MỤC LỤC
Từ sau khi đất nước thống nhất thì mô hình quản lý làng xã ở Mã Châu (ũng như những làng xã khác trong cả nước) là sự kết hợp giữa bộ máy hành chính, chính quyền (Ban dân chính thôn, chi bộ Đảng..) và những tổ chức đoàn hội tập thể (Hội cựu chiến binh, hội phụ lão, hội phụ nữ, hội nông dân tập thể, đoàn thanh niên..) đã tạo nên sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn thôn làng. Mã Châu nằm trong vùng đất mới của Đại Việt, người Việt đi "khai hoang, lập nghiệp" vào đây có nhiều lý do: là lưu binh, do ngèo khó, những người hưởng ứng việc mộ dân vào vùng đất mới của nhà nước phong kiến, những người phạm tội bị đi đày (tội lưu).
Đại Nam nhất thống chí chép: "Sông Dưỡng Mông ở cách huyện Quế Sơn hai dặm về phía Bắc ra từ nguồn Chiên Đàn (nguồn sông Thu Bồn- TG) qua địa giới huyện Lê Dương, đến bãi Thi Lai huyện Duy Xuyên thì thành một nhánh riêng đến xã Dưỡng Mông. Đại Nam nhất thống chí cũng ghi lại ở đây: "thổ nghi mùa màng thì có năm bậc; ruộng Hạ thì mùa Đông cấy, mùa Hạ gặt; ruộng Thu thì mùa Hạ cấy, mùa Đông gặt; ruộng Hạ, ruộng Thu (ở miền Trung và Nam thì ruộng Hạ là ruộng Mùa, ruộng Thu là ruộng Chiêm, khác với miền Bắc - chú thích của người dịch) đã gặt về mùa Hạ lại gặt về mùa Thu. Họ đặt ở sông những guồng quay nước dùng sức trâu hoặc sức người kéo, đưa nước từ kênh mương vào chứa ở những ao chứa nước được đào ở góc đầu mỗi thửa ruộng và sau đó người ta dùng gầu tre để tát nước vào ruộng.
Có sự khác biệt này là do rau muống là loại cây ưa nước, thích hợp với khí hậu đất đai ở vùng châu thổ Bắc Bộ; còn ở miền Trung khí hậu khô nóng, lại có nhiều diện tích đất bãi bồi pha nhiều cát sông, cát biển thuận lợi cho sự phát triển của cây khoai lang. Theo như hồi cố của các cụ già, khi chợ phồn thịnh thì các món ăn ngon vật lạ, nhộng trộn trong làng, mỳ bún Phú Chiêm, cá tươi, rau sống cửa Đại - Hội An xuôi về bến giá, chất đốt (củi) Duy Trung gánh qua, trên nguồn đổ xuống.
Tiếp thu cơ cấu sẵn có tuy chưa hoàn chỉnh của hệ thống văn hoá Sa Huỳnh trước đó, người Chăm đã có một nền kinh tế đa thành phần mà trước hết là nghề nông trồng lúa nước, dâu tằm - hoa màu, nghề rừng, nghề biển, nghề thủ công (rèn sắt, dệt vải lụa, làm gốm, chế tạo đồ thuỷ tinh..), phát triển nghề buôn bán đường biển, đường sông và đường núi [35.155]. Người Việt từ xưa vốn đã biết trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa (ở các di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên cách nay 4000 - 3500 năm đã tìm được rất nhiều dọi xe sợi, đồng thời các dấu vải rất mịn ở đồ gốm Phùng Nguyên cũng chứng tỏ nghề xe soẹi dệt vải đã phát triển khá cao), khi vào tới vùng đất mới, bên những bãi dâu ngút ngàn ven đôi bờ sông Thu Bồn, họ đã tiếp thu (cũng góp phần cải tiến, hoàn thiện kỹ thuật dệt) và tiếp tục phát triển nghề dệt từ người Chăm và của người Chăm, tạo nên những làng nghề dệt truyền thống của người Việt ở đây. Hiện nay loại khung cửi trên không còn ở Mã Châu và những làng dệt xung quanh nhưng dựa vào bức tranh vẽ về nghề dệt ở trước cửa Đình Tiền hiền Mã Châu hiện nay (Bản ảnh 6) thì khung dệt cổ truyền ở Mã Châu khá giống loại khung dệt cổ truyền của các làng dệt ở châu thổ Bắc Bộ.
Sau khi chiến tranh kết thúc, nhà nước với cơ chế kinh tế bao cấp đã lập ra ở đây 4 hợp tác xã (HTX), trong đó có 3 HTX dệt và 1 HTX ươm dệt để sản xuất đồ Katê (đồ vải bông sợi nhập từ nước ngoài) và vải lụa do nhà nước bao thầu thu mua. Trồng dâu nuôi tằm hiện nay người dân Mã Châu không làm, chỉ còn một vài hộ ươm tơ dệt lụa, còn lại đa số người dân dệt hàng Katê (sợi bông vải và sợi tổng hợp); Nguyên liệu mua từ HTX ươm dệt thị trấn Nam Phước hoặc từ các đại lý trong làng.
Truyền thuyết dân gian ở Mã Châu cho biết nghề dệt là do những bậc Tiền hiền khai canh mang từ miền Bắc tới; nhưng cũng có truyền thuyết rằng nghề dệt là do bà Mã Chấu - một người Chăm, dạy cho cư dân ở đây (và tên. làng Mã Châu cũng là tên Mã Chấu nhưng do lâu ngày đọc chệch nên thành Mã Châu)11. Mỗi năm một lần họ tổ chức tế lễ (lễ này làm chung với lễ ở đình thờ Tiền hiền khai canh vào mungf mười tháng 3 Âm lịch) và ở mỗi nhà, mỗi khi đưa một khung cửi mới vào hoạt động hoặc khi hết một trục sợi, họ thường có một đĩa bánh trái, hoa quả và vài nén hương được đặt ngay trên khung cửi để báo với tổ nghề phù hộ cho công việc của họ. Đối với những người có công với sự phát triển của nghề dệt, tuy không có thờ cúng nhưng người dân ở đây vẫn truyền miệng cho nhau nghe về sự đóng góp của họ cho nghề dệt như bà Đoàn Quý Phi, người đã có công mở rộng nghề dệt ra khắp vùng đồng bằng Quảng Nam; Ông Trần Văn An, người làng Mã Châu đã cùng ông Cửu Diễn người làng Thi Lai đưa loại khung dệt mới có năng suất cao hơn về vùng Duy Xuyên.
Hiện nay với công cuộc CNH - HĐH đất nước, nghề dệt ở Mã Châu đã và đang phát triển mạnh, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp cho những người dân làng Mã Châu và tạo công ăn việc làm cho hơn 300 lao động từ những làng xung quanh đến đây. Nên giới thanh niên ở đây có công ăn việc làm từ rất sớm dẫn đến hạn chế được những tiêu cực xã hội (tuy nhiên cũng phải kể đến những ảnh hưởng của sự giáo dục trong gia đình, họ hàng và cộng đồng làng xóm thể hiện qua những Quy ước văn hoá, Tộc ước văn hoá.
Cách bài trí ở trong đình: có năm bàn thờ, ở giữa thờ Tiền hiền Mã Châu; bàn thờ hai bên tả hữu thờ Hậu hiền và tổ nghề dệt; hai bàn thờ ở ngoài cùng, một bên thờ những người đỗ đạt thời phong kiến và một bên thờ những anh hùng, liệt sỹ - con em của làng Mã Châu có công với nước; Phía trên bàn. Lễ tế Tiền hiền Mã Châu là một dịp để tưởng nhớ công ơn của những người đi trước, thể hiện đạo nghĩa "uống nước nhớ nguồn" của những người dân ở đây và cũng là dịp để mọi người trong làng gặp gỡ, thăm hỏi nhau và củng cố thêm sự cố kết trong cộng đồng. Ở đây việc xây dựng nhà thờ họ không câu nệ, không nhất thiết người đứng ra xây dựng nhà thờ họ phải là người con trưởng mà người ở trong họ nếu ai có điều kiện thì đứng ra xây dựng (tất nhiên phải thông qua việc họp họ và được cả họ nhất trí) và nhà thờ họ phải được xây dựng ở chỗ thuận lợi cho việc họp họ.
(Tạm dịch: Kim ngân, hương đăng, thanh trước vật phẩm đã bầy. Thượng giới bạch hổ kim tinh thần nữ tôn thần. Sắc phong nhân huyền dực bảo trung ngưng tôn thần. Cùng chư thần bộ hạ cùng đến thụ hưởng. Kính viết: Tôn thần. Trong ngũ sắc là màu trắng, trong ngũ hành thuộc kim.. Trước miếu tế lễ, ở trên tới hưởng, không gây tiêu phong nạn hoả, không tác oai tác quái để dân trong ấp được bình yên.). Việc thờ thần có ở khắp mọi nơi tuy rằng về mặt kiến trúc thì nơi thờ thần rất đơn giản, chỉ là một cây hương đặt ở góc sân đình, chùa, nhà thờ họ, gúc vườn của gia đỡnh, cũng cú khi là bỏt hương ở cổng ngừ mỗi nhà, thậm trí người ta còn cắm hương vào gốc cây hay/và cắm thẳng hương xuống đất.
Truyền miệng nói rằng trước đây vùng đất này là đất của ma lai, ma hời sinh sống, người Việt vào khai hoang, đánh đuổi nó đi, làm chúng không có chỗ nương thân, chết đói, chết khát, khi thấy mâm cơm cúng tổ tiên, nó định đến cướp nhưng nhìn thấy bánh tráng thì nó sợ mà bỏ chạy. Trong ngày tết ở đây nhất định phải có bánh tổ (bánh trưng), bánh tét (Bánh làm bằng gạo nếp, được gói bằng lá chuối hay lá dong, hình tròn và ở giữa có nhân đậu xanh), bánh in (làm từ gạo nếp được xay thành bột và nhào với đường cám, đem in vào khuôn sau đó cho vào lò hay cho lên bếp sấy khô). Việc hôn nhân được tiến hành theo trình tự, đầu tiên khi nhà trai chọn được một cô gái nào đó, họ nhờ ông mai đến dò hỏi ý kiến của nhà gái, tức là nhà trai nhờ người (thông thường là người hàng xóm, có quen thân với cả hai gia đình) đến nhà gái đặt vấn đề cho đôi trẻ tự do đi lại tìm hiểu nhau.
Thông thường khi gia đình có người chết, người ta không tự lo liệu được công việc tang ma do đau buồn, thương xót, sợ không đủ sáng suốt để lo liệu nhiều công việc trong cùng một lúc nên phải nhờ cậy hàng xóm láng giềng. Tuy nhiên có trường hợp gặp ngày hung thì người ta để quan tài trong nhà có khi đến 5 - 6 ngày, cũng có khi người ta đào hai huyệt khi chôn người chết, người ta đặt linh cữu vào một huyệt rồi chuyển sang huyệt thứ hai rồi chôn chứ không để lâu ngày trong nhà.