ và các hình thức tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, đầu tư, chuyển giao sở hữu công nghiệp, gia công chế biến hàng hoá và bán thành phẩm cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công, chế biến, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu cho nước ngoài, đại lý mua bán hàng hóa.
Nghị định này tiếp tục khẳng định mọi hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước thông qua luật pháp, chính sách (trước hết là chính sách mặt hàng, chính sách thuế, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, tôn trọng và phù hợp với luật pháp quốc tế; các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải được tự chủ kinh doanh theo cơ chế thị trường đồng thời phải bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước. Về chính sách hàng hóa xuất nhập khẩu: theo Nghị định này, mọi hàng hoá đều được tự do xuất khẩu, nhập khẩu và chịu sự điều tiết bằng thuế theo luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trừ danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng xuất khẩu, nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch, danh mục vật tư thiết bị chuyên dùng - còn chịu sự quản lý hành chính của Nhà nước. - Đối với doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu phải là doanh nghiệp được thành lập theo đúng luật định và cam kết hoạt động theo đúng pháp luật; hoạt động theo đúng ngành hàng đăng ký; doanh nghiệp phải có vốn lưu động tối thiểu bằng tiền Việt Nam tương đương 200.000 USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, số vốn này phải được xác nhận về.
- Đối với doanh nghiệp sản xuất, chỉ cần thành lập theo đúng pháp luật và cam kết hoạt động theo pháp luật, có hàng xuất khẩu, không kể mức vốn lưu động, không kể kim ngạch nhiều hay ít, không phân biệt thành phần kinh tế, đều có thể được xuất khẩu hàng hóa do mình sản xuất, nhập khẩu vật tư nguyên liệu cần thiết cho sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường trú trọng qúa mức đến "thái độ" của Nhà nước và coi đó là nhân tố lớn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mình và cố gắng dành được giấy phép, hạn ngạch, trợ cấp và chính sách bảo hộ càng nhiều càng tốt hơn là quan tâm đến việc hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tài liệu tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam do UNIDO phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo đã chỉ ra rất đúng rằng môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam là "một môi trường kinh doanh manh mún và kém phát triển, một cơ cấu kích thích bị bóp méo, sự hỗ trợ và bảo hộ tràn lan của Chính phủ đối với nhiều doanh nghiệp và sức ép cạnh tranh hạn chế". Bằng sự năng động và nhạy bén trong việc khai thác nguồn hàng, tìm kiếm thị trường, các doanh nghiệp này đã đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng cao về kim ngạch của những nhóm hàng vốn lâu nay khó xuất như rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ và nhóm "hàng tạp hoá" khác, góp phần tích cực vào việc tiêu thụ hàng hóa cho ngành sản xuất và tạo thêm công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được sử dụng với các mục đích chủ yếu là hỗ trợ về tài chính, tín dụng với lãi suất ưu đãi, bảo lãnh tín dụng cho một số sản phẩm xuất khẩu để nâng cao khả năng cạnh tranh hoặc bù đắp những rủi ro khách quan, đồng thời giúp các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Hiện nay các ban quản lý các khu công nghiệp đều sử dụng nguồn chi từ ngân sách Nhà nước theo qui định chi tiêu rất phức tạp, chưa được tự chủ trong hoạt động tài chính (một phần nguồn thu từ lệ phí cấp giấy phép, thuế xuất khẩu nên được giữ lại dành cho chi tiêu của Ban quản lý khu công nghiệp nhằm trang trải cho các hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng tăng). Đàm phán thương mại (song phương và đa phương) bao gồm đàm phán mở cửa thị trường mới, đàm phán để tiến tới thương mại cân bằng với những thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu, đàm phán để thống nhất hoá các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng các hàng rào phi quan thuế là sự hỗ trợ rất quan trọng của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Tăng cường mạnh mẽ công tác thu thập và phổ biến thông tin về thị trường ngoài, từ tình hình chung cho tới các cơ chế chính sách của các nước, dự báo các chiều hướng cung - cầu hàng hoá và dịch vụ … Để thông tin có thể đến với mọi doanh nghiệp quan tâm theo con đường ngắn nhất, tiết kiệm nhất, Bộ Thương mại cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và trang chủ (trang Web) của Bộ, tăng cường phát hành các tài liệu theo chuyên đề.
Do thực phẩm nhập khẩu vào Nhật phải qua các khâu kiểm tra hết sức khắt khe về vệ sinh thực phẩm nên ngoài việc thực hiện các biện pháp đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh của Nhật, các doanh nghiệp nên chú trọng hợp tác liên doanh với Nhật để đáp ứng đúng thị hiếu tiêu dùng. Sự chuyển hướng sang thị trường Nhật sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được các quy định ngày càng khắt khe của EU và Mỹ về bảo vệ rừng, tận dụng được nguồn gỗ nhập khẩu từ Lào và Campuchia (một số nước EU không chấp nhận mua sản phẩm làm từ gỗ Campuchia). Gần đây Cục vệ sinh Hồng Kông có đưa ra một số yêu cầu về vệ sinh thực phẩm đối với hàng thuỷ sản tươi sống Bộ Thuỷ sản cần phổ biến các yêu cầu này tới các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản để họ có biện pháp bảo đảm chất lượng hải sản xuất.
Đây là hai mặt hàng nhập khẩu có điều kiện nên có thể thay đổi theo hướng không cấp 100% chỉ tiêu cho các doanh nghiệp, nhà nước nên thu về ít nhất là 50% để tổ chức đấu thầu hàng đổi hàng, Indonesia và Philippines sử dụng BULOG và NFA để quyết định mua. Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới nhưng lại không đòi hỏi quá khắt khe như người tiêu dùng ở Châu Âu hay Nhật Bản nên tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, đều cố gắng tăng cường xuất khẩu sản phẩm của mình sang Hoa Kỳ. Tuy không có hạn ngạch (bãi bỏ từ năm 1993) và thuế nhập khẩu vẫn được giảm đều qua các năm nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này vẫn không tăng lên được do gặp phải sự cạnh tranh mạnh với Trung Quốc và những nước có quan hệ đặc biệt với Australia từ nhiều năm qua như Fiji và New Zealand.