Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả trong Bộ luật hình sự năm 2015 và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Giang

MỤC LỤC

Những điểm mới và đóng góp của đề tài

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.

Kết cấu luận văn

Đặc điểm của tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả

Cụ thể: mặt trước tờ tiền giả không có cụm số ghi mệnh giá, không màu phát quang dưới ánh sáng đèn cực tím; các chi tiết màu vàng cam xung quanh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (mặt trước) và màu vàng cam ở hình định vị (mặt sau) của tờ tiền giả không phát quang màu vàng dưới ánh sáng đèn cực tím; dòng số seri dọc màu đỏ (kiểu số đều nhau) trên tờ tiền giả không phát quang màu da cam khi soi dưới ánh sáng đèn cực tím; dòng số seri ngang màu đen (kiểu số từ nhỏ đến lớn) trên tờ tiền giả không phát quang màu xanh lơ khi soi dưới ánh sáng đèn cực tím. Để phân biệt tiền giả khi không có điều kiện kiểm tra kỹ, thì cách đơn giản nhất là: (1) xé nhẹ ở mép, nếu dễ bị rách thì có khả năng là tiền giả, nên kiểm tra kỹ hơn; (2) soi cửa sổ nhỏ trước nguồn sáng đỏ (bóng đèn tròn, ngọn nến, que diêm cháy sáng), nếu không xuất hiện chữ Việt Nam đối xứng màu ngũ sắc thì đó là tiền giả.

Khái niệm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả trong Luật hình sự Việt Nam và tác hại của nó

Từ các khái niệm và quan điểm trên đây, có thể đưa ra một định nghĩa khoa học về: "Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả” là hành vi làm ra, cất giữ, vận chuyển, sử dụng, trao đổi, mua bán các loại tiền giả, ngân phiếu giả và công trái giả không phải do cơ quan, Nhà nước Việt Nam phát hành hoặc nước ngoài phát hành có giá trị thanh toán tại Việt Nam”. Tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (sau đây gọi tắt là “tội phạm về tiền giả”) là loại tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tính chất mức độ của nó gây ra không những ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước ta, trực tiếp phá hoại nền kinh tế của đất nước mà còn gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân.

Khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam quy định tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả

    Trong lần sửa đổi thứ nhất vào ngày 28/12/1989, do Đất nước mới chuyển hướng nền kinh tế theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên hướng sửa đổi chủ yếu tập trung vào các tội có tính chất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh quốc gia như tội đầu cơ, tội trốn thuế, tội buôn lậu, tội phạm về chức vụ… Đối với quy định về tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá hủy tiền tệ thì cả bốn lần sửa đổi, bổ sung đều không có sự thay đổi về điều luật mà chỉ có sự thay đổi về hình phạt bổ sung đối với loại tội này. Thứ năm, do được ban hành từ năm 1999 trong bối cảnh nước ta chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhiều điều ước quốc tế chúng ta chưa có điều kiện gia nhập nên BLHS chưa phản ánh được những đặc điểm và yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhất là các tội phạm mang tính quốc tế như: khủng bố, buôn bán người, rửa tiền, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm cũng như việc thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước ta với các nước.

    Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả trong luật hình sự một số nước

      Nếu như ở BLHS năm 1999 Việt Nam hành vi: "Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả" quy định tại một điều luật còn đối BLHS cộng hòa Liên bang Đức người phạm tội thực hiện ở các hành vi sau: "Làm tiền giả, tàng trữ tiền giả, kiếm cho mình tiền giả, đưa tiền giả vào lưu thông" được quy định ở hai điều luật riêng biệt khác nhau tại Điều 146, Điều 147 BLHS Cộng hòa Liên bang Đức. Sản xuất nhằm mục đích tiêu thụ các giấy tờ có giá giả của Ngân hàng trung ương Liên bang Nga, kể cả tiền giấy và tiền kim loại hoặc những giấy tờ giả có giá trị ngoại tệ, cũng như tàng trữ, vận chuyển nhằm mục đích tiêu thụ và tiêu thụ tiền các mệnh giá khác nhau của Ngân hàng trung ương Liên bang Nga bao gồm cả tiền kim loại và tiền giấy, hoặc những giấy tờ giả có giá trị chuyển đổi của Ngân hàng trung ương Liên bang Nga hay ngoại tệ hoặc các giấy tờ giả có giá trị ngoại tệ thì bị phạt tù từ năm năm đến tám năm có hoặc không kèm theo phạt tiền đến một triệu rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến năm năm.

      Các dấu hiệu pháp lý của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả theo Bộ luật hình sự năm

        Người phạm tội vận chuyển tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng bất kỳ phương tiện, hình thức nào (đường bộ, đường không, đường sắt, đường thủy..). Hành vi lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả: người phạm tội tiến hành đổi chác, mua bán, tặng, cho vay tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Tùy theo trường hợp cụ thể, nếu người phạm tội thực hiện hành vi nào thì định tội theo hành vi đó. Nếu người phạm tội thực hiện hai hoặc ba hành. vi thì định tội theo hai hoặc ba hành vi mà họ thực hiện. Hậu quả các hành vi làm tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả; Tàng trữ tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả;Vận chuyển tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả; Lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất. Hậu quả là những ảnh hưởng lớn tới hoạt động thương mại chung của địa phương và trong cả nước, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội, hoạt động kinh doanh sản xuất của các thành phần kinh tế. - Về mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thực hiện hành vi của mỡnh là do cố ý, tức là nhận thức rừ hành vi của mỡnh là vi phạm phỏp luật, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng viẹc xác định động cơ phạm tội có ý nghĩa rất lớn đối với việc quyết định hình phạt. Người phạm tội vì trục lợi mà làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả nguy hiểm hơn nhiều so với người phạm tội biết là tiền giả nhưng vì tiếc của mà đem lưu hành thường là bị trả nhầm tiền giả sau đó mới biết nhưng vì tiếc của nên đem tiêu). Trong những năm qua trên cơ sở quán triệt và triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, của Lãnh đạo TANDTC về công tác cải cách tư pháp và công tác trọng tâm của ngành Tòa án nhân dân (TAND), đội ngũ cán bộ, công chức của ngành TA tỉnh Hà Giang đã khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết phấn đấu để thực hiện có hiệu quả chức năng của mình là xét xử các vụ án hình sự nói chung, tội làm, tràng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả nói riêng, đưa ra các bản án có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật nhằm răn đe, phòng ngừa tội phạm.

        Bảng 2.1: Số vụ/số bị can phạm tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2011 đến năm 2015
        Bảng 2.1: Số vụ/số bị can phạm tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2011 đến năm 2015

        Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả trong Bộ luật

          Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa điều tra viên, KSV, TP nhằm mục đích khám phá sự thật khách quan của vụ án, đánh giá chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm trước tính mạng con người, trước yêu cầu bảo vệ công lý không được hời hợt, chủ quan, nóng vội, do đó những cán bộ làm công tác này phải không ngừng học hỏi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, về kiến thức xã hội, thường xuyên tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại để kịp thời phát hiện những phương thức, thủ đoạn mới của bọn tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Để làm được điều đó trước tiên cần tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng làm cho mọi người dân hiểu được tác hại của việc làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngõn phiếu giả, cụng trỏi giả để từ đú họ nhận thức rừ hơn về chế tài hình sự bị áp dụng đối với các hành vi trên mà không tham gia vào các công đoạn tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả đồng thời tích cực tham gia cùng các cơ quan chức năng phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm.