MỤC LỤC
Giống như bất kỳ lĩnh vực sản xuất sản phẩm nhựa khác, ngành bao bì nhựa Việt Nam có thể được phân khúc theo các loại nguyên liệu nhựa được sử dụng, các loại công nghệ sản xuất, các loại sản phẩm và các loại thị trường. Do vậy, những số liệu sản xuất và xuất khẩu (khối lượng theo tấn và kim ngạch theo nhóm) của những nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nên được thu thập và cập nhật thường xuyên nhằm xác định xem liệu nguyen tắc này có ứng dụng trong các phân nhóm nghành cụ thể hay không.
Có thể tiếp cận với các nước gần kề (phát triển chậm hơn) trên cơ sở lợi thế tương đối về chi phí hậu cần, vận chuyển, thậm chí cho phép xuất khẩu một số sản phẩm kích cỡ lớn, hay một số sản phẩm đòi hỏi công nghệ không cao như ở những quốc gia phát triển. Các doanh nghiệp xuất khẩu bao bì nhựa, trong các buổi tọa đàm cũng khẳng định rằng Nhật Bản và Châu Âu là hai thị trường chủ yếu để phát triển xuất khẩu của Việt Nam, trên cơ sở yêu cầu sản phẩm đặc thù, chất lượng cao, với khối lượng nhỏ, để tránh sự cạnh tranh trực tiếp từ Trung Quốc.
Các chuyên gia, sau khi đi khảo sát các cơ sở SX đã có thể đưa ra một thẩm định khá xác đáng về các “quy trình và sản phẩm” liên quan đến năng lực cạnh tranh, cho rằng bao dệt là sản phẩm cạnh tranh nhất, với yêu cầu lao động thủ công lớn (đặc biệt đối với túi container FIBC), hoặc yêu cầu in ấn cao (túi mua sắm loại sang) , tiếp theo là sản phẩm tấm PET. Chi phí lương thấp và phụ cấp khiêm tốn phổ biến ở một nước đang phát triển như Việt Nam sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh tự nhiên về chi phí sản xuất đối với các sản phẩm có yêu cầu nhiều về nhân công lao động so với cùng loại sản phẩm đó nhưng lại được sản xuất ở các nước phát triển. Thực tế là ngành bao bì nhựa Việt Nam cũng cung ứng bao bì cho những ngành sản xuất nội địa khác cũng là một động lực để cải thiện sản phẩm do có sự giao thoa giữa các ngành khác nhau, đặc biệt đối với lĩnh vực thiết kế bao bì cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam phục vụ các thị trường phát triển.
Mặc dù hầu hết các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam đã xây dựng được trang web của mình nhưng chất lượng của những trang web này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu về bán hàng hiệu quả qua internet do thiếu thông tin về giá cả và kỹ thuật, số lượng giao hàng tối thiểu, thiếu những điều kiện đối chiếu và số lượng hàng theo tải trọng container.
Đối với phần lớn các nhà sản xuất của Việt Nam, tiếp cận với thị trường xuất khẩu trước tiên được thực hiện thông qua các trang web và thư từ trao đổi với khách hàng nước ngoài trên cơ sở những yêu cầu của họ. Những nhà xuất khẩu nhỏ thường thiết lập quan hệ với một vài khách hàng nước ngoài khi đối tác cung cấp những tư vấn về công nghệ, những tham khảo về cung cấp nguyên liệu và trang thiết bị cùng với các đơn hàng của họ, điều này đặc biệt thường hay thực hiện với thị trường Nhật Bản. Máy móc, máy đùn chất dẻo với các khuôn dập và những thiết bị cắt và tạo rãnh và các thiết bị chuyên dụng khác được nhập khẩu từ các nước phát triển, đặc biệt là từ Đài Loan, Đức, Italia và Nhật Bản.
Một khả năng khác nhằm tăng giá trị là cải thiện sản phẩm màng mỏng làm từ nguyên liệu nhựa thường sang màng mỏng làm từ những nguyên liệu nhựa chuyên biệt hơn như loại nhựa tự phân huỷ sinh học.
ECVN - Cổng thương mại điện tử Việt Nam (The Vietnam E-Commerce Portal – ) được xây dựng theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 266/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2003, cổng này hướng tới mục tiêu phục vụ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam va do Bộ Thương mại điều hành. Quỹ hỗ trợ Phát triển, hiện nay là Ngân hàng Phát triển của Việt Nam là một thể chế tài chính của nhà nước có nhiệm vụ hỗ trợ các điều kiện kinh doanh thuận lợi và các dịch vụ hỗ trợ (như đảm bảo tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm rủi ro xuất khẩu) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Khảo sát DN cho thấy cần thiết lập một trung tâm chia sẻ kinh nghiệm để mọi người có thể tiếp cận và học hỏi về Quản lý chất lượng; thành lập một hội chuyên môn chuyên đánh giá về các lĩnh vực chuyên ngành; hỗ trợ các nhà cung cấp nâng cao kỹ năng về kỹ thuật/tư vấn; giảm thiểu những trợ cấp của nhà nước và tạo điều kiện cho các nhà cung cấp độc lập hoạt động; đa dạng hoá nhu cầu đối với các dịch vụ quản lý chất lượng khác; và nâng cao nhận thức về Quản lý chất lượng để người sử dụng có đủ thông tin cần thiết khi tiến hành lựa chọn những nhà cung cấp, dịch vụ và công cụ sẵn có.
Tóm lại, mặc dù đã có mạng lưới hỗ trợ thương mại và các chính sách của nhà nước, vẫn cần phải phát triển hơn nữa để hỗ trợ sâu hơn và ưu tiên hơn, một mặt nhằm tối ưu hóa các đầu tư của nhà nước và mặt khác giúp đỡ các ngành chủ lực trong bức tranh toàn cảnh xuất khẩu của nền kinh tế, trong đó ngành xuất khẩu bao bì nhựa là một ví dụ.
Hiện nay nước này đang áp thuế chống phá giá từ 84 đến 130% đối với bao bì nhựa nhập từ Trung Quốc, 35 đến 123% với bao bì nhập từ Thái Lan và 82 đến 102% với bao bì nhập từ Malaysia nhằm thu lại 300 triệu USD mỗi năm để bù lại nguồn thất thoát từ các mặt hàng túi mua hàng bán dưới giá trị nhập từ các nước này do các công ty sản xuất tại Hoa Kỳ khiếu nại. Ngay sau khi biết về các quyết định áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã thông báo cho Hiệp hội Nhựa Việt Nam về nhu cầu của các công ty Hoa Kỳ đối với các sản phẩm nhựa nhập khẩu, đặc biệt là túi nhựa nhằm tăng doanh thu cho các nhà sản xuất nhựa của Việt Nam. Có rất nhiều lý do lý giải cho hiện tượng này, không chỉ đơn thuần là vấn đề bảo vệ môi trường mà còn nhằm mục tiêu tạo ra rào cản xâm nhập thị trường đối với các nhà sản xuất có chi phí thấp, đặc biệt là các nhà sản xuất ở Đông Nam Á.
Trên cơ sở mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng với các sản phẩm BOPP, thị trường Bắc Mỹ có thể trở thành thị trường mục tiêu của nhiều nhà sản xuất có khả năng đương đầu với những rủi ro của Trung Quốc.
Bên cạnh các nhiệm vụ truyền thống, Hiệp hội cần tìm kiếm/ phân bổ một vài nguồn lực để tạo ra năng lực cung cấp một vài dịch vụ cho các doanh nghiệp thành viên như các dịch vụ cung cấp thông tin thị trường/ ngành hàng và dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh. Cần có một nhóm công tác để kiểm soát việc thực hiện chiến lược vì chiến lược này cần có sự liên quan gắn kết của nhiều đơn vị, bao gồm các hiệp hội ngành hàng, các bộ ngành, các trường đại học, các nhà tài trợ quốc tế và các doanh nghiệp. Thiết lập mối quan hệ thường xuyên với các nhà xuất khẩu thực phẩm, hàng dệt may, hàng điện tử và đồ thủ công mỹ nghệ trong nước thông qua các tổ chức hỗ trợ thương mại năng động và các hiệp hội ngành hàng, nhằm tìm hiểu nhu cầu và yêu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đối với mặt hàng bao bì nhựa.
• Thiết lập cơ quan quản lý và chứng nhận chất lượng quốc gia đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế của các thị trường mục tiêu như Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ, đặc biệt là các quy định bảo vệ môi trường đối với các sản phẩm bao bì nhựa;. • Tạo đòn bẩy phát triển các dịch vụ đào tạo cho đội ngũ điều hành và quản lý, đặc biệt là các nhân viên marketing và kinh doanh từ các chương trình của chính phủ tài trợ, các trường đại học và các nhà cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực tư nhân. Thiết lập một nhóm công tác liên bộ, bao gồm các đại diện của Bộ thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động Thương binh xã hội, Bộ Tài chính, Hiệp hội Nhựa và Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng để giám sát việc thực hiện chiến lược này trong khoảng thời gian 3 đến 5 năm.