MỤC LỤC
Nếu giống tốt phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, có khả năng chống chịu sâu bệnh, có năng suất cao kết hợp việc chăm sóc hợp lý thì sẽ nâng cao sản lượng của lúa. Nhằm nâng cao sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi không ngừng áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cũng như phát triển quy trình công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm…. - Điều kiện tự nhiên: Trong những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên thông thường nhân tố đầu tiên mà người ta phải kể đến đó là đất đai, các tiêu thức của đất đai cần được phân tích, đám giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Tuy đất đai được xem xét trước nhưng mức độ ảnh hưởng của nó không mang tính quyết định bằng khí hậu thông qua các thông số như độ ẩm, lượng mưa bình quan, ánh sáng, điều phải được phân tích đánh giá. Ngoài đát đai và khí hậu ra còn phải kể đến nguồn nước hoặc khả năng đưa nước từ nơi khác mà vùng sản xuất chúng ta xem xét. Giá cả cũng là nhân tố tác động đến người nông dân sản xuất, chi phí cho sản xuất: khi chi phí lên quá cao mà người nông dân không có vốn để đầu tư cho sản xuất cũng buộc họ phải thu hẹp qui mô sản xuất.
- Kênh tiêu thụ:hệ thống thu mua nông sản bao gồm các công ty thu mua nông sản, các đại lý, các điểm thu mua nhỏ lẻ, tư thương…hệ thống thu mua phát triển sẽ giúp cho việc tiêu thụ nông sản diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Tham gia vào thị trướng nông sản thế giới thông qua các công ty xuất nhập khẩu sẽ tăng nhanh lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường, thúc đẩy sản xuất, nâng cao lợi nhuận và thu nhập cho người nông dân. - Phương thức tiêu thụ: cũng quyết định đến việc tiêu thụ nông sản, nông sản bán thô,chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế sẽ ảnh hưởng đến giá bán, cũng gây khó khăn cho việc vận chuyển.
Nông sản đã qua chế biến sẽ nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng nhu cầu về chất lượng của thị trường thì việc tiêu thụ sẽ nhanh chóng, và lợi nhuận sẽ cao hơn.
* Địa hình: Xã Yang Tao có hai dạng địa hình chính: Địa hình thấp trũng và núi cao, độ cao thấp dần từ Đông bắc sang Tây nam với độ dốc trung bình từ 4 – 60c. + Nguồn nước mặt: phân bố tương đối đều từ đông sang tây, suối Đăk Pok chảy qua địa bàn xã dài hơn 6 Km có lưu lượng dòng chảy lớn cùng với phần địa hình bằng phẳng thấp ven hồ Lăk đã tạo cho xã một nguồn nước mặt dồi dào. Tuy nhiên vào mùa khô ở đây thoát nước rất nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường mùa mưa ngắn, mùa khô kéo dài đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây tình trạng người dân vào chặt phá rừng làm nương rẫy, một số diện tích rừng bị khai thác quá mức nhưng không được khoanh nuôi bảo vệ nên diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng. Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ thống ở đây cao nhất thường gấp 50 lần, lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung bình của lưu vực lớn hơn 251/s/km2. * Điều kiện kinh tế : Là xã thuần nông chiếm trên 95% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, còn lại có thu nhập từ thương mai dịch vụ và công nhân viên chức, thu nhập bình quân 6.000.000đ/người/năm.
Giao thông: Trên địa bàn xã có đường quốc lộ đi qua dài 6 km mặt đường trải nhựa rộng 8 m, nền đường rộng 10 m, hành lang an toàn 25 m, đây là tuyến giao thông chính nối xã Yang Tao với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Lâm Đồng, cơ sở hạ tầng giao thông khá thuận lợi cho giao thông hàng hóa. Các tuyến đường nông thôn hầu hết đều đã được nâng cấp, hiện trạng là đường cấp phối, mặt đường rộng 6 m nền đường rộng 8 m tổng chiều dài các tuyến đã nâng cấp 19 km. Tuyến mương chính chạy từ đập tràn về hồ trung chuyển dài 3km, rộng 4m, trong những năm vừa qua đã được kiên cố hóa 1 số hạng mục nên đã góp phần rất lớn vào việc.
Hệ thống thông tin liên lạc: Trên địa bàn xã đã có bưu điện văn hóa xã, hệ thống đường dây điện thoại đã được kéo đến các thôn Buôn phần nào đáp ứng được thông tin liên lạc cho người dân. Năm qua sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã được quan tâm về mọi mặt, cơ sở vật chất được đầu tư cơ bản, trường lớp sạch đẹp khang trang đã phần nào đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Toàn xã có 4 trường học, trong đó có 01 trường mầm non là trường mầm non Hoa Sen, 02 trường tiểu học là Lê Hồng Phong và Y Jút và 01 trường trung học cơ sở Chu Văn An.
Qua số liệu ở bảng 9 cho thấy: Diện tích đất canh tác ở mỗi hộ của Buôn Bhôk khoảng 0,553 ha do người dân đồng bào sinh sống ở đây từ rất lâu đời đã biết khai hoang làm nương rẫy nhưng trình độ sản xuất chưa cao, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp nên hệ số sử dụng đất chưa cao khoảng 1 lần. Nhóm hộ nghèo thì tình hình trang thiết bị sản xuất ít hầu như không có, máy bơm nước chủ yếu phục vụ đời sống còn nhóm hộ khá và trung bình thì mức độ trang bị cho sản xuất được mở rộng và nâng cao hơn do họ có vốn trang bị các phương tiện đắt tiền. Các hộ khá và trung bình thì quy mô sản xuất cũng lớn hơn, đòi hỏi cần có các công cụ sản xuất lớn như máy cày, xe công nông để chuyên chở và máy xay sát tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ chế sản phẩm.
Qua bảng số liệu ta thấy các hộ vay vốn đều tập trung ở nhóm hộ trung bình và hộ nghèo; đặc biệt là hộ nghèo ở Buôn Bhôk 88 triệu đồng, Buôn Drum là 103 triệu đồng với lãi suất khá ưu đãi là 0,65%/tháng đến 1,19%/tháng áp dụng tùy vào tuwungf hộ vay vốn và chủ yếu tập trung ở 2 ngân hàng: Ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách. Cũng thông qua bảng trên ta thấy nhà nước đã có chính sách hỗ trợ vốn cho người dân đặc biệt là người nghèo, đối tượng chính sách ở tùng thôn, buôn với lãi xuất thấp để các hộ yên tâm sinh hoạt sản xuất, giải quyết được phần nào khó khăn trong cuộc sống cũng như sản xuất. Thông qua bảng số liệu trên ta thấy các hộ nông dân ở 2 Buôn cũng như trên địa bàn xã chủ yếu sản xuất 2 vụ trong năm : Vụ đông xuân bắt đầu từ cuối tháng 10 và sẽ thu hoạch vào tháng 3, tháng 4 ; vụ hè thu bắt đầu từ tháng 5 và cũng kéo dài khoảng 4 tháng bao gồm : làm đất, làm cỏ, bón phân, thu hoạch và sẽ kết thúc vào tháng 9.
Qua bảng trên cho thấy tình hình đầu tư cho cây lúa ở các nhóm hộ là khác nhau, hộ nghèo bị hạn chế về vốn nên chi phí đầu tư thấp, công cụ thô sơ; còn hộ trung bình và hộ khá có điều kiện về vốn, trang thiết bị nên chi phí cao hơn. Qua số liệu ta thấy ở 2 Buôn diện tích gieo trồng lúa vụ đông xuân nhiều hơn vụ hè thu tuy nhiên năng suất lại thấp hơn, nguyên nhân chính là do thời tiết không thuận lợi và dịch bệnh ngày càng phức tạp như đạo ôn, ốc bươu vàng. Tóm lại công tác khuyến nông trên địa bàn xã tập trung chủ yếu vào cây lúa vì phần lớn các hộ nông dân đều sản xuất lúa nên họ rất quan tâm đến giống lúa mới và kỹ thuật trồng lúa để nâng cao năng suất cũng như chất lượng của lúa.
Qua bảng 15 cho thấy phương thức tiêu thụ ở các nhóm hộ là khác nhau: bán lúa tươi của hộ nghèo là 30 hộ chiếm 62,5%/hộ, tỉ lệ khá cao nguyên nhân là do hộ nghèo không có phương tiện sản xuất, sân phơi đặc biệt là thiếu chi phí vì vậy mà thường bị ép giá. Chính vì thế trong thời gian tới xã cần có sự đầu tư thích hợp cho việc đầu tư các công trình thủy lợi, kiên cố hóa các tuyến kênh dẫn nước, đảm bảo chủ động tưới tiêu., cũng như xây dựng các công trình giao thông để việc đi lại buôn bán giữa các buôn thuận tiện. Xã cần làm tốt chức năng dịch vụ, trực tiếp chuyển giao hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật.Đồng thời tổ chức các hình thức hoạt động triển khai khuyến khích các nông hộ phát triển sản xuất theo các mô hình mẫu có hiệu quả cao.