Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Yên Định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

MỤC LỤC

Quản lý

Mác viết “Tất cả mọi lao động trong xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những cơ quan độc lập của nó. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên trong xã hội, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành, điều chỉnh HĐ của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và các trường cụ thể trong hệ thống giáo dục quốc dân. Khi đề cập tới nội dung của quản lý đó là HĐ chăm sóc, giữ gìn, sửa sang, sắp xếp và phối hợp để cho cộng đồng theo sự phân công hợp tác lao động được ổn định và phát triển giáo dục, một bộ phận quan trọng của kinh tế xã hội nhằm thực hiện đồng bộ, hài hoà sự phân hoá xã hội để tái sản xuất sức lao động có kỹ thuật phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.

Quản lý nhà trường, quản lý giỏo dục vấn đề cốt lừi là tổ chức HĐDH, có tổ chức được các HĐDH, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục; tức là cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [20,Tr.35]. - Theo GS Phạm Minh Hạc “ Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi, trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vào vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh.” [27,Tr.

- Theo tác giả Phạm Viết Vượng “ Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý, nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [28,Tr.

SƠ ĐỒ 1: Quan hệ chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý
SƠ ĐỒ 1: Quan hệ chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý

Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường tiểu học 1.Quản lý hoạt động dạy học

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “ Quản lý trường học( Nhà trường) là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ cho Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có. “ Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ các loại hình nhà trường và xét theo quan điểm tổng thể, dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất..Với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn được xem là con đường hợp lý, thuận lợi nhất, giúp cho học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức có thể lĩnh hội được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển thành phẩm chất, năng lực, trí tuệ của bản thân.” [24,Tr.172]. Hoạt động học cũng có những chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học một cách tự giác, tích cực nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hoàn thiện nhân cách của bản thân.

Hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó tồn tại song song và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất, chúng bổ sung cho nhau, kết quả hoạt động học của học sinh không thể tách rời hoạt động dạy của thầy và kết quả hoạt động dạy của thầy không thể tách rời kết quả hoạt động học tập của học sinh. + Quản lý giờ lên lớp của giáo viên: Hoạt động dạy học trong nhà trường hiện nay được thực hiện bằng nhiều hình thức, trong đó dạy học trên lớp là hình thức chủ yếu vì lên lớp là HĐ cụ thể của GV nhằm thực hiện toàn bộ kế hoạch của bài giảng đã vạch ra và thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong công tác dạy học và giáo dục cũng như thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm tin, tính cách chung của người GV. Cùng với việc KT trực tiếp giờ dạy, HT cần chú ý đến các hình thức KT gián tiếp khác như phỏng vấn HS, trao đổi với GV chủ nhiệm, xem xét các báo cáo của khối chuyên môn về tình hình thực hiện chương trình, cải tiến giảng dạy, kết quả KT, kết quả thi..Từ các nguồn thông tin HT tổng hợp, phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình dạy học của GV, đề ra những biện pháp QL phù hợp với thực tế dạy học trong nhà trường.

+ Quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh: Kiểm tra - đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, thông qua KT - ĐG kết quả học tập của HS giúp cho GV thu được những thông tin ngược từ HS, phát hiện thực trạng kết quả học tập của HS cũng như những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng kết quả đó. Để HĐ học tập của học sinh hiệu quả, đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của giáo viên và cách học, phương pháp học cho học sinh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong quản lý và tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập thông qua giáo viên, Hiệu trưởng quản lý HĐ học của học sinh. Quá trình dạy học là tập hợp những hành động tiếp diễn của GV và của HS được GV hướng dẫn, hành động này nhằm làm cho HS tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, trong quá trình đó, phát triển được năng lực nhận thức nắm được các yếu tố của văn hoá lao động trí óc và lao động chân tay, hình thành những cơ sở của thế giới quan và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa.

SƠ ĐỒ 2:  Mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học  - Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên:
SƠ ĐỒ 2: Mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học - Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên:

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường tiểu học

+ Hiệu trưởng phải là người nắm vững và thực hiện các văn bản pháp quy về chuyên môn, nghiệp vụ, là người điều hành trong tổ chức, cũng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho tập thể cán bộ, GV. - Năng lực: Năng lực QL các mặt hoạt động của nhà trường theo pháp luật, điều lệ trường tiểu học và các quy chế của Bộ GD&ĐT; Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo nhà trường; năng lực QL nhà trường; năng lực QL tài chính, CSVC. Theo quan niệm hiện nay, chương trình giáo dục không đơn thuần là văn bản do Nhà nước ban hành về mục tiêu môn học, nội dung giảng dạy của các môn học mà chương trình giáo dục còn được xem như một kế hoạch tổng thể gồm các vấn đề: Mục đích giáo dục, mục tiêu bậc học, mục tiêu môn học.Tiêu chuẩn giáo viên.

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới giáo dục tiểu học nói riêng là một chủ chương lớn của Đảng và Nhà nước nên các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội phải quán triệt sâu sắc tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn, tính cấp thiết của công việc này. - Yêu cầu đổi mới về nội dung: Nội dung tiểu học phải đảm bảo cho HS hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe - đọc – nói - viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về Hát nhạc, mỹ thuật, thủ công. - Yêu cầu đổi mới về phương pháp: Nghị quyết TWII khoá VIII cũng đã nhấn mạnh đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và chỉ ra những định hướng “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD - ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành một nếp tư duy sáng tạo của người học.

- Yêu cầu đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên: Xuất phát từ những mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở bậc tiểu học nên đội ngũ giáo viên tiểu học phải được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thường xuyên thông tin của khoa học giáo dục để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

SƠ ĐỒ  3:  Các yếu  tố ảnh hưởng đến QLHĐDH  của Hiệu  trưởng trường tiểu học
SƠ ĐỒ 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến QLHĐDH của Hiệu trưởng trường tiểu học