MỤC LỤC
Các mốc cơ sở được đặt tại những vị trí bên ngoài phạm vi ảnh hưởng lún của công trình (cách không dưới 1.5 lần chiều cao công trình quan trắc), tuy nhiên cũng không nên đặt mốc ở quá xa đối tượng quan trắc nhằm hạn chế ảnh hưởng tích luỹ của sai số đo nối độ cao. Để có điều kiện kiểm tra, nâng cao độ tin cậy của lưới khống chế thì đối với mỗi công trình quan trắc cần xây dựng không dưới ba mốc khống chế độ cao cơ sở. Cách phân bố thứ hai là đặt mốc rải đều xung quanh công trình (hình 1.8).
Trong trường hợp này, tại mỗi chu kỳ quan trắc các mốc được đo nối tạo thành một mạng lưới độ cao với mục đích kiểm tra, đánh giá độ ổn định của các mốc trong lưới.
Một điều cần lưu ý là phải tuân thủ quy trình đo và ghi kết quả đo vào sổ mẫu đúng theo quy định. Các chỉ tiêu kỷ thuật đo cao hình học trong quan trắc lún công trình.
Nếu không có điểm độ cao gốc thì chỉ cần bấm phím MEAS sẽ được số đọc là: số đọc trên mia và khoảng cách từ máy tới mia (R: Số đọc trên mia, HD: Khoảng cách bằng từ máy tới mia). Cân bằng máy sử dụng ba ốc cân tới khi bọt thuỷ tròn vào tâm để hiệu chỉnh 1 vị trí Quay máy 1800 xung quanh quang trục thẳng đứng bọt thuỷ tròn có thể ở vị trí 2 Nếu bọt thuỷ tròn xa vị trí của vòng tròn hiệu chỉnh thì cần thiết phải hiệu chỉnh nó. Nhìn chung, lưới khống chế độ cao cơ sở được bố trí dưới dạng một lưới tự do, nên sau khi lấy trị trung bình của đo đi, đo về (cả chênh cao và số trạm đo), kiểm tra chất lượng kết quả đo, chúng ta sử dụng một trong các phương pháp bình sai lưới độ cao tự do để bình sai các dạng lưới cụ thể.
Chọn trị khởi tính với một lưới trong một chu kỳ đo có thể được tiến hành tuỳ ý nhưng độ cao gần đúng của điểm khởi tính nên chọn phù hợp với điều kiện cụ thể địa hình. Đối với lưới có kích thước nhỏ thì trọng số của trị đo chênh cao trên mỗi đoạn được tính theo trạm đo, trong trường hợp chiều dài tia ngắm của các trạm đo có chênh lệch lớn thì mới tính trọng số của trị đo theo chiều dài. Tính ma trận nghịch đảo, ma trận nghịch đảo Q = N-1 có tác dụng để đánh giá độ chính xác các yếu tố trong lưới và được xác định từ giải hệ phương trình ma trận NQ = E.
Nhận xét 1: Việc lựa chọn trọng số của chênh cao trong bình sai lưới độ cao tự do có thể tiến hành dựa vào chiều dài của tuyến đo hoặc dựa vào số trạm máy của từng tuyến. Trong trường hợp lưới độ cao cấp cơ sở bố trí nhằm khảo sát độ biến dạng thẳng đứng đa mục tiêu (thường bố trí trên diện rộng và những địa hình gần giống nhau), thì nên chọn trọng số tỉ lệ nghịch với chiều dài tuyến đo và chênh cao thu được tương ứng với 1km chiều dài tuyến đo được gọi là chênh cao có trọng số đơn vị. Với lưới độ cao cơ sở, đặc biệt là lưới độ cao cấp kiểm tra thường được bố trí trên diện hẹp nhằm mục tiêu khảo sát biến dạng thẳng đứng cho khu vực hẹp, thì người ta thường chọn trọng số tỉ lệ nghịch với số trạm đo, trong đó chênh cao thu được từ (n0) trạm đo (chênh cao được coi có trọng số đơn vị) được lựa chọn phù hợp với số trạm đo của các tuyến trong lưới.
Nhận xét 2: Khi sử dụng phương pháp Hermetr Mittermayer sau khi có ma trận A thì việc phân chia ma trận này thành hai ma trận A1, A2 được tiến hành tùy ý nhưng cách phân chia tốt nhất là ma trận A1 được tạo nên từ (t) cột đầu của ma trận A (số cột bằng số trị đo cần thiết (t) ), ma trận A2 là phần còn lại của ma trận A.
PHÂN TÍCH ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA ĐIỂM KHỐNG CHẾ TRONG LƯỚI QUAN TRẮC CÔNG TRÌNH. - t là hệ số xác định tiêu chuẩn sai số giới hạn, thông thường t lấy giá trị trong khoảng từ 2 đến 3. Có nhiều phương pháp xử lý độ ổn định các mốc của lưới khống chế độ cao trong quan trắc lún đã được nghiên cứu đề xuất, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số phương pháp cơ bản đang được áp dụng để phân tích độ ổn định mốc lưới độ cao.