MỤC LỤC
Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh). Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát.
Tuy vậy nhiều nước Châu Mỹ Latin trải qua suy sụp kinh tế đi liền với lạm phát cao những năm 1980, Nhật Bản sa vào khủng hoảng thập kỷ 1990, và các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu chìm đắm trong khủng hoảng kinh tế khi chuyển đổi sang kinh tế tư bản. Thị trường chứng khoán trong thời kỳ suy thoái mang đến những cơ hội mới Thị trường chứng khoán là một trong những hàn thử biểu về sức khỏe của nền kinh tế, những thời kỳ suy thoái kinh tế thường đi kèm với giá cổ phiếu hạ mạnh.
“Trong thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa ra nhiều ý kiến băn khoăn rằng, các gói giải pháp kích cầu của Chính phủ đưa ra như hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng 4%/ năm, giảm thuế VAT cho 19 nhóm hàng hóa dịch vụ… thực chất là kích cung chứ chưa kích cầu tiêu dùng.”. Như vậy qua ví dụ trên tôi có thể nhận thấy rằng trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhiều khi chúng ta không nên chỉ nhìn vào một phía để đánh giá vấn đề, chúng ta nên nhìn vào kết quả chứ không nên nhìn vào quá trình để đánh giá một chính sách là đúng hay là sai, thêm vào đó với mỗi chính sách đưa ra thì độ trễ thời gian là luôn luôn có chính vì thế mà chúng ta cần có một thời gian để kiểm định.
Hiện nay với thực tế nước ta đã và đang hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư, cụ thể một số địa phương như: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Phòng… đã có được đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư thu hút vào những địa phương này liên tục tăng nhanh và uy tín của các địa phương này được nâng cao trong con mắt các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Vì vậy một trong những yêu cầu đặt ra là cần xây dựng nền kinh tế tự chủ và chúng ta đã phần nào làm được việc này, cụ thể là hiện nay Nhà Nước ta đã xây dựng được một số tập đoàn, tổ chức kinh tế thuộc những thành phần kinh tế khác nhau và những tập đoàn, tổ chức kinh tế này đang nắm giữ những ngành kinh tế trọng yếu quốc gia và có thể duy trì sự ổn định của những ngành kinh tế này, từ đó tạo sự ổn định chung cho nền kinh tế trước những biến động bất lợi.
Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn …) của mỗi bộ phận trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, còn khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng bộ phận và sự tác động qua lại giữa chúng.Nói chung mối quan hệ của các bộ phận trong nền kinh tế đều thường xuyên biến đổi cả về số lượng lẫn chất lượng và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế. Kích cầu đầu tư là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến đầu tư, từ đó tác động đến nền kinh tê, qua mô hình trên ta đã thấy được tác động của đầu tư vào mặt chất của cơ cấu kinh tế, mà cụ thể là đầu tư do gắn liền với hiệu quả đầu tư của toàn nền kinh tế nên đã có những chuyển hướng mang tính bắt buộc và điều này kéo theo những chuyển hướng về cơ cấu trong nền kinh tế như ở giai đoạn đầu, nông nghiệp không được coi trọng và phát triển vì hiệu quả đầu tư thấp còn công nghiệp thì ngược lại, do được đầu tư nên quy mô của ngành này liên tục tăng kéo theo đó là sự gia tăng của sản lượng, tuy nhiên, đến giai đoạn tiếp theo, khi lao động dư thừa trong nông nghiệp dã hết thì trao đổi lại gây bất lợi cho công nghiệp nói riêng và sản lượng toàn nền kinh tế nói chung vì phải tăng thêm chi phí tiền lương cho công nghiệp, điều này làm giảm hiệu quả đầu tư, vì vậy chính sách đầu tư ở giai đoạn này là đầu tư cùng lúc cả hai khu vực nhằm múc đích khi rút lao động ra khỏi nông nghiệp mà không ảnh hưởng đến sản lượng của ngành này đồng thời nhờ đó giảm bớt sức ép lên công nghiệp.
Nhờ thế, dù trong điều kiện khó khăn nhưng kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, cán cân thanh toán cân đối, cán cân thương mại có xuất siêu, điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp, giữ được an toàn hệ thống ngân hàng.Hệ thống các giải pháp kích cầu và đầu tư được chỉ đạo triển khai tích cực, tạo sự đồng thuận xã hội, bước đầu đi vào cuộc sống với hàng loạt cơ chế, chính sách về tài chính như: miễn giảm, giãn thuế, bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tập trung, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng ưu đãi, vốn doanh nghiệp…Chính phủ cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc trong các doanh nghiệp do suy giảm kinh tế. Với thực tế như vậy, trong lúc này việc đánh giá quá trình thực hiện kích cầu và đề xuất những giải pháp phù hợp là rất cần thiết, với chung ý tưởng như vật đề tài nghiên cứu này mong muốn có thể giúp một phần nhỏ cho quá trình đánh giá việc thực hiện kích cầu và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả kích cầu tại BIDV Lai Châu – một trong những đơn vị đầu mối thực hiện giải pháp kích cầu của chính phủ lần này.
Cá nhân tôi hi vọng rẳng những nghiên cứu của tôi có thể giúp cho việc kích cầu đầu tư của BIDV Lai Châu nói riêng, của tỉnh Lai Châu nói chung đạt được những kết quả tốt nhất. Qua chương I, chúng ta đã xem xét những lý thuyết liên quan đến đầu tư, kích cầu đầu tư… đồng thời với đó là những đánh giá về tác động của chính sách kích cầu đến đàu tư như thế nào và qua đó gián tiếp tác động đến nền kinh tế.
Tác động của biến động giá cả trên thị trường thế giới và trong nước (đặc biệt là diễn biến bất thường của giá vàng, giá USD và giá dầu mỏ) đó làm cho giá cả các mặt hàng liên tục tăng cao, trong khi lãi suất huy động tăng không đáng kể nên đó hạn chế việc tăng trưởng nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư. Chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, NHNN tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và hợp tác, hỗ trợ của các Ban, Ngành , các Bạn hàng, với sự nỗ lực của tập thể CBNV chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những chương trình, chiến lược kinh doanh nhằm khắc phục những khó khăn phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế, chỉ tiêu kế hoạch cả về số lượng và chất lượng.
Một trong những điểm nổi bật, mang tính quyết định, tạo nên bước trưởng thành và đạt hiệu quả kinh tế cao của BIDV Lai Châu thời gian qua đó là: Đội ngũ cán hộ lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, linh hoạt, nhạy bén nắm bắt thời cơ và vận hội đưa ra phương cách quản lý, điều hành hiệu quả trờn cơ sở xỏc định rừ từng mục tiờu cần hướng tới và gắn kết giữa tăng trưởng với chất lượng bảo đảm cho phát triển bền vững, không ngừng đổi mới về chiến lược hoạt động kinh doanh theo hướng tuyển chọn đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, có năng lực chuyên môn cao, có phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp. BIDV quy định những khoản cho vay không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất bao gồm:Các khoản cho vay trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam; các khoản cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng ngoại tệ; Các khoản cho vay ngắn hạn bằng VND sử dụng vốn vào các lĩnh vực, ngành nghề theo quy định tại Phụ lục 7 Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN; Các khoản cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt nam để mua ngoại tệ thanh toán tiền nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng được thống kê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 13684/NHNN-CSTT ngày 26/12/2007; Các khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán theo Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/02/2009; Các khoản cho vay để mua quyền sử dụng đất để kinh doanh, chuyển nhượng.
Với đặc thù là đơn vị đầu mối thực hiện giải pháp về hỗ trợ lãi suất cho vay, BIDV Lai Châu đã tiến hành thực hiện triển khai nội dung của chương trình trong toàn bộ cán bộ nhân viên trong chi nhánh, và đến thời điểm ngày 23/02/2009 BIDV Lai Châu tiến hành gặp mặt tất cả các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh Lai Châu để tiến hành triển khai nội dung của đợt hỗ trợ lãi suất của chính phủ. Việc thực hiện hỗ trợ lãi suất thực sự là một bài toán khó cho chính Ngân hàng, bởi lẽ trong quá trình thực hiện phải đúng đối tượng, như vậy nếu những đối tượng không chứng minh được lĩnh vực mình kinh doanh thuộc đối tượng hỗ trợ thì sẽ không được hưởng chính sách này, ví dụ như các hộ kinh doanh cá thể, các hộ tự doanh….
Để giúp ích cho việc nâng cao hiệu quả của cho vay đầu tư cũng như kích cầu đàu tư, Ngân hàng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về bản thân các khác hang cá nhân và doanh nghiệp, các thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra, thông tin về chính sách của Chính phủ, những thông tin có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Nguồn thông tin có thể lấy từ nhiều nơi như trên mạng, thị trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan, các khách hàng của Ngân hàng… từ đó chọn lọc phân tích đánh giá và đưa ra những sản phẩm thông tin hoàn chỉnh giúp cho ngân hàng có thể chủ động hơn trong quá trình thực hiện các chương trình về kích cầu hay cho vay đàu tư được chính xác, đúng đối tượng. Do vậy BIDV Lai châu nên để tâm hơn vào vấn đề này như: có những biện pháp khuyếch trương Ngân hàng (quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia thêm một số hoạt động xã hội trong tỉnh như thưởng cho những học sinh, sinh viên trong tỉnh có thành tích cao trong học tập…), đối với những doanh nghiệp mới vấn đề thiếu vốn là phổ biến nhưng họ không thể tiếp cận được vốn của Ngân hàng vì vậy Ngân hàng đã hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp làm sao để có thể sử dụng có hiệu quả đồng vốn, linh hoạt hơn trong việc tài sản thế chấp, xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi.