MỤC LỤC
Việc huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia hay một vùng lãnh thổ đã và đang trở thành phương thức hữu hiệu nhất, một yếu tố quan trọng trong cơ cấu ngân sách phát triển của một quốc gia, một hình thức phổ biến trong quan hệ kinh tế quốc tế vì nó mang lại lợi ích cho hai bên, bên chủ đầu tư và bên nhận đầu tư. Ngoài những tác động trên đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số tác động khác đến nước nhận đầu tư như : đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu của ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế, tiền thu từ việc cho thuê nhà đất…, FDI góp phần vào cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; FDI giúp các nước nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trường thế giới…Hơn nữa nó còn góp phần cải thiện mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia, các quan hệ về hợp tác thương mại, vấn đề môi trường, các quan hệ văn hoá xã hội khác, tạo lên tiếng nói chung giữa các cộng đồng và khu vực.
Mô hình Lewis dựa trên giả thiết một mặt nguồn cung cấp lao động từ cận biên khu vực nông nghiệp rất thấp, nên chuyển dịch lao động diễn ra trong một thời kỳ dài với tiền công không thay đổi, sang công nghiệp với tiền công cao hơn, đời sống tốt hơn. Song việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp hoá là đại lượng biến thiên, ở giai đầu của công nghiệp hoá, các yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng lớn và sẽ giảm xuống ở giai đoạn sau nhất là khi công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp nặng) đã phát triển ở trình độ cao.
Việc thực hiện kịp thời vụ cũng dẫn đến tình trạng căng thẳng về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức lao động hợp lý, cung ứng vật tư – kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp, đồng thời phải coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm ở những thời kỳ nông nhàn. Nhờ những thuận lợi cơ bản đó mà nước ta có thể gieo trồng và thu hoạch quanh năm với nhiều giống cây trồng vật nuôi phong phú có giá trị kinh tế cao: cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, chè, điều…), cây công nghiệp ngắn ngày(lạc, đậu tương, đay, mía…), cây ăn quả (dừa, cam, bưởi, chuối….).
Cho đến nay nước ta đã là một trong những cường quốc xuất khẩu một số lượng nông sản chủ lực như gạo, cà phê….Tuy nhiên hiện nay nông nghiệp Việt Nam vẫn trong tình trạng sản xuất manh mún, nhiều tiềm năng phát triển vẫn chưa được khai thác và có hiệu quả do thiếu vốn đầu tư, trình độ sản xuất còn thấp và chênh lệch khá xa so với các nước trong khu vực. Vốn FDI vào nông nghiệp nước ta có thể đầu tư trực tiếp sản xuất thông qua các hợp đồng liên doanh với nước ngoài, có thể đầu tư vào công nghệ chế biến hoặc công nghệ sau thu hoạch bằng các hình thức liên doanh với nước ngoài, các đối tác nước ngoài phải góp phần trách nhiệm trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của liên doanh.
Sở dĩ số dự án tăng lên là do chính phủ ban hành một số nghị định (nôỉ bật là nghị định số 24/2000/NĐ -CP), nghị quyết số 09/2001/NQ-CP để cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao thu hút vốn FDI.Như vậy cho thấy đã có dấu hiệu của tăng trưởng FDI vào Việt Nam. Sở dĩ hình thức liên doanh là phổ biến vì khi các nhà đầu tư bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam, họ còn bỡ ngỡ về điều kiện KT - XH và pháp luật của Việt Nam, họ chưa thụng đường ngừ tắt trong khi đú thủ tục hành chớnh để triển khai dự án thì rườm rà, nhiều khâu nhiều nấc, phải giao dịch với các cơ quan chức năng để hoàn thành các điều kiện triển khai công tác xây dựng cơ bản cũng như thực hiện các dự án.
Tuy nhiên FDI chỉ chảy vào những vùng thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, về điều kiện kinh tế xã hội lần lượt như Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Hồng, Duyên Hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc. Cho đến nay có thể đánh giá là khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng lên đáng kể cả về số lượng lẫn vốn đầu tư và thực sự trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế Việt Nam, vốn FDI chiếm từ trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
- Khu vực có vốn FDI chưa phát huy được tiềm năng và thế mạnh về xuất khẩu, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách còn hạn chế, cơ cấu xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào ngành may mặc, giày dép, chế biến nông sản phẩm. - Tuy khu vực có vốn FDI giải quyết việc làm cho người lao động, nhưng chất lượng của đội ngũ lao động còn hạn chế, quan hệ lao động - tiền lương trong khu vực FDI còn nẩy sinh một số hiện tượng phức tạp cần phải sớm xử lý lượng đáng kể chỗ việc làm.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, sau cuộc khủng hoảng Châu Á, dòng đầu tư FDI vào nông nghiệp Việt Nam bị giảm sút mạnh với sự sụt giảm lớn của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư của các quốc gia ASEAN nói riêng và các nước Châu Á nói chung. Tình trạng giảm vốn đầu tư liên tục qua các năm có nhiều nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (khoảng gần 54% vốn FDI vào nông nghiệp là từ các nước ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông) và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong thu hút đầu tư nước ngoài giữa các quốc gia.
Các doanh nghiệp có vốn FDI trong nông nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay là thấp vì hiện nay để nhằm tạo điều kiện thu hút được nhiều vốn FDI nên Chính phủ có chủ trương miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp có vốn FDI (thuế suất và thuế thu nhập đối với các dự án đầu tư trong nông nghiệp từ 10 -20% và được miễn từ 1- 8 năm…). Mặt khác, còn nhiều doanh nghiệp có vốn FDI chưa đi vào sản xuất kinh doanh hoặc kinh doanh chưa có lãi. Tính đến nay hầu như các dự án vẫn đang trong thời gian miễn giảm các loại thuế. Nâng cao năng lực công nghệ và đổi mới phương thức kinh doanh. Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường hiện nay chưa có tính cạnh tranh cao do năng suất và chất lượng sản phẩm quá thấp, sản phẩm mới chỉ dừng ở mức chế biến thô. Thời gian qua đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể nâng cao năng lực sản xuất và chuyển giao được một số công nghệ tiên tiến trong sản xuất như chế biến đường, trồng chuối, chế biến chè, trồng nấm, trồng rau theo phương pháp công nghệ sinh học tiên tiến…. Do đó, nhiều giống cây trồng, vật nuôi tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản. Phần lớn những thiết bị kỹ thuật và công nghệ của nước ngoài đưa vào thực hiện sản xuất mặc dù chưa phải là những loại thuộc thế hệ hiện đại nhất của thế giới nhưng cũng đã hiện đại hơn những thiết bị hiện có của Việt Nam. Một số tác động khác. - Cho đến nay, tuy số vốn FDI vào nông nghiệp chưa lớn nhưng nó đã góp phần tạo ra một bước chuyển biến đáng kể. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông. nghiệp bình quân 5%/năm. Đạt được kết quả tăng trưởng giá trị sản xuất như trên phải kể đến phần đóng góp hết sức có ý nghĩa của hoạt động FDI, bởi khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. - Một đóng góp nữa của FDI là việc xây dựng một số cơ sở bảo quản, chế biến lương thực, chế biến mía đường và hoa quả…Việc làm này đã giải quyết một phần khó khăn và vướng mắc của sản xuất nông nghiệp và hoàn thiện quy trình sản xuất nông nghiệp. - FDI góp phần cải thiện và nâng cao năng lực của kết cấu cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn ở miền núi ở nhiều địa phương, thông qua các dự án vùng nguyên liệu và các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ví dụ như các dự án đầu tư vào nguồn mía đường Việt Nam - Đài Loan đã triển khai xây dựng hàng trăm km đường giao thông trong vùng nguyên liệu, góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hoá của vùng. - FDI đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập theo kịp v ới tiến trình của hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. - Đồng thời, FDI đã góp phần mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới trong nông nghiệp và nông thôn. - Cùng với các thiết bị công nghệ tiên tiến, sản phẩm của các dự án FDI thường có thuận lợi trong việc tiếp cận với các thị trường quốc tế, tạo tiền đề cho hàng nông sản của Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu. Những tồn tại và nguyên nhân 2.3.1 Những tồn tại. a) Trên góc độ vĩ mô. - Hệ thống luật và chính sách điều chỉnh hoạt động FDI nói chung còn chấp vá, hay thay đổi, nhất là trong quản lý đất đai, các chế độ ưu đãi, làm ảnh hưởng đến sức hấp dẫn đối với môi trường đầu tư. - Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vẫn còn nhiều lúng túng, không nắm được những thông tin cần thiết về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp FDI và khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư chưa tốt. - So với ngành công nghiệp, tỷ trọng FDI vào ngành nông nghiệp có tỷ trọng thấp và chưa tương xứng với tiềm năng, tầm quan trọng của ngành trong nền kinh tế. - Hoạt động FDI trong nông nghiệp những năm qua mới chỉ chú ý khai thác tiềm năng đất đai, sức lao động….Chưa thực sự quan tâm đầu tư mạnh chế biến nông sản, xuất khẩu rau, quả, lai tạo cây, con giống có hàm lượng kỹ thuật cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam. - Số lượng các dự án và tổng vốn FDI quá ít, không tương xứng với nền nông nghiệp nhiệt đới đầy tiềm năng của Việt Nam. Trên phạm vi cả nước, hàng năm FDI chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó nông nghiệp chỉ chiếm không quá 10% lượng vốn này. - Đa số các dự án FDI trong nông nghiệp có quy mô nhỏ, trung bình 6.4triệu USD/dự án, phân bổ rất không đồng đều giữa các vùng, miền trong nước mà chỉ tập trung ở những vùng có điều kiện kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt. - Các nhà đầu tư nước ngoài thường đóng góp bằng các thiết bị, vật tư nên không loại trừ chuyển vào những thiết bị kỹ thuật cũ đã đến thời hạn thanh lý, do sự yếu kém của phía trong nước không phát hiện được.Tuy rằng những thiết. bị kỹ thuật do các nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào có thể còn hiện đại hơn so với nhiều kỹ thuật đang được sử dụng trong các doanh nghiệp trong nước, nhưng việc chúng ta trở thành nơi tiếp nhận các máy móc thiết bị đã thanh lý của các nhà đầu tư là một thiệt hại lớn đối với Việt Nam. - Tỷ trọng FDI vào nông nghiệp có xu hướng giảm sút nhanh. Đây là điều chúng ta cần phải xem xét lại. - Thời gian thẩm định, cấp giấy phép cho các dự án thường vượt quá thời gian quy định. Thủ tục cấp đất, giao đất, giải toả chậm dẫn đến việc triển khai dự án chậm. Nhất là trong các dự án FDI trong nông nghiệp thường phức tạp, khó đánh giá hết tính khả thi của dự án nên khi thực hiện rất dễ gây đổ bể. b) Trên cấp độ vi mô. - Các nước trong khu vực ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan….là những nước đầu tư nhiều nhất trong nông nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư vào nông nghiệp khoảng (60 - 70%). Nhưng trong những năm qua, các quốc gia này bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Do vậy nhiều đối tác nước ngoài không có khả năng tài chính thực hiện cam kết góp vốn vào liên doanh nên hoạt động của các liên doanh không đạt hiệu quả kinh tế như dự án đề ra. Vì vậy, FDI của các nước này vào Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng giảm sút mạnh. - Nông thôn tập trung đông dân cư nhưng thị trường bị chia cắt, sức mua hạn chế, nhất là các hàng nông sản cao cấp, có giá trị cao đã qua chế biến, do thu nhập quá thấp và không ổn định. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án nói chung và dự án FDI nói riêng. - Trong nông nghiệp nông thôn còn thiếu các quan hệ hợp tác dài hạn, có chiều sâu với nông dân và đối tác thứ ba. Trình độ canh tác của nông dân nước ta chưa cao, khi thực hiện dự án phải tiến hành đào tạo, hướng dẫn mất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, các nhà FDI ngại đầu tư trong nông nghiệp. - Việt Nam lại nằm trong khu vực có tình hình thu hút FDI sôi động nhất thế giới như Trung Quôc, Ấn Độ, các nước ASEAN… Các nước này đều dáo. diết cải thiện môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong khi đó cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam rất yếu kém. Mặt khác tổng nguồn FDI thế giới không tăng lên so với những năm trước đây.Chính vì vậy làm cho FDI vào nông nghiệp ngày càng bị hạn chế và trầm lắng. Tình hình trên đây không chỉ ảnh hưởng xấu đến triển khai các dự án đã được cấp giấy phép mà còn hạn chế khả năng đầu tư các dự án mới và nước ta nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. b) Nguyên nhân chủ quan.
Đại hội XI của Đảng CSVN cũng đề ra các biện pháp để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài “ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”. ĐCSVN và Chính phủ nhận thấy rằng trong điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo nàn lạc hậu, muốn phát triển nhanh thì phải biết lợi dụng vốn kĩ thuật của các cường quốc công nghiệp và coi nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.
- Trồng rừng và chế biến gỗ: Khuyến khích đặc biệt với các dự án trồng rừng, trồng rừng đặc dụng, rừng nguyên liệu cho sản xuất giấy, đồng thời khôi phục diện tích rừng bị cháy và phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nhất là các địa phương Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, xây dựng các nhà máy hoặc xưởng chế biến với công nghệ và thiết bị hiện đại để phát triển sản xuất và nhân tạo đạt sản lượng 1 triệu m3/năm vào năm 2005, góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình trồng 5 triệu ha rừng vào năm 2010. - Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp: Cần hướng vào sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và có giá trị xuất khẩu cao như cà phê, chè, rau quả và chăn nuôi thuỷ đặc sản….Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này có thể thực hiện dưới hình thức liên doanh, liên kết để phát triển vùng sản xuất hàng hoá xuất khẩu hoặc sản xuất nguyên liệu cho chế biến.
- Đầu tư cho công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch: đầu tư nước ngoài cho công nghiệp chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch phải được nâng cao đựơc giá trị của sản phẩm và tạo ra được thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân, từng bước công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này có thể được thực hiện dưới các hình thức liên doanh, liên kết hoặc vay bằng trang bị kỹ thuật cao. - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp: Hạng mục cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp cần thu hút đầu tư nước ngoài là các công ttrình thuỷ lợi, các cơ sở sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng, các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất…. Từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nước ta. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này là các hoạt động liên kết, liên doanh có chế độ ưu đãi đối với đầu tư vào lĩnh vực này. - Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp: Cần hướng vào sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và có giá trị xuất khẩu cao như cà phê, chè, rau quả và chăn nuôi thuỷ đặc sản….Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này có thể thực hiện dưới hình thức liên doanh, liên kết để phát triển vùng sản xuất hàng hoá xuất khẩu hoặc sản xuất nguyên liệu cho chế biến. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút, sử dụng vốn đầu tư. - Việt Nam là một nước nông nghiệp, có chủng loại sản phẩm phong phú bao gồm các nông sản nhiệt đới và có thể sẽ phát triển các loại cây nông sản vùng ôn đới. Nông sản Việt Nam có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su…. Có thể tiêu thụ rộng rãi trên thị trường quốc tế. Tiềm nông phát triển nông lâm nghiệp còn lớn có thể đầu tư khai thác trên cả hai lĩnh vực: mở rộng quy mô diện tích cây trồng, quy mô chăn nuôi và đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. - Việt Nam có nguồn lao động nông lâm nghiệp phong phú, giá nhân công rẻ, lao động có trình độ văn hoá tương đối cao. Đây là một điều đáng chú ý đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi hoạt động đầu tư nông lâm nghiệp. - Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho vận tải đường biển, hàng không, thông tin liên lạc. Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp và kết cấu hạ tầng nông thôn đang từng bước được đầu tư xây dựng, tạo ra môi trường ngày càng thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư nước ngoài. b) Nhân tố bên ngoài. Xuất phát từ thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành nông nghiệp Việt Nam thời gian qua cùng với các mục tiêu, phương hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, những nhân tố ảnh hướng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, và sự cần thiết thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp… đã chỉ ra cho chúng ta sự cần thiết phải tìm ra những giải pháp nhằm phát huy một cách có hiệu quả những thế mạnh, khắc phục những khó khăn tồn tại, nhằm tăng khả năng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành nông nghiệp.
+ Nên áp dụng mức thuê đất tối thiểu, thậm chí thuê đất ở những vùng đất chưa canh tác (đất trồng, đất hoang hoá, đồi núi trọc, đất nhiễm chua mặn) mà trên thực tế chỉ có thể huy động cho trồng rừng. + Ngoài tiền đền bù hoa màu bị mất, cần có chính sách đền bù cho diện tích đã giao cho nông dân. - Khi kinh tế phát triển, mức độ đô thị hoá vào các khu vực có dự án đầu tư tăng lên nên giá đất ở nông thôn sẽ có xu hướng ngày càng tăng lên. Vì vậy, cần quy định việc công bố điều chỉnh giá đất hàng năm, tạo điều kiện các tổ chức bên Việt Nam được tăng mức vốn đóng góp vào dự án đầu tư sau khi thực hiện điều chỉnh giá sử dụng đất. - Chính phủ đưa ra chính sách có thể miễn giảm tiền thuê đất trong một số năm đặc biệt là các dự án vào những vùng sâu, vùng xa miền núi, cơ sở hạ tầng chưa tốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiêp. d) Chính sách lao động. Môi trường đầu tư có được cải thiện hay không, theo ý kiến của đại bộ phận các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, chính là có cải cách về bộ máy nhà nước, giảm thiểu được thủ tục hành chính không cần thiết, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian tiến thành và triển khai dự án.
Trong quy định phải xỏc định rừ những dự án trong nước tự làm và những dự án gọi vốn FDI, dự kiến quy mô, đối tác, địa điểm và tiến độ thực hiện của các dự án để đảm bảo điều chỉnh đúng hướng, đúng cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm hiểu cơ hội đầu tư trong nông nghiệp Việt Nam.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp quản lý nhà nước về FDI cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế, trong đó chú trọng phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động sau giấy phép của các dự án có vốn FDI, tăng cường sự hướng dẫn kiểm tra của các Bộ, ngành Trung ương. Có cơ chế xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch trong việc thực hiện chủ trương phân cấp quản lý nhà nước về FDI, kể cả việc chấm dứt hiệu lực của các giấy phép đầu tư cấp sai quy định.
- Ở trong nước, cần tiếp tục khuyến khích hệ thống dịch vụ nông thôn, bãi bỏ sự kiểm soát có tính ngăn sông cấm chợ, bãi bỏ các loại thuế lưu thông đối với các hàng hoá nông, lâm, hải sản trên mọi tuyến lưu thông trong nước;. - Ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông, lâm, hải sản; hỗ trợ, giúp đỡ mở rộng thị trừơng xuất khẩu các sản phẩm của mình như quảng cáo, ký hiệp định song phương, đa phương, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm.
- Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các diễn đàn quốc tế, các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác như AIA, ASEAN, APEC, các cuộc hội thảo về đầu tư ở trong và ngoài nước; sử dụng tổng hợp các phương tiện xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng, mạng Internet , tiếp xúc trực tiếp, …. - Tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước, các tập đoàn, các công ty lớn để có chính sách thu hút FDI của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp.
- Các cơ quan đại diện ngoại giao - thương mạiViệt Nam có trách nhiệm làm tốt việc vận động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, bố trí cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm. Xây dựng và đưa vào hoạt động trang Web về FDI để phục vụ việc cung cấp thông tin cập nhật về chủ trương, chính sách pháp luật về đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, biểu dương những dự án thành công….
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam những vùng còn có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp chủ yếu ở các vùng trung du miền núi đất rộng người thưa nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật ở nông thôn còn yếu kém, công cụ sản xuất còn thô sơ, đơn giản, hệ thống điện, đường, trường, trạm nhiều nơi còn không có. - Ngoài việc chúng ta tự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, cần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này đó là: đổi giá trị quyền sử dụng đất và tài nguyên trong các dự án FDI lấy công trình hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên doanh kết hợp với các đối tác mới để tạo liên doanh mới, làm tăng quy mô đầu tư phương thức đầu tư này có ưu điểm là giảm được nhiều thủ tục hành chính so với hình thành một liên doanh thực hiện dự án mới. Tìm biện pháp khuyến khích các trường dạy nghề trực thuộc bộ NN&PTNT chú trọng đào tạo lao động theo yêu cầu của cơ chế thị trường; đáp ứng tốt các nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài về chất lượng lao động và đủ trình độ quản lý công nghệ mới, hiện đại.