MỤC LỤC
Chính vì vậy các chương trình đào tạo và phát triển phải được thiết lập một cách khoa học, có tính tới các vấn đề mang tính chiến lược như tại sao tổ chức cần đầu tư cho đào tạo và phát triển, phải tiến hành chương trình đào tạo và phát triển nào, ai cần được đào tạo, ai sẽ là người cung cấp chương trình đào tạo và phát triển, làm thế nào để đánh giá chương trình. Có thể là do những nguyên nhân xuất phát từ môi trường làm việc, cơ cấu tổ chức, trao đổi thông tin, chính sách của doanh nghiệp hay động cơ làm việc của người lao động… Để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất trước hết các nhà lãnh đạo cần phát hiện đúng nguyên nhân thông qua các phương pháp như phỏng vấn, quan sát, xem xét tài liệu… Mỗi một nguyên nhân sẽ có biện.
Nguồn tài chính dồi dào sẽ có điều kiện đầu tư cho đào tạo mạnh hơn nhưng nếu không đảm bảo nguồn lực tài chính thì ngay cả sản xuất cũng có thể gặp khó khăn nên dù kế hoạch đào tạo có kỹ lưỡng và phù hợp đến đâu cũng khó có thể đạt hiệu quả cao như mong muốn. Tuyển dụng đúng người, đúng việc, đúng trình độ sẽ làm giảm các yêu cầu phát sinh về đào tạo lại cho những lao động chưa phù hợp, đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp đội ngũ lao động chất lượng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo về sau….
Đối với tổ chức đào tạo và phát triển giúp khắc phục sự thiếu hụt về kỹ năng, kiến thức của người lao động, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc. Từ đó giảm bớt được các chi phí không cần thiết phát sinh do làm việc kém hiệu quả như tai nạn lao động, sản phẩm hỏng, thời gian kéo dài… Khi được đào tạo đầy đủ các cá nhân có thể làm việc một cách độc lập mà không cần đến sự giám sát thường trực của cấp trên do đó người quản lý có thể dành nhiều thời gian cho những công việc mang tính chiến lược hơn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học, công nghệ thì lao động phổ thông giá rẻ không còn là lợi thế to lớn mà nhu cầu về lao động chất lượng cao ngày càng tăng, đặc biệt là trong những ngành công nghiệp hiện đại.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay chất lượng lao động nhìn chung còn rất thấp, số lao động chưa qua đào tạo hoặc đã đào tạo nhưng chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu công việc còn rất lớn.
Tháng 4/1994 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 56/1994/QĐ-UBND sáp nhập Công ty Đầu tư phát triển ngành nước và xưởng đào tạo công nhân ngành nước thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học – đào tạo với Công ty Cấp nước Hà Nội thành Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội - là doanh nghiệp kinh tế quốc doanh cơ sở, chịu sự quản lý Nhà nước trực tiếp của Sở giao thông công chính Hà Nội. Theo lộ trình chuyển đổi các công ty Nhà nước, tháng 1/2008 UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 367/2008/QĐ-UBND về việc chuyển Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội sang hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con và đổi tên thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nước sạch Hà Nội. Do Hội đồng quản trị thành lập với mục tiêu giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ của Công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới tình hình kinh doanh của Công ty như xây dựng phương án phù hợp với từng thời kỳ phát triển, phối hợp với các phòng ban khác tổ chức thực hiện kế hoạch đã vạch ra, phát triển mở rộng và giải quyết các vấn đề về khách hàng, công tác ghi thu, tồn đọng nợ tiền nước.
- Đào tạo ban đầu cho nhân viên vừa vào công ty: Cán bộ công nhân viên sau khi được tuyển dụng mặc dù đã có kiến thức chuyên môn phù hợp nhưng vẫn sẽ tham gia vào khoá đào tạo ban đầu, được phổ biến những thông tin cơ bản cùng với thực tế thực hiện công việc tại môi trường làm việc của mình. - Đào tạo đột xuất và nghề mới: Khi có sự thay đổi về công nghệ hay công ty có phương hướng mở rộng phạm vi, lĩnh vực kinh doanh sẽ tổ chức các khoá đào tạo để người lao động nhanh chóng làm quen và thích nghi với sự thay đổi đó, tạo điều kiện cho công ty hoạt động có hiệu quả. Mục tiêu chủ yếu của đào tạo nâng bậc là nâng cao tay nghề, đáp ứng mức độ ngày càng cao của công việc để không lãng phí khả năng của người lao động thuộc các nghề: vận hành bơm, sữa chữa bảo dưỡng đồng hồ, vận hành clo, sửa chữa bảo dưỡng giếng, vệ sinh công nghiệp, thanh tra, ghi thu, lái xe.
Đối với đào tạo ban đầu cho nhân viên mới thì mục tiêu được xác định là giúp người lao động làm quen nhanh chóng với môi trường và cách thức thực hiện công việc cụ thể, nắm được những thông tin cơ bản về công ty như nội quy lao động, chủ trương, chính sách của công ty… Quá trình này thường được tiến hành trong thời gian ngắn vì người lao động được tuyển vào công ty đa số đã có các kiến thức, kỹ năng cần thiết. Trường có cơ sở vật chất khá tốt với đầy đủ các trang thiết bị, giảng đường, thư viện, xưởng thực hành, khu kỹ thuật, trạm xử lý nước sạch, trạm xử lý nước thải, mạng lưới cấp nước Thành phố thu nhỏ, xưởng lắp ráp và kiểm định đồng hồ đo nước, bãi lắp đặt đường ống, hệ thống công viên, hồ nước, cây xanh, điện chiếu sáng, phòng thực hành tự động hoá và khí nén hiện đại. Công ty đã đạt được nhiều kết quả trong việc đào tạo nhân viên như nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân, tổ chức nhiều khoá học chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên các phòng ban, định hướng và giúp người lao động mới làm quen công việc nhanh chóng… Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế.
- Ngày càng nâng cao chất lượng hàng hoá, chất lượng dịch vụ cấp nước, thái độ phục vụ khách hàng và chất lượng công trình xây lắp. Công ty đang triển khai một loạt các dự án từ phát triển nguồn nước đến mở rộng hệ thống mạng đường ống trên toàn địa bàn thành phố. Đồng thời, hoàn thiện Nhà máy nước Đông Anh trong quý III bằng việc khoan 5 giếng, tăng thêm cho nhà máy 9.000m3/ngày đêm.
+ Công ty cũng đang lập dự án để kết nối hệ thống cấp nước giữa Hà Nội cũ và Hà Đông, cũng như việc cấp nước cho khu vực hai bên đường Láng - Hoà Lạc.
Từ đó mới lập kế hoạch đào tạo những kỹ năng gì, đào tạo lại hay đào tạo nâng cao… Do đó công tác đánh giá thực hiện công việc của công ty cũng cần được xây dựng lại để có thể đánh giá một cách chính xác, khách quan và công bằng, làm cơ sở cho phân tích, đánh giá nguồn lao động của công ty. Mỗi chương trình phù hợp với những đối tượng khác nhau nên tiêu chuẩn đầu tiên cần đưa ra là năng lực thực tế của người lao động, sau đó kết hợp với các điều kiện như quá trình làm việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, mức độ trung thành, cống hiến cho công ty… vì đào tạo không chỉ mang lại lợi ích cho tổ chức mà còn cho cả người lao động. Với các hình thức kèm cặp, chỉ dẫn công việc cần lưu ý hơn đến việc truyền đạt lý thuyết cho người lao động một cách có hệ thống bằng các phương pháp hiện đại vì thông thường với các hình thức này người lao động chỉ học theo và bắt chước các kỹ năng của người hướng dẫn.
Trong khi đó các trường hợp đào tạo ngoài nếu với số lượng học viên tương đương, chương trình học tương đương thì có thể dự tính thông qua kinh phí của năm trước có tính đến sự thay đổi do các yếu tố giá cả, thị trường… Với cách thức xác định nhu cầu, mục tiêu, đối tượng đào tạo như trên cán bộ đào tạo có nhiều thông tin và chủ động hơn trong việc dự tính kinh phí cần thiết.