MỤC LỤC
Thu hút FDI trên cơ sở mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo chung của cả nước: Nghị quyết Trung ương khóa VIII đã đề ra các mục tiêu ưu tiên của giáo dục và đào tạo nước ta: “Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ ưu tiên (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa), đào tạo nhân lực cho nông thôn để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo nhân lực cho xuất khẩu lao động. Trong khoảng từ những năm 1980 của thế kỷ 20 tới nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã có bước phát triển đặc biệt, tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc chưa từng có trong lịch sử nhân loại, với thành tựu của các ngành công nghệ cao trụ cột chính như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng đã đưa sự phát triển kinh tế sang một giai đoạn mới về chất – giai đoạn kinh tế tri thức.
Bỏo cỏo chớnh trị tại Đại hội VI đó chỉ rừ vai trũ sự nghiệp giỏo dục trong thời kỳ đổi mới là: “Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội. X về phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2001-2010, bảo đảm cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18 đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có những bước tăng trưởng đáng kể và nhất là tư duy phát triển giáo dục ở nước ta cần tiếp tục đổi mới theo các Nghị quyết Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX một cách kiên quyết hơn, nhanh chóng hơn. Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đào tạo chưa được rà soát và sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh khi đã vào WTO, mô hình quản lý giáo dục còn mang nặng tính chất kế hoạch hóa tập trung, chưa phù hợp với giáo dục trong cơ chế thị trường, nặng về quản lý hành chính sự vụ, chưa quan tâm đầy đủ chất lượng.
Một đặc điểm quan trọng trong Luật Giáo dục 2005 là hệ thống thi cử đã có những thay đổi căn bản: bỏ kỳ thi tốt nghiệp quốc gia Tiểu học và cấp Bằng tốt nghiệp Tiểu học; bỏ thi tốt nghiệp quốc gia Trung học cơ sở; hệ thống dạy nghề được hình thành theo ba bậc sơ cấp, trung cấp và cao đẳng; loại hình Trung học chuyên nghiệp đã được chuyển đổi lên thành Trung cấp chuyên nghiệp; hệ thống giáo dục thường xuyên đã được khôi phục lại. Nguyên nhân của sự khởi sắc này là do từ khi chính thức có khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục, các dự án đầu tư nước ngoài trong giáo dục đã được coi là các doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục, được hưởng các điều kiện về thủ tục cấp phép tương tự như các dự án đầu tư khác (trước đó có quan điểm cho rằng giáo dục đào tạo không phải là ngành nghề kinh doanh nên trong xem xét, thẩm định và quyết định cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài còn rất dè dặt).
Việc này đối với người lao động đã giúp họ có cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ lao động xuất khẩu ra nước ngoài cũng như vào các khu chế xuất, khu công nghiệp và tăng khả năng được đào tạo ở nước ngoài, giúp cho người Việt Nam tiến nhanh hơn trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Phân tích thực trạng thu hút FDI vào phát triển dịch vụ giáo dục Việt Nam thời gian qua, bao gồm phân tích tình hình thực hiện các công việc trong hoạt động thu hút FDI vào phát triển dịch vụ giáo dục, phân tích các kết quả thu hút FDI vào dịch vụ giáo dục và đánh giá ưu, nhược điểm của hoạt động thu hút FDI vào dịch vụ giáo dục ở Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó.
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH. VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA WTO. Định hướng phát triển dịch vụ giáo dục Việt Nam đến năm 2020. b)Giáo dục phổ thông: Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Tiểu học: Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt. Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước. Trung học cơ sở: Cung cấp cho học sinh học vốn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở, tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động. Trung học phổ thông: Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau trung học phổ thông, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp. c)Giáo dục nghề nghiệp: Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động. Mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp dựa trên nền học vấn trung học cơ sở. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao dựa trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp. d)Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học: Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giáo dục sau trung học thông qua việc đa dạng hóa chương trình đào tạo trên cơ sở xây dựng một hệ thống liên thông phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực và năng lực của các cơ sở đào tạo. Tăng cường năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác. e)Giáo dục không chính quy: Phát triển giáo dục không chính quy như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập,. Để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, tháng 7/2005, Chính phủ đã quyết định về Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam với mục tiêu chung là: “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân.
Trong hợp tác quốc tế về giáo dục, ngành Giáo dục có kế hoạch chủ động đề xuất và cho phép mở các ngành nghề có liên quan đến thương mại dịch vụ giáo dục theo từng địa phương và trong cả nước, đồng thời đảm bảo quyền quản lý nhà nước về giáo dục ở các lĩnh vực này. Trên cơ sở luật pháp nước ta, cho phép và tạo điều kiện cho nước ngoài và các tổ chức quốc tế đến mở trường, mở ngành nghề theo hướng hiện đại, chất lượng cao, công nhận văn bằng, chứng chỉ lẫn nhau và tiệm cận tới Việt Nam hóa.
Hiện nay vẫn còn tồn tại các quy định riêng rẽ cho 2 lĩnh vực này nên để có căn cứ áp dụng pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xó hội cần xỏc định rừ ranh giới giữa hoạt động giáo dục và dạy nghề, làm cơ sở cho việc áp dụng các quy định có liên quan cũng như hướng dẫn nhà đầu tư. Với tinh thần mở cửa như Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo và cam kết với cộng đồng quốc tế, coi đây là cam kết sàn và Việt Nam sẽ xem xét mở cửa sớm hơn một số ngành dịch vụ, trong Nghị định Chính phủ về thực hiện cam kết WTO cần cho phép hình thức 100% vốn nước ngoài đối với các dự án giáo dục đào tạo, nhất là các dự án dạy nghề, dạy kỹ năng cho người lao động.
Để có cơ sở kêu gọi đầu tư vào dịch vụ giáo dục, trước mắt cần nghiên cứu toàn diện về nhu cầu học tập ở từng cấp học, từng ngành và từng phương thức đào tạo, từ đó có quy hoạch cho mạng lưới các trường, các cơ sở giáo dục đào tạo.Yêu cầu của quy hoạch này là chỉ ra nhu cầu phát triển cho từng giai đoạn, trên cơ sở đó cơ quan quản lý giáo dục sẽ cân đối phần vốn trong khả năng của ngân sách Nhà nướccó thể đáp ứng, phần còn lại kêu gọi từ các nguồn vốn khác, trong có có nguồn vốn FDI. Để thực hiện tốt chức năng này, đặc biệt là đối với các dự án phức tạp, ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội như giáo dục đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các địa phương cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan (Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài chớnh..), trong đú phõn cụng rừ trỏch nhiệm của từng đơn vị làm tham mưu cho Uỷ ban nhõn dõn cấp tỉnh trong việc theo dừi, quản lý, giỏm sỏt tỡnh hỡnh hoạt động của các cơ sở này.