MỤC LỤC
Trong xây dựng cơ bản, nguyên vật liệu thường chiếm 70-80% giá trị công trình, do đó lượng vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng phần lớn nằm trong giá trị nguyên vật liệu. Thông thường công ty chọn một số nhà cung cấp cố định nhằm đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định đáp ứng tiến độ thi công, đồng thời có được nguồn tín dụng đáng kể trong kinh doanh. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành các quy chế kiểm định chất lượng công trình đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng nguyên vật liệu theo đúng tiêu chuẩn quy định.
Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý tích cực của Công ty có thể dẫn đến những tiêu cực.
Về chính sách thuế: Hiện nay Nhà nước ta đã áp dụng phổ biến tính thuế VAT tránh cho các doanh nghiệp phải chịu các khoản thuế chồng chéo, tuy nhiên đối với một doanh nghiệp xây dựng thì việc Nhà nước khống chế thời gian thu thuế trong khi không khống chế thời gian thanh toán của chủ đầu tư với nhà thầu sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung và Công ty nói riêng. Về chính sách trong ngành xây dựng: Nhà nước bắt buộc các nhà thầu xây dựng sau khi hoàn thành công trình bàn giao phải để lại 5% giá trị công trình bảo hành trong một năm mà giá trị này lại không được tính lãi, điều này gây thiệt hại cho Công ty, vì một lượng vốn khá lớn bị ứ đọng tại các công trình làm giảm vòng quay vốn lưu động, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trước khi xem xét các nội dung quản lý vốn lưu động, ta cần chú ý tới kết cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty trong thời gian vừa qua để thấy được khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn trong Công ty.
Cơ cấu vốn năm 2001
Cơ cấu vốn năm 2000
Chính vì vậy, mà Công ty đã bị thiếu hụt trong nguồn tài trợ vốn ngắn hạn, buộc Công ty phải chủ trương tăng vốn chủ sở hữu để có thể đáp ứng được vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy lượng sử dụng không lớn, nhưng nếu Công ty không có biện pháp cân đối điều hoà thì sẽ gây lãng phí nguồn vốn này, vì thông thường chi phí cho việc huy động vốn vay trung và dài hạn là cao hơn nhiều so với vốn vay ngắn hạn. Tuy nhiên, Công ty cần hết sức quan tâm đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này, vì ngoài việc mang lại một lợi ích to lớn thì nguồn vốn này cũng chứa đựng những rủi ro rất lớn, do vậy nếu Công ty không quản lý tốt rất dễ dẫn tới mất khả năng thanh toán, tăng hệ số nợ, giảm lợi nhuận dẫn đến giảm hiệu quả trong kinh doanh.
Cơ cấu vốn lưu động n¨m 2000
Cơ cấu vốn lưu động n¨m 2001
Vì vậy, Công ty cần có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thu hồi công nợ tránh tình trạng nợ dây dưa, khó đòi của khách hàng để từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Đây là một dấu hiệu tốt, vì trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp chỉ thành công khi tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mà một yếu tố quan trọng để hạ giá thành chính là tiết kiệm chi phí ngoài sản xuất như các khoản chi văn phòng, tiếp khách, quản lý. Năm 2002 so với năm 2001 lượng tăng tuyệt đối là 922,669 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 9,74%, quan trọng hơn lượng tăng này lại tập trung chủ yếu vào tiền mặt và các khoản phải thu, trong khi đó các khoản tồn kho và tài sản lao động khỏc giảm một cỏch đỏng kể.
Như vậy, nguồn vốn dài hạn thiếu để tài trợ cho tài sản cố định, phản ánh khả năng tài chính của công ty là không được tốt, Công ty luôn thiếu một lượng vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình diễn ra ổn định và an toàn. Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả sẽ làm tốc độ luân chuyển vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp, nghiêm trọng hơn là dẫn đến thất thoát vốn, ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất, quy mô vốn giảm, làm chu kỳ sản xuất sau thu hẹp hơn so với chu kỳ trước, tình trạng trên nếu kéo dài liên tục thì chắc chắn doanh nghiệp không thể đứng vững được trên thị trường. Bởi vì, mặc dù năm 2001 Công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm vốn lưu động, song tốc độ đầu tư vào vốn lưu động tăng nhanh hơn giá vốn hàng bán, việc tăng nhanh hơn này đã làm cho doanh thu tăng chậm hơn tốc độ tăng của vốn lưu động, điều này đồng nghĩa với số ngày của một vòng quay vốn lưu động trở nên dài hơn cùng kỳ năm trước.
Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, là kết quả tổng hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận cấu thành vốn lưu động. Bởi vì, đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi thời gian thi công kéo dài, lượng dự trữ nguyên vật liệu sẽ lớn do đó vốn kinh doanh tập trung vào nguyên vật liệu dự trữ và giá trị công trình dở dang, vốn tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ. Hiện nay ở Công ty để thu hồi được khoản phải thu, trung bình Công ty phải mất trên dưới 10 tháng, đây là một khoản thời gian rất dài, đành rằng Công ty là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có thời gian thi công và thu hồi vốn dài hơn các loại hình doanh nghiệp sản xuất khác nhưng thời gian thu hồi công nợ lớn hơn nhiều so với quy chuẩn chung của ngành (*).1 Là một dấu hiệu không tốt, trong thời gian tới Công ty cần nghiên cứu, áp dụng các biện pháp để đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ.
Điều này được đánh giá là tốt, vì khả năng phục vụ của vốn vật tư hàng hoá trong năm 2002 sẽ cao hơn năm 2000 đồng thời tỷ trọng vốn vật tư hàng hoá trên tổng vốn lưu động cũng giảm, làm lượng vốn của Công ty được đưa vào lưu thông tăng cao hơn, giảm lượng vốn bị ứ đọng trong khâu dự trữ. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, rất ít doanh nghiệp tự có đủ vốn để kinh doanh, hầu hết đều phải đi huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có như vậy các doanh nghiệp mới đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, có khả năng mở rộng thị trường, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các kế hoạch thường được lập rất cẩn thận, chi tiết dựa trên cơ sở các chỉ tiêu của kỳ báo cáo, những dự đoán biến động của thị trường..Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số loại kế hoạch tại Công ty chưa thực sự được coi trọng, hoặc một số loại kế hoạch được lập nhưng thiếu những cơ sở chắc chắn, một trong những kế hoạch còn nhiều bất cập là kế hoạch vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Một là: Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu, từ đó có biện pháp phù hợp huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu này, tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời đảm bảo vốn huy động được quyền kiểm soát. Đối với các khoản vốn chiếm dụng, Công ty phải có kế hoạch quản lý, sử dụng, hoàn trả theo thời gian cụ thể nhất quán, khả thi, nhằm phát huy tính linh hoạt của nguồn vốn này, tránh tình trạng bị động trong hoàn trả vốn sẽ gây phát sinh nhiều chi phí cho Công ty. Cụ thể là phải căn cứ vào doanh thu dự kiến của năm kế hoạch và năm báo cáo, căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, căn cứ vào những dự đoán về xu hướng và những biến động trên thị trường về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của Công ty và đối thủ, để thực hiện việc lập kế hoạch.
Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, chất lượng cao, hợp thị hiếu, nhờ đó doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh, tăng khả năng tiêu thụ..Đồng thời nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc có khả năng sử dụng các loại nguyên vật liệu thay thế mới nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Về số lượng lao động, vấn đề thiếu hụt công nhân sản xuất hiện tại Công ty có thể tuyển dụng có chọn lọc công nhân ngoài xã hội và cho họ một thời gian thử thách nếu đáp ứng được yêu cầu thì tuyển dụng, đồng thời thiết lập mối quan hệ với đơn vị bạn để khi cần có thể trao đổi, tận dụng nhân công nhàn rỗi của họ.