Kinh nghiệm của các nước ASEAN trong giải quyết vấn đề việc làm trong lao động nông nghiệp, Nông thôn

MỤC LỤC

Kinh nghiệm của các nước ASEAN

Để thực hiện vấn đề này, tạo đà cho sự phát triển mới, Chính phủ các nước ASEAN đã tiến hành cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho các hộ nông dân; khuyến khích họ tích cực lao động tạo ra nhiều việc làm, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng vòng quay của đất, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và thương mại hoá sản phẩm. Chính các xí nghiệp vừa và nhỏ đã cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hoá dịch vụ, tạo nên nguồn xuất khẩu quan trọng, tạo khả năng tăng nhanh nguồn tiết kiệm và đầu tư của nông dân, tăng nhanh các quỹ phúc lợi; đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực ở địa phương mà không đòi hỏi vốn đầu tư lớn của Nhà nước. Điều này, vừa có ý nghĩa là thừa lao động nếu không giải quyết được công ăn việc làm; vừa có ý nghĩa là thiếu lao động nếu như không tổ chức lao động, bồi dưỡng đào tạo nguồn lao động có trình độ nhất định phù hợp với quá trình công nghiệp hoá.Vì vậy, các nước ASEAN đã thường xuyên quan tâm đầu tư vào giáo dục, tập trung nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài.

Đồng thời trong nội dung giáo dục và đào tạo, Chính phủ các nước ASEAN luôn chú trọng bản sắc dân tộc, giáo dục tinh thần tự lực tự cường của dân tộc, có trách nhiệm đối với sự phồn vinh của đất nước, có trình độ tay nghề cao, có tinh thần cần cù sáng tạo và nề nếp kỷ luật lao động; từng bước làm thay đổi cách suy nghĩ, phương thức lao động và thói quen của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu trước đây thích ứng với những đòi hỏi của nền văn minh công nghiệp trong thời kỳ mới. Tóm lại, chính những giải pháp nêu trên đã làm cho nền kinh tế của các nước ASEAN không những sống động, tăng trưởng nhanh; mà còn tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tạo ra môi trường thuận lợi để cho mọi người có thể tự tìm được việc làm và gia tăng thu nhập; góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của mỗi nước ngày càng phát trển cao.

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NƯỚC TA NHỮNG NĂM QUA

  • Số lượng lao động

    Như vậy, đại bộ phận lao động nông thôn hoạt động trong các ngành nông-lâm-ngư nghiệp, các ngành công nghiệp và xây dựng và dịch vụ có xu hướng hiện nay là đẩy mạnh đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ trong nông thôn, nhằm tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Năm 1998 so với năm 1995 diện tích đất nông nghiệp của cả nước chỉ tăng thêm 200 nghìn ha (2,8%) bình quân 0,5%/năm, chủ yếu là do tăng diện tích trồng cây lâu năm ở Tây Nguyên và đất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, do khai hoang ở ven các đô thị, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng duyên hải Miền Trung do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và san tách hộ ở các thành thị và nông thôn, diện tích trồng cây hàng năm kể cả đất lúa giảm dần. Theo số liệu của chương trình cấp Nhà nước KX.08 “ phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn” đến năm 1996 trên địa bàn nông thôn của cả nước có 6-7 triệu lao động dư thừa không có việc làm thường xuyên, trong đó có trên 50% chỉ có việc làm từ 3-4 tháng trong năm.

    Vấn đề giải quyết việc làm được triển khai bước đầu đã có chuyển biến nhưng chưa căn bản, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước ta tích cực giải quyết, đã có nhiều dự án, chính sách tạo thêm việc làm đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ với hàng triệu người có việc làm, tăng thu nhập ổn định, góp phần tăng thu nhập kinh tế và cải thiện đời sống của người lao động. Ở nhiều địa phương còn lồng ghép chương trình giải quyết việc làm với chương trình xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác nên đã tạo được nguồn vốn tín dụng đáng kể cho người nghèo vay như Thừa Thiên Huế đã cho 62.700 hộ nghèo vay với số vốn là 99 tỷ đồng, Bắc Ninh cho 50 ngàn hộ vay với số vốn là 67 tỷ đồng, Cần Thơ cho 27 nghìn hộ vay với số vốn là 43,5 triệu đồng. Cho đến nay vấn đề việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc của xã hội, nhất là nước ta bước vào kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2001-2005) thì đối tượng giải quyết việc làm không chỉ bó gọn trong 6-7 % lao động xã hội chưa có việc làm mà thực chất còn có tới 2,5 triệu lao động thất nghiệp ở thành thị, khoảng 9 triệu lao động ở nông thôn thường xuyên thiếu việc làm.

    Nhưng quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn lại diễn ra chậm chạp, ít được hỗ trợ các điều kiện cần thiết (vốn, tín dụng, thuế, tìm kiếm thị trường..), chủ yếu mới dừng lại ở việc khôi phục các làng nghề truyền thống; công nghiệp nông thôn -nhất là công nghiệp chế biến hàng nông sản hàng hoá - ít phát huy tác dụng, không đủ sức dung nạp số lao động dư thừa.

    Bảng 1: Lực lượng lao động khu vưc nông thôn và cả nước qua các năm
    Bảng 1: Lực lượng lao động khu vưc nông thôn và cả nước qua các năm

    NƯỚC TA TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

    • Những quan điểm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn nước ta
      • Những giải pháp cơ bản nhằm tạo việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn

        Giải quyết vấn đề việc làm để đảm bảo thu nhập, đời sống và làm giảm lao động dư thừa trong nông nghiệp nông thôn đã và đang là vấn đề nan giải ở nước ta do các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giải quyết việc làm cho lao động trong nông thôn đều có khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn do cơ cấu sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, trình độ học vấn và tay nghề của người lao động nông thôn còn thấp, hệ thống dạy nghề kém phát triển, cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém, thị trường nông sản và các sản phẩm của kinh tế nông thôn còn ách tắc..Do vậy để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn cần xác định và thực thi một hệ thống các giải pháp đồng bộ và hữu hiệu. Trong những năm tới, để góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, các địa phương và cơ sở cần có các biện pháp khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh các ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp và phát triển các loại hình trang trại nông, lâm, ngư nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở. Các ngành nghề trong nông thôn bao gồm công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, cơ khí, xây dựng và vật liệu cho sản xuất, các làng nghề thủ công truyền thống..Kinh nghiệm tạo việc làm ở một số làng nghề truyền thống cho thấy: ở làng Đồng Kỷ (Tiên Sơn - Bắc Ninh) có 3.600 lao động hàng năm đã tạo ra giá trị sản lượng từ các mặt hàng gỗ mỹ nghệ từ 4 - 5 tỷ đồng.

        Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn nước ta hiện nay là ách tắc trong khâu tiêu thụ sản phẩm với khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Giảm thuế xuất nhập khẩu xuống 0% đối với tất cả các loại vật tư, máy móc thiết bị, nhân khẩu và giảm thuế giá trị gia tăng đối việc sản xuất các loại vật tư, máy móc thiết bị trong nước phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất các loại nông lâm thuỷ sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các ngành tiểu thủ công nghiệp. -Tăng cường đầu tư cho các ngành hoạt động nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và ứng dụng các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản và tiểu thủ công nghiệp để thay thế nhân khẩu và giảm giá công nghệ đầu vào của sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

        -Nhà nước cần nghiên cứu và ban hành chế độ thống kê thường xuyên và báo cáo định kỳ (ít nhất là một quý một lần) về vấn đề dân số, lao động, việc làm và thất nghiệp từ cấp phường xã để làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.