Sự khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ: Một cái nhìn khái quát về "Đại kế hoạch" giải cứu tài chính Mỹ

MỤC LỤC

II/ Sự khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ

Đại kế hoạch” giải cứu tài chính Mỹ

Tình hình đã vượt xa một cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất đơn thuần và cuộc khủng hoảng công nghiệp tài chính. Cơn lốc phá sản của các ngân hàng đã khiến ngành tài chính rung chuyển đến tận gốc rễ, gây ra tình trạng hoảng loạn trong những phiên giao dịch ở phố Wall, khiến cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực phi tài chính ở Mỹ cũng điêu đứng theo, nguy cơ gây ra sụp đổ toàn bộ nền kinh tế mỹ. Chưa bao giờ kể từ thời kỳ Đại khủng hoảng (năm 1930), nền kinh tế số một thế giới phải đối mặt với một thách thức lớn đến như vậy.

Phát biểu với báo chí vào ngày thứ Bảy 20/9, Tổng thống Bush cho biết kế hoạch giải cứu nền kinh tế. Nếu được thông qua, 700 tỷ USD ngân sách sẽ dùng để thanh toán những khoản nợ độc hại đã lam cho thị trường Mỹ và thế giới chao đảo. Tuy nhiên, con đường để kế hoạch này thành hiện thực không hề dễ dàng và trên thực tế, nó cũng chưa thể là lời giải hoàn hảo cho một thị trường tài chính đầy những rủi ro và bất trắc.

Thế nào là “kế hoạch 700 tỷ USD ”?

Các nhà chức trách Mỹ bao gồm Tổng thống Bush, Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Paulson, Chủ tịch FED Ben Bernake và giới chuyên môn đều nhấn mạnh tầm quan trọng của kế hoạch đối với kinh tế Mỹ và thị trường tài chính toàn cầu trong giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng đang lan rộng. Dự đoán Quốc hội sẽ thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ trị giá 700 tỷ USD đã giúp chứng khoán Mỹ hồi phục trong giờ giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 26/9), hạ bớt mức giảm trong một tuần tệ nhất kể từ tháng 5 của chỉ số S&P 500. Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện, nói việc các dân biểu ngồi với nhau và đưa ra dự luật báo hiệu sự kết thúc của giai đoạn ngân hàng kinh doanh bất cẩn, trong khi chi thưởng vô tội vạ cho giám đốc thiếu thận trọng.

Phát ngôn viên Bộ Tài chính Michele Davi khẳng định: "Trong lúc chờ đợi, chúng tôi đã sẵn sàng làm việc với những nhà hoạch định và sử dụng mọi công cụ chúng tôi đã có trong vài tháng qua, để bảo vệ thị trường tài chính và nền kinh tế của chúng ta”. Rất “may mắn” cho thị trường chứng khoán Mỹ, bởi lệnh cấm bán khống đối với 829 cổ phiếu đang niêm yết trên các sàn giao dịch ở nước này vẫn còn hiệu lực tới ngày 2/10, nếu không, rất có thể mức độ sụt giảm còn mạnh hơn nhiều. Washington vào thời điểm mà thế giới đang nhìn vào nước Mỹ đối phó với khủng hoảng kinh tế" khi kế hoạch giải cứu thị trường tài chính 700 tỉ USD tưởng chừng như đã được thông qua thì đến phút chót đã không thể vượt qua được cuộc bỏ phiếu căng thẳng tại Hạ viện Mỹ.

Trước đó, gần như tất cả các lãnh đạo chính trị chính của Mỹ đều ủng hộ cho kế hoạch 700 tỷ USD giải cứu thị trường tài chính Mỹ: Tổng thống, Phó Tổng thống, Bộ trưởng Tài chính, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang, lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hoà tại Quốc hội. "Đó là một động thái tồi vào bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt trong trường hợp này sẽ mang lại rủi ro cho thị trường và hệ thống tài chính đang bị suy yếu trầm trọng sẽ phản ứng rất tệ", tờ New York Time nhận định. Boehner, lãnh đạo đảng Cộng hoà ở Hạ viện cố gắng đổ lỗi cho bài phát biểu mang tính đảng phái ở Hạ viện chỉ ngay trước khi bỏ phiếu của Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi.Bà Pelosi đã phát biểu với những thành viên Dân chủ rằng bà đã đưa ra lời hứa nhưng không thể đoàn kết họ đủ, dẫn tới thất bại mà có thể sẽ còn được nhớ rất lâu.

Theo đó các ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng và tiết kiệm phải thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản của họ, trong đó có các cổ phiếu và chứng khoán liên quan tới thế chấp, cho phù hợp với mức giá của thị trường nhằm ngăn chặn tình trạng giấu giếm thua lỗ khá phổ biến như trong thời gian vừa qua. Thành viên của Hạ Viện và Thượng Viện cho rằng dự thảo luật này sẽ tạo ra hàng trăm nghìn việc làm mới và giảm phụ thuộc của Mỹ vào dầu nhập khẩu.Ứng viên thuộc Hạ Viện đang cân nhắc thay đổi riêng của họ, theo đó việc hỗ trợ cho người thất nghiệp sẽ tăng lên và tăng tín dụng thuế cho chủ sở hữu nhà ở lên 1.000USD. - Kế hoạch này cũng cho phép Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) có thẩm quyền đình chỉ một quy tắc kế toán mà các ngân hàng và các doanh nghiệp cho là đã “thổi phồng” cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Ủy ban thứ nhất có tên Ủy ban Giám sát Ổn định Tài chính sẽ bao gồm Chủ tịch FED, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC), Giám đốc Cơ quan Tài chính Địa ốc Liên bang, Bộ trưởng Bộ Nhà đất và Phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chính phủ Mỹ thua lỗ vì trả giá quá cao cho các khoản nợ xấu, đạo luật yêu cầu Tổng thống phải đề xuất một kế hoạch thu hồi vốn trong trường hợp kế hoạch này thua lỗ trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực. Đạo luật cũng như áp dụng hạn chế đối với lương thưởng của lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình, đặc biệt là gói bồi thường “chiếc dù vàng” dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp rời khỏi các công ty được giải cứu.

Theo giới phân tích nhận định, kế hoạch 700 tỷ USD này mới chỉ giải quyết được bề nổi của vấn đề mà nước Mỹ đang phải đối mặt, nó mới giúp được Phố Wall tránh bị sụp đổ và nền tài chính tạm thời không biến động. Do đó, nếu kế hoạch chi 700 tỷ USD cho thị trường tài chính Mỹ không được thông qua có thể sẽ đẩy chứng khoán Mỹ sụt giảm mạnh, nhưng khi nó được thông qua thì không có nghĩa thị trường chứng khoán sẽ phản ứng tích cực. Rừ ràng, thị trường chứng khoỏn Mỹ đang trong cơn nguy kịch, bởi vì ngay cả nghiệp vụ bán khống cũng gần như bị cấm khi có đến hơn 950 mã cổ phiếu của những tập đoàn lớn đều bị đưa vào diện “bảo vệ đặc biệt”.

Người đứng đầu của AutoNation, một hãng kinh doanh xe, phát biểu với CNBC cho biết các ngân hàng đang kiếm mọi lý do để nói không với việc cho vay tiền, họ thường lấy lý do như sau:”Chúng tôi đang phải chịu đựng từ chính sách thắt chặt tín dụng cho đến sự hoảng loạn tín dụng.” Nhiều công ty cho rằng một số ngân hàng đang viện dẫn lý do thị trường hỗn loạn để giảm tín dụng hoặc tăng phí đối với các khoản vay mới, điều này không khỏi khiến các doanh nghiệp không chắc chắn được họ sẽ còn trả lương nhân viên hay mua nguyên liệu thô được bao lâu nữa.