Chiến lược phát triển vùng chuyên canh cao su Tây Nguyên giai đoạn 2007-2015

MỤC LỤC

Vai trò của ngành cao su

Khu vực Tây Nguyên với 3 tỉnh Daklak, GiaLai, Kon Tum là một ví dụ điển hình với tổng diện tích tự nhiên là 45.346 km2, là vùng có diện tích lớn thứ 2 trong cả nước trong khi đó dân số chỉ chiếm 5% dân số cả nước; ngoài ra đây là vùng đất đỏ bazan, là loại đất được đánh giá là giàu dưỡng chất và thích hợp với hầu hết các loại cây trồng chưa dược sử dụng hiệu quả, thì với chiến lược phát triển ngành cao su sẽ có thể khai thác triệt để nguồn tài nguyên quý giá này. Để hình thành một vùng chuyên canh cao su cần có sự đóng góp của hầu hết các ngành kinh tế như vận tải hàng hóa, cơ khí sửa chữa, thi công xây lắp, thông tin liên lạc, sản xuất… Bản thân trong một công ty trồng và khai thác cao su cũng được tổ chức với nhiều loại hình sản xuất như các nông trường phụ trách Nông ngiệp (trồng mới, chăm sóc, khai thác), các nhà máy chế biến phụ trách khâu công nghiệp, các xí nghiệp dịch vụ đảm nhiệm các công việc cung ứng vật tư, xây dựng và các công tác khác.

Một số đặc điểm về cây cao su

Ở nước ta, trong những năm gần đây cây cao su đã đem đến thu nhập cao cho người công nhân và giải quyết công ăn việc làm cho 80.000 người, trong đó có gần 5.000 lao động là người dân tộc với mức lương bình quân là 2.6 triệu đồng/người/tháng (năm 2005) đã góp phần nâng cao điều kiện sống cho người dân. Ngoài ra, ngành cao su còn đi kèm với các ngành hỗ trợ như ngành công nghiệp chế biến gỗ, ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp cao su, ngành nông nghiệp khác (phát triển cây cà phê, chăn nuôi bò…).

Đặc điểm về sản phẩm mủ cao su

Vùng nắng ít, trời âm u hoặc sương mù sẽ ảnh hưởng đến sức sống của cây, năng suất kém và thường gây nhiều bệnh dại. Loại mủ này các tiêu chuẩn kỹ thuật khá gắt gao và chỉ có thể chế biến từ mủ chưa đánh đông và một số giống nhất định, mủ ly tâm được sản xuất khoảng 10% tổng sản lượng.

THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

Đặc điểm của ngành cao su Việt Nam

- Các doanh nghiệp trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ cao su - Các doanh nghiệp dịch vụ và phục vụ sản xuất như: công ty xây dựng và tư vấn đầu tư, công ty cơ khí cao su, công ty công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su, công ty kho vận và dịch vu, công ty tài chính. - Các đơn vị sự nghiệp: Viện nghiên cứu cao su, Báo cao su, trung tâm y tế, Trường Trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ Cao su.

Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài của ngành cao su

  • Tình hình hoạt động của ngành cao su tại Việt Nam trong thời gian qua
    • Xác định cơ hội và mối đe dọa

      Cách mua bán này giúp các công ty của họ tránh được thuế, làm giảm giá thành nhập khẩu của họ, do vậy lúc cao su khan có khi họ có thể mua cao hơn giá thị trường đến 200 USD/tấn, điều này đứng ở góc độ nhà xuất khẩu của Việt Nam là có lợi, tuy nhiên do đa phần là đổi hàng tiêu dùng làm ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế của chúng ta. Tuy nhiên, nhu cầu của loại mủ này thường không cao họ chỉ mua từ 1 đến vài container cho một chuyến hàng, nếu chúng ta duy trì đúng nhịp điệu này thì giá bán khá sát giá thị trường nhưng khi bị ách ở thị trường Trung Quốc, các công ty đổ dồn chào hàng cho thị trường này thì chúng ta không còn giữ được mức giá hợp lý nữa. - Điều kiện tự nhiên của Việt Nam để phát triển cây cao su còn cao: trong thực tế các yêu cầu về điều kiện tự nhiên và khí hậu để phát triển cây cao su là rất lý tưởng, qua kinh nghiệm phát triển cao su tại Việt Nam và các nước khác nhất là các nước có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như Ấn Độ , Trung Quốc cây cao su có khả năng phát triển tốt trong các điều kiện xấu hơn rất nhiều.

      SƠ ĐỒ 2.1 : MỘT SỐ MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CAO SU
      SƠ ĐỒ 2.1 : MỘT SỐ MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CAO SU

      Phân tích môi trường bên trong ngành cao su Việt Nam

      • Tổ chức bộ máy
        • Phân tích tình hình trồng trọt
          • Phân tích tình hình chế biến mủ cao su
            • Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm từ cao su
              • Xác định điểm mạnh và điểm yếu .1 Điểm mạnh

                Bên cạnh việc khống chế giá thành, tình hình tiêu thụ cũng được quan tâm với định hướng phù hợp, mặc dù sản lượng tăng gấp 3 lần nhưng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp vẫn luôn xấp xỉ 60%, việc nắm giữ thị trường cùng với việc tích cực đầu tư cải tạo các dây chuyền chế biến, điều chỉnh hợp lý cơ cấu chủng loại sản phẩm để phù hợp với thị trường; đồng thời tăng cường quảng bá, mở rộng thị phần … giúp mức giá bán luôn sát với giá bình quân trên thế giới. - Về biện pháp quản lý kỹ thuật trong những năm qua đã có nhiều biện pháp thích ứng cho từng trường hợp cụ thể như đã ban hành quy trình kỹ thuật mới từ đầu năm 1998, thực hiện việc phân hạng đất trồng trước khi trồng, sử dụng phân hữu cơ, vi sinh để cải tạo đất, sử dụng một số thuốc trừ sâu, hoá chất phù hợp để tăng hiệu quả phòng trị bệnh và giảm lao động phổ thông, thực hiện máng che mưa để hạn chế tác động của thời tiết. - Các công trình phục vụ sản xuất: bao gồm các loại thiết bị phục vụ công tác quản lý, thiết bị vận chuyển mủ, thiết bị chăm sóc vườn cây cao su, các thiết bị điện nước, các công trình kiến trúc như kho tàng, nhà làm việc các Nông trường, các đội, hệ thống đường vận chuyển mủ..Các công trình này đã khá hoàn chỉnh ở khu vực Đông Nam Bộ, trong những năm tới chủ yếu là duy tu, bảo dưỡng, đầu tư nâng cấp ở những hạng mục cần thiết và theo mức tăng năng lực sản xuất.

                Về chất lượng thiết bị, hiện nay một số nhà máy của ngành được đầu tư hoàn chỉnh và được đánh giá hiện đại vào bậc nhất nhì Đông Nam Á, sản phẩm có chất lượng khá đồng đều ở một số công ty như Dầu Tiếng, Đồng Nai, Đồng Phú… Tuy nhiên trong toàn ngành thì tính đồng đều còn thấp, giữa khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên còn có khoảng cách khá lớn về chất lượng; sự khác biệt còn xảy ra giữa các nhà máy, theo từng mùa cũng là yếu tố làm khó tiêu thụ sản phẩm mà nguyên nhân chính là do khâu quản lý chất lượng nguyên liệu. Việc sử dụng đất kinh tế vườn phát triển hoàn toàn tự phát, các công ty không có định hướng nên mức phát triển rất không đồng đều ở các công ty cũng như các hộ trong cùng một công ty; có những hộ đã sản xuất những sản phẩm có tính hàng hóa cao như cà phê, tiêu, điều, cây ăn quả, tạo thêm nguồn thu nhập khá lớn ngoài tiền lương; nhưng phần lớn diện tích chưa được sử dụng hiệu quả như phát triển vườn tạp hoặc trồng các loại cây ngắn ngày, chủ yếu chỉ bổ sung thêm thực phẩm trong bữa ăn gia đình.

                BẢNG 2.6: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN NĂM 2005 VÀ 1995
                BẢNG 2.6: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN NĂM 2005 VÀ 1995

                SWOT

                Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược

                • Nhĩm giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường quốc tế, mở rộng thị trường nội địa
                  • Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược huy động vốn
                    • Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu phát triển

                      Để thực hiện đươc chiến lược phát triển cây cao su đến 2015 đạt 700.000 ha, thì đòi hỏi ngành cao su Việt Nam chuẩn bị nguồn vốn rất lớn để có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư đồng loạt từ khai hoang, trồng mới, tiền lương, cơ sở hạ tầng, nhà máy chế biến…Vì vậy, ngành cao su phải tiến hành huy động vốn thông qua các giải pháp cổ phần hoá và thu hút liên doanh, liên kết. Tổng công ty sẽ thực hiện các lĩnh vực then chốt như: thực hiện việc tiếp thị mở rộng thị trường, nghiên cứu chuyển giao công nghệ chế biến thành phẩm cao su, tập trung quản lý tài chính, tập trung đầu tư vào lĩnh vực tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm cao su, thực hiện vị trí chủ chốt trong Hiệp hội cao su, tư vấn Nhà nước trong việc ổn định và phát triển kinh tế trang trại. Đẩy mạnh các hoạt động hiện có của Viện Nghiên Cứu cao su với các biện pháp như đề tài phải bám với thực tế ngành bao gồm lĩnh vực giống, phân bón, chế độ khai thác, công nghệ chế biến sản phẩm ( bao gồm chuẩn hoá quy trình và tạo sản phẩm mới) tránh trường hợp chạy theo các để tài chỉ mang tính khoa học thuần tuý, không hoặc chưa có điều kiện đưa vào thực tế sản xuất của ngành và mở rộng hoạt động ra lĩnh vực chế biến sản phẩm từ công nghiệp.

                      Kiến nghị

                      Nhu cầu cao su nguyên liệu cho sản xuất vỏ xe đang tăng nhanh trong những năm qua do những đặc tính không thể thay thế của cao su thiên nhiên như tính kháng xé, tính đàn hồi cao hơn cao su tổng hợp, tính sinh nhiệt cục bộ lại thấp hơn… đây là những yếu tố quyết định sự an toàn cho săm lốp. Nhu cầu của ngành công nghiệp sản xuất vỏ xe là loaị cao su TSR10, 20 và RSS3, nhưng khuynh hướng trong tương lai là tỷ trọng RSS3 sẽ giảm xuống và được thay bằng TSR20 và 10 vì các nhà làm săm lốp đang chuyển hướng sang cao su định chuẩn và tìm loại cao su đặc biệt càng ít ô nhiễm môi trường do mùi hôi càng tốt. - Hiện nay các dự án phát triển cây cao su tại Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung tạo việc làm cho đồng bào dân tộc, nhưng phần lớn vùng dân cư đều ở vùng sâu, vùng xa, nên phải đầu tư rất lớn các đường giao thông, thuỷ lợi và các cơ sở hạ tầng khác… rất tốn kém, làm ảnh hưởng đến suất đầu tư cao su.