Phân tích tình hình tài chính của Bưu Điện tỉnh Bạc Liêu năm 2002

MỤC LỤC

LÃI – LỖ

 Các khoản giảm trừ: Phản ánh các khoản làm giảm doanh thu như chiết khấu, giảm giá, giá trị hàng hoá bị trả lại, các khoản thuế tính trừ vào doanh thu (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu).  Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh: chỉ tiêu này phản ánh kết quả tài chính trước thuế thu nhập của hoạt động kinh doanh chính trong kỳ báo cáo, được tính trên cơ sở lợi nhuận gộp trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hoá, thành phẩm đã bán trong kỳ báo cáo.

Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước

 Các khoản thu nhập bất thường: phản ánh các khoản thu nhập bất thường, ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo.  Tổng lợi nhuận trước thuế: Phản ánh tổng số lợi nhuận trước khi trừ thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các khoản bất thường phát sinh trong kỳ báo cáo.

1.3 - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Phương pháp bảng cân đối: trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ kinh tế như: cân đối giữa thu chi, cân đối giữa vốn và nguồn vốn, cân đối giữa nhu cầu và khả năng thanh toán.  Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích có mối liên hệ với nhau và liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thức toán học trong đó các nhân tố được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng.

1.4- NỘI DUNG PHÂN TÍCH

 Phương pháp loại trừ đòi hỏi khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải giả định các nhân tố khác không thay đổi.  Lần lượt thay thế các nhân tố từ số lượng đến chất lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

1.4.1- Phân tích chung tình hình tài chính

Phương pháp loại trừ là phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến hiện tượng kinh tế. Một hiện tượng hoặc quá trình kinh tế nào đó có thể phản ánh bằng chỉ tiêu kinh tế và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố.

1.4.2- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Nếu tổng số nguồn vốn có đủ hoặc lớn hơn tổng số nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý (đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định, vào hoạt động liên doanh, trả nợ vay,…) tránh bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, khi nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp (huy động nguồn tài trợ tạm thời hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư. .), tránh đi chiếm dụng một cách bất hơp pháp.

1.4.3- Phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán

 Tài sản cố định: xu hướng chung của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh là tài sản cố định phải tăng về số tuyệt đối lẫn số tỷ trọng bởi vì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất cao… tuy nhiên không phải lúc nào tài sản cố định tăng lên cũng được đánh giá tích cực ví dụ như đầu tư xây dựng nhà xưởng máy móc thiết bị quá nhiều nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất, hoặc đầu tư nhiều nhưng không sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được là điều không tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng được đánh giá là tích cực bởi vì tình hình tài chính của doanh nghiệp biến đổi theo xu hướng tốt, nó biểu hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, tích luỹ từ nội bộ thông qua việc bổ sung vốn từ lợi nhuận và quỹ phát triển kinh doanh.

1.4.4- Phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu trước hết phải tính ra chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ và xem xét sự biến động của chỉ tiêu này. Chỉ tiêu tỷ suất tài trợ phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính từ đó cho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong những hoạt động của mình.

1.4.5- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

    Tuy nhiên, để có nhận xét đánh giá đúng đắn về tình hình thanh toán (phải thu, phải trả) của doanh nghiệp ngoài số liệu trên bảng cân đối kế toán còn phải sử dụng số liệu hạch toán hàng ngày để:. Xác định tính chất thời gian các khoản phải thu, phải trả. Các biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng để thu hồi nợ và thanh toán nợ. Phân tích khả năng thanh toán:. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu sau:. b1) Hệ số khả năng thanh toán: Khi phân tích cần dựa vào tài liệu có liên quan, tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Tỷ số này được chấp nhận hay không phụ thuộc vào sự so sánh tỷ số trung bình ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút.

    Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
    Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

    2.1.2 - Dân số và lao động

    Về nhân văn, người Bạc Liêu mang đậm tính cách của người Nam Bộ: cần cù lao động, thẳng thắn, giàu ước mơ và nổi lên trên hết là lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của họ. Với đặc tính đó, người Bạc Liêu luôn luôn đi đầu trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, trong hoà bình họ là những người tiên phong trong việc tìm kiếm những hình thức sản xuất mới, cách quản lí mới để làm giàu cho quê hưong, phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh.

    2.2 - ĐÔI NÉT VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH BẠC LIÊU

    Dân cư phân bố không đồng đều, thường tập trung ở các đô thị hình thành từ các vàm sông, các điểm dọc theo các trục đường giao thông thuỷ bộ quan trọng.  Trên 89% còn lại là công nhân tay nghề thấp và không qua đào tạo trường lớp.

    2.2.1 - Lịch sử hình thành

    Hệ thống vận chuyển bưu chính cũng được cải tiến và tăng cường hơn trước hiện nay việc vận chuyển bưu phẩm bưu kiện báo chí … đến các huyện được vận chuyển bằng xe chuyên dụng mà trước đây chỉ được vận chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng vừa mất nhiều thời gian và độ an toàn không cao. Mạng tin học của Bưu điện tỉnh Bạc Liêu hiện nay được đưa vào quản lý hầu hết các lĩnh vực từ quản lý đến kinh doanh như các mạng tính cước, mạng kế toán chuyển tiền, báo chí ….

    2.2.4- Vai trò và nhiệm vụ của Bưu điện Bạc Liêu

    Giám đốc: Phụ trách chung, quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của Bưu điện tỉnh, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty Bưu chính –Viễn thông Việt Nam về công tác quản lý Nhà nước, về điều hành sản xuất kinh doanh đồng thời Giám đốc chịu trách nhiệm trước cấp Ủy và chính quyền địa phương về tổ chức; phục vụ tốt nhu cầu phát triển mạng lưới viễn thông, đảm bảo công tác chính trị tư tưởng, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, về việc thi hành pháp luật Nhà nước, đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh.  Phòng Kế toán - thống kê - tài chính: thực hiện chức năng tham mưu giúp giám đốc Bưu điện tỉnh trong việc chỉ đạo điều hành quản lý và tổ chức thực hiện công tác Kế toán –Thống kê -Tài chính của tòan Bưu điện tỉnh Bạc Liêu theo đúng quy định của pháp lệnh Kế toán Thống kê, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước và chế độ kế toán hiện hành của Tổng công ty, đáp ứng kịp thời thường xuyên các yêu cầu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Bưu điện tỉnh.

    2.2.7- Đặc điểm kinh doanh dịch vụ của ngành Bưu điện

    Toàn cầu hoá là nhiệm vụ trọng tâm của mọi công việc kinh doanh cùng với việc phá bỏ các hàng rào thương mại, việc mở rộng tự do hóa các thị trường và những cải cách to lớn về cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, các nhà kinh doanh không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn trong nước mà còn có những cơ hội mới trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng này cũng dễ dàng nhận thấy trong hoạt động cung cấp dịch vụ của Bưu điện Bạc Liêu. Nếu như trong những ngành sản xuất hàng hóa khác sản phẩm làm ra có thể lưu kho một thời gian nhất định trước khi đến tay ngượi tiêu dùng thì trong sản xuất Bưu điện, quá trình tiêu thụ và sản xuất không thể tách rời nhau, có nghĩa là khi quá trình sản xuất bị đình trệ thì quá trình tiêu thụ cũng bị gián đoạn.

    2.2.8 - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 của Bưu điện tỉnh Bạc Liêu-Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát

     Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công nhân chưa đồng đều từ đó trong hoạt động còn hạn chế nhiều mặt, nhất là các công nhân chưa qua đào tạo đã bố trí vào các bộ phận sản xuất sai với qui định của TCT Bưu chính Viễn thông Việt Nam và một số công nhân tay nghề yếu cũng chưa được bố trí lại cho hợp lý, sự chậm trễ trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh năm 2002. Để hoàn thành tốt giai đoạn “Cạnh tranh và hội nhập” cũng như phục vụ mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”, đơn vị chủ trương sửa đổi bổ sung các qui chế trả lương cho người lao động để phù hợp với nhu cầu phát triển chung và đáp ứng yêu cầu đổi mới của Đảng.

    Phân Tích Tình Hình

    Ngoài ra, nguồn kinh tế chủ yếu của tỉnh hiện nay là nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ Bưu chính- Viễn thông còn nhiều hạn chế.  Đến năm 2005 cáp quang sẽ được đưa đến tất cả các huyện và trọng điểm kinh tế của tỉnh.

    3.2.1- Đánh giá khái quát tình hình tài chính

    Tóm lại, nguồn vốn của đơn vị có tăng nhưng chủ yếu là do chiếm dụng vốn từ bên ngoài như thu trước tiền đặt báo, thu tiền lắp đặt máy điện thoại, … nhưng cao nhất vẫn là nợ tiền các nhà cung ứng các dụng cụ văn phòng, nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng cơ bản, …. Như vậy để đáp ứng mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất, đơn vị đã tích cực huy động vốn, bên cạnh việc tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu, đơn vị còn chiếm dụng vốn từ bên ngoài.

    Hình  90.071.338.175 79.728.420.803 -10.342.917.372 -11,48 -6,37 1.Nguyên giá  145.883.935.100 152.935.694.735 7.051.759.635 4,83 4,34 2
    Hình 90.071.338.175 79.728.420.803 -10.342.917.372 -11,48 -6,37 1.Nguyên giá 145.883.935.100 152.935.694.735 7.051.759.635 4,83 4,34 2

    3.2.2-Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

    Cần có chính sách huy động vốn hợp lý hơn bởi vì nếu doanh nghiệp chiếm dụng vốn của khách hàng và các nhà cung ứng quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị.

    3.2.3-Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán

    Phân tích tình hình vốn là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được trình độ sử dụng vốn, việc phân bố các loại tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý không, từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đối với một đơn vị kinh doanh dịch vụ như Bưu điện tỉnh Bạc Liêu thì tỷ suất đầu tư chỉ có 57,26% chưa thực sự thuyết phục, vì thế bên cạnh mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh phải không ngừng đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất.

    Bảng 6: Phân tích kết cấu tài sản
    Bảng 6: Phân tích kết cấu tài sản

    3.2.4 -Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động trong bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

    Do đặc điểm của ngành Bưu điện, khi khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều thì sự tham gia của các đơn vị khác vào quá trình kinh doanh của Bưu điện Bạc Liêu càng tăng nên doanh thu phải chia cho các đơn vị cũng tăng. Nhìn chung doanh thu cước phải chia tăng kéo theo doanh thu được hưởng tăng chứng tỏ các dịch vụ của Bưu điện Bạc Liêu đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nên được khách hàng sử dụng ngày càng nhiều.Việc tăng doanh thu đã thể hiện phần nào hiệu quả hoạt động của đơn vị trong việc mở rộng quy mô kinh doanh.

    3.2.5-Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

      Tóm lại, khi mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì cần thiết áp dụng các hình thức thanh toán sau nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng tuy nhiên cũng cần có biệp pháp tích cực thúc nay khách hàng thanh toán cũng như đề nghị các nhà cung ứng thực hiện giao hàng đúng thời gian giao ước nhằm giải phóng lượng tiền tồn đọng trong các khoản này đưa vào sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng vòng quay vốn. Đặc biệt đối với Bưu điện Bạc Liêu khi các nguồn vốn bị chiếm dụng nhiều thì việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển cũng là việc thu hồi nhanh chóng các khoản bị chiếm dụng từ khách hàng, các nhà cung ứng và đẩy nhanh tiến độ thanh toỏn trong nội bộ, theo dừi chặt chẽ danh sỏch khỏch hàng cũn nợ hoặc chậm đóng cước phí hàng tháng đề nghị khách hàng thanh toán theo thời gian quy định, hợp đồng với các nhà cung ứng đảm bảo cung cấp thiết bị vật tư phục vụ quá trình.

      Bảng 10: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
      Bảng 10: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

      3.3- Kết luận

      Hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng được đánh giá tích cực bởi vì nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của đơn vị tăng và nỗ lực của đơn vị trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Trên đây là những vấn đề cơ bản về tình hình tài chính tại Bưu điện tỉnh Bạc Liêu, qua phần phân tích có thể thấy được phần nào thực trạng của đơn vị trong những năm qua, trong hiện tại và cả định hướng trong tương lai từ đó có thể làm cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn trong công tác quản lý cũng như trong quá trình tổ chức sản xuất nhằm giúp Bưu điện tỉnh Bạc Liêu vươn cao và vươn xa hơn trong tương lai.

      NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

      Những kết quả đạt được

      Doanh thu tăng khi mở rộng quy mô kinh doanh là kết quả của quá trình không ngừng hoàn thiện các dịch vụ đã có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với các dịch vụ mới như: điện thoại di động trả trước, dịch vụ tiết kiệm bưu điện, bán tem chơi, dịch vụ 108,. Khi doanh thu tăng, giá vốn hàng bán tăng là điều hợp lý nhưng do những nỗ lực của đơn vị trong việc phấn đấu hạ giá thành, cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết nên tốc độ tăng giá vốn chậm hơn tốc độ tăng doanh thu kết quả đạt được là lợi nhuận tăng với tốc độ nhanh (53,20%).

      Một số tồn tại

      Trước bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, đến một lúc nào đó ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam phải đối đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ nên ngoài việc mở rộng mạng lưới để có nhiều khách hàng hơn nữa, ngay từ lúc này phải giảm tối đa các khoản chi phí không cần thiết để giảm giá thành nhằm giảm giá cước các dịch vụ trong nước và quốc tế xuống bằng hoặc thấp hơn giá cước của các nước trong trong khu vực theo chỉ đạo của Chính phủ nhưng vẫn bảo đảm có lãi. Trong những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng nhiều từ những biến chuyển của nền kinh tế trong nước cũng như những khó khăn của một Bưu Điện mới được thành lập, song với sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền địa phương, đặc biệt của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên đã đưa Bưu điện tỉnh Bạc Liêu vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu đáng kể.