MỤC LỤC
Các bài tham luận đã khẳng định rừ sự quan tõm của toàn cầu đến vấn đề rỏc thải biển núi riờng và bảo vệ môi trường biển nói chung; đồng thời đưa ra các số liệu minh chứng, cảnh báo hậu quả của sự gia tăng rác thải tại vùng biển Bắc Thái Bình Dương nói riêng và trên toàn thế giới nói chung; hậu quả và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên biển. Trong đú, tỏc giả đó làm rừ vai trũ rất quan trọng của giao thụng đường thủy trong phát triển du lịch biển; sự khác biệt giữa loại hình giao thông đường thủy với các loại hình giao thông khác trong du lịch biển; nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý giao thông đường thủy của các nước có hệ thống giao thông đường thủy phỏt triển.
Tác giả nghiên cứu tiến trình khai hoang lấn biển của vùng châu thổ sông Hồng dựa trên việc nghiên cứu các nội dung: Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội vùng đất bồi tụ nước lợ ven biển tỉnh Thái Bình; phân tích kinh nghiệm thành công và chưa thành công của các cuộc khai hoang trong lịch sử; xem xét cơ sở lý luận đổi mới trong lĩnh vực khai hoang lấn biển vùng nước lợ và đề xuất những chính sách kinh tế - xã hội nhằm biến vùng kinh tế ven biển thành một vùng kinh tế phát triển bền vững;. Đây là một báo cáo chuyên đề khoa học phân tích chuyên sâu về vị thế và tiền năng biển, đảo Hải Phòng dựa trờn việc phõn tớch làm rừ những tiềm năng to lớn mà Hải Phũng đang cú về vị trí địa lý; nguồn tài nguyên thủy hải sản, khoáng sản, tài nguyên các đảo, quần đảo, bãi tắm; về khí hậu thời tiết; về nguồn lực lao động và các đặc điểm văn hóa, xã hội… Trên cơ sở đó, bản Báo cáo đã đưa ra những đánh giá, khẳng định Hải Phòng là một địa phương có rất nhiều lợi thế về phát triển kinh tế biển và trên thực tế trong suốt giai đoạn 2010 - 2015 kinh tế biển Hải Phòng luôn chiếm tỷ trọng rất đáng kể trong cơ cấu kinh tế toàn thành phố Hải Phòng.
Trên cơ sở những phân tích, nhận định trên tác giải cho rằng phát triển kinh tế biển được quan niệm: Là tổng thể các chủ trương, biện pháp, cách thức mà chủ thể phát triển kinh tế biển tác động nhằm làm gia tăng về quy mô, số lượng, chất lượng các lĩnh vực kinh tế biển theo hướng tiến bộ, hiện đại; từ đó tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiệu quả; góp phần nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Trong giai đoạn hiện nay, hợp tác quốc tế cũng sẽ góp phần làm tăng cường hiểu biết về lợi ích chung trong việc giữ hoà bình, ổn định ở Biển Đông và hợp tác giải quyết một số vấn đề cấp thiết mà thực tiễn đang đặt ra như: Điều tra địa chất công trình và địa chất khảo cổ các vùng biển; chính sách, luật pháp biển, tăng cường năng lực khoa học - công nghệ biển và quản lý nhà nước về biển, hải đảo và kiểm soát môi trường biển, hải đảo.
Khi cơ chế, chính sách đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của thực tiễn sẽ tạo ra môi trường, các điều kiện đầu tư hấp dẫn để thu hút nguồn vốn, nhân lực, khoa học kỹ thuật đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế biển; đồng thời tạo hành lang pháp lý để mở rộng hoặc thu hẹp quy mô các ngành, nghề lĩnh vực kinh tế biển từ đó đảm bảo sự phát triển của từng ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch chung trong chiến lược phát triển kinh tế biển, cũng như phù hợp với tiềm năng, tài nguyên biển của từng vùng, khu vực. Trong đó, kinh tế luôn là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến an ninh, quốc phòng thông qua việc cung cấp nguồn lực tài chính để đào tạo và nuôi dưỡng lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, quốc phòng, cũng như quyết định xây dựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm đầu tư, nâng cấp các trang bị kỹ thuật phục vụ cho việc bảo đảm an ninh, quốc phòng… Ngược lại, chỉ khi an ninh, quốc phòng trên biển và vùng ven biển ổn định thì mới có điều kiện tập trung mọi nguồn lực, phát huy mọi lợi thế sẵn có cho phát triển kinh tế biển.
Để phát triển nguồn nhân lực, Chính phủ luôn dành một khoản đầu tư lớn để phát triển giáo dục và áp dụng nhiều chính sách khuyến khích các công ty tham gia đào tạo, tự đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế biển như ngành đóng tàu, chế tạo, lọc dầu… Áp dụng mô hình kết hợp giữa giáo dục kỹ thuật, học lý thuyết với thực tiễn làm việc tại các công ty; phát triển, khuyến khích việc liên thông, liên kết với nước ngoài; coi trọng và làm tốt công tác đãi ngộ, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc thực hiện tốt các chế độ lương, thưởng. * Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa: Là một tỉnh nằm ở ven biển duyên hải Nam Trung Bộ, chiều dài bờ biển khoảng 385 km, với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng; đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch biển với các kỳ quan tuyệt đẹp như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, cùng với các di tích lịch sử và công trình văn hóa như Tháp Bà, thành Diên Khánh, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn… đã mở ra cơ hội để Khánh Hòa hình thành và phát triển ngành kinh tế biển mũi nhọn với những nét đặc trưng và diện mạo riêng biệt [109].
Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần phải có những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu để cung cấp các luận chứng khoa học, làm cơ sở để các cấp bộ Đảng, Chính quyền, các cơ quan chức năng của thành phố nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai cơ chế, chính sách vào thực tiễn qua đó huy động được tối đa các nguồn lực, phát huy tiềm năng lợi thế làm cho kinh tế biển thật sự phát triển bền vững và đóng góp tỷ trọng ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế - xã hội toàn thành phố. Khu vực ven biển thành phố Hải Phòng có nhiều lễ hội, thường tập trung vào những tháng đầu năm sau Tết cổ truyền và thường gắn liền với sản xuất và các hoạt động văn hoá dân gian như Lễ hội chọi Trâu, Lễ hội đền Trạng, Lễ hội xuống biển, Hội đu xuân ở Thủy Nguyên, Hội đua thuyền truyền thống trên biển (đảo Cát Hải) và những vùng chợ quê nổi tiếng mang đậm bản sắc văn hoá miền biển thành phố Hải Phòng… Đây là nguồn tài nguyên rất có giá trị để thành phố Hải Phòng phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng.
Hải Phòng hiện có 17 KCN, trong đó 4 KCN nằm trong khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải; 6 KCN có nhà đầu tư thứ cấp đang hoạt động, 1 KCN đang xúc tiến thu hút đầu tư, một số KCN khác đang san lấp mặt bằng (lấn biển) để xây dựng hạ tầng; một số KCN do các nhà đầu tư trong nước làm chủ đầu tư như Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền, Nam Đình Vũ 1 và Khu phi thuế quan… Các KCN hiện thu hút khoảng 180 doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước (DDI) vào hoạt động với 3,7 tỷ USD và 35.134 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư. Qua phân tích số liệu thống kê tại Biểu đồ 2.6 cho thấy, mặc dù tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản hàng năm đều tăng so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng hàng năm không đều và tốc độ tăng bình quân tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trong 6 năm (2010 - 2015) mới chỉ đạt 3,74%, (trong đó nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 3,8%, đánh bắt thủy sản tăng bình quân hàng năm là 3,7%) như vậy mức tăng đó chưa thật sự ấn tượng và chưa tương xứng với tiềm năng mà thành phố Hải Phòng hiện có.
Một là, kinh tế biển thành phố Hải Phòng phát triển trong xu thế mở cửa hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại; cũng như trong xu hướng phát triển chung của cả nước, của khu vực và quốc tế là tiến ra biển, làm giàu từ biển, coi nhiệm vụ khai thác nguồn tài nguyên biển, đảo và phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương hoặc mỗi nước có biển. Một là, cấp ủy đảng, chính quyền, các ban nganh, đoàn thể, chính quyền địa phương các cấp và nhân dân thành phố Hải Phòng cơ bản đã quán triệt sâu sắc các đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là các nội dung quan điểm về phỏt triển kinh tế biển được nờu rừ trong Chiến lược phỏt triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020; đồng thời có được nhận thức đúng về vị trí vai trò của biển, đảo và phát triển kinh tế biển trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đánh dấu khởi đầu bằng dấu mốc Việt Nam gia nhập ASEAN (tháng 7/1995); là thành viên tham gia sáng lập và là một thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) (1996); tham gia vào Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); ra nhập Tổ chức Thương mại lớn nhất toàn cầu WTO (01/2007); tham gia thiết lập 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trến thế giới, trong đó 6 FTA do ta chủ động tham gia ngoài khuôn khổ nội khối ASEAN hoặc với nước đối tác của ASEAN. Hiệu quả thu hút các nguồn lực đầu tư cho các ngành kinh tế biển chưa cao; nguồn lực đầu tư của nhà nước còn rất ít do khả năng ngân sách có hạn, các doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài thì ngại đầu tư do lợi nhuận thấp… Về quy mô các ngành kinh tế liên quan trực tiếp đến biển như chế biến sản phẩm dầu, khí; chế biến thuỷ, hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối biển công nghiệp, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển (như thông tin, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, dịch vụ viễn thông công cộng biển trong nước và. quốc tế, nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, xuất khẩu thuyền viên,…), chủ yếu mới ở mức đang bắt đầu xây dựng, hình thành và quy mô còn nhỏ.
Nhận thức rừ tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo, cũng như vai trũ to lớn của kinh tế biển trong phát triển kinh tế - xã hội; trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương và những quyết sách quan trọng như: Nghị quyết 03-NQ/TW, ngày 05/6/1993, của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh trên biển; Chỉ thị 20-CT/TW ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá… Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X (2007) đã ra Nghị quyết số 09/NQ-TƯ về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Một là, cần xây dựng các chính sách phù hợp với điều kiện hiện nay nhằm khai thác tiềm năng và các lợi thế về biển, đồng thời tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ hoạt động của các lĩnh vực kinh tế biển với quốc phòng, an ninh để trở thành một thể thống nhất trên phạm vi từng ngành và từng địa phương; tạo điều kiện cho các địa phương nhất là những địa phương ven biển phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vùng trời, vùng biển của đất nước.
Tuy nhiên kết quả thực tế cho thấy tốc độ phát triển kinh tế biển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; quy mô các ngành kinh tế biển còn nhỏ, cơ cấu kinh tế biển chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH còn chậm; môi trường đầu tư, nhất là thu hút đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng biển, đảo còn chưa thật sự hấp dẫn; tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế biển ở Hải Phòng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn thành phố còn thấp… Những tồn tại hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do nhận thức của các chủ thể phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng còn hạn chế. Nhận thức đó được thể hiện ở việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên biển, kết hợp với bảo vệ môi trường; ở việc tập trung đúng mức mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế biển, nhất là các ngành kinh tế biển có tính chất mũi nhọn của thành phố như: Ngành công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thủy và phương tiện nổi; dịch vụ cảng, hàng hải, vận tải biển; nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; du lịch biển… Xây dựng và giải quyết tốt vấn đề quy hoạch vùng ven biển, hải đảo; chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế biển mà trước hết là những công trình thiết yếu về giao thông, cầu cảng, thông tin liên lạc, nhất là tại các huyện đảo.
Bẩy định hướng lớn phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2020 (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng. STT Nội dung định hướng lớn. 1 Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đề ra đường lối phát triển phù hợpvới tiềm năng, lợi thế và vị thế của thành phố; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, khả năng cạnh tranh;. đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã để tạo sự phát. triển đột phá cho thành phố. 2 Có những quyết sách nhanh nhạy để tận dụng thời cơ lịch sử từ quá trình hội nhập quốc tế với những vận hội to lớn cho thành phố Cảng trong giai đoạn mới; đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt là từ Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Xin-ga-po,… Tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp có thương hiệu, tham gia vào chuỗi quản trị, chuỗi dịch vụ, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. 3 Xây dựng và phát triển đô thị Hải Phòng theo hướng đô thị xanh, văn minh, hiện đại và thông minh. Tiếp tục thực hiện tốt ba khâu đột phá chiến lược về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đẩy mạnh cải cách hành chính. 4 Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố. 5 Phát triển văn hoá - xã hội mang bản sắc của Hải Phòng. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng văn hóa, xã hội, bảo đảm môi trường sống an toàn, môi trường sinh thái tốt, thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân thành phố. 6 Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Chú trọng đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. 7 Tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; thường xuyên củng cố hệ thống chính trị, xây dựng các cấp chính quyền địa phương hoạt động với hiệu lực, hiệu quả cao; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết toàn dân; vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố có tâm, nhiệt huyết và có tri thức hiện đại ngang tầm với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Quan điểm và các mục tiêu phát triển kinh tế biển trong Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020. QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẠO :. Xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển, có cơ cấu kinh tế hiện đại, có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh và đạt được hiệu quả cao. Tạo ra một sự kết hợp kinh tế ven biển, kinh tế trên biển và kinh tế hải đảo với các khu vực nội địa để phát triển nhanh, ổn định, hài hòa và bền vững, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Coi phát triển kinh tế biển và vùng ven biển là nhiệm vụ phát triển kinh tế cơ bản của đất nước. Vùng biển và vùng ven biển là vùng kinh tế mở. Vì thế, kinh tế biển cần hướng mạnh ra bên ngoài. Mở cửa, hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển và vùng ven biển một cách toàn diện. Phát huy triệt để và có hiệu quả các nguồn lực bên trong, kết hợp với tranh thủ sự hợp tác và thu hút các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền trên tinh thần chủ động, tích cực hội nhập. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ biển và nhiệm vụ an ninh quốc phòng. CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN :. Khai thác tối đa mọi tiềm năng và lợi thế nhiều mặt của biển để phát triển nhanh kinh tế biển và vùng ven biển, từng bước xây dựng kinh tế biển Việt Nam mạnh, hiện đại và hội nhập có hiệu quả với các nước trong khu vực, góp phần tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Xây dựng vùng ven biển thành vùng kinh tế phát triển năng động, thúc đẩy các vùng kinh tế khác trong cả nước phát triển với tốc độ nhanh và tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài. Các mục tiêu cụ thể :. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cơ cấu kinh tế biển và vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH. Hình thành một số ngành và sản phẩm mũi nhọn, tạo nguồn tích lũy lớn cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời có giá trị xuất khẩu cao và ổn định.\. - Phát triển các ngành mũi nhọn của kinh tế biển. - Phát triển nhanh kinh tế ở một số trung tâm đô thị ven biển và hải đảo, làm căn cứ hậu cần đủ mạnh để khai thác các vùng biển khơi. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Những dấu mốc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến nay. Dấu ấn Tình trạng. AIA/ACIA, AEC). Tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và đảm bảo định hướng XHCN; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; giữa Nhà nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.