Thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay dự án đầu tư của Vietinbank - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Các chỉ tiêu định tính

Hoạt động cho vay phải mang lại cho ngân hàng thu nhập đủ để trang trải cho các chi phí liên quan và có lãi, đồng thời hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra rủi ro, tuy nhiên điều này không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng mà nó còn phụ thuộc vào khách hàng (những người vay vốn để đầu tư). Chẳng hạn các dự án cải tạo nâng cấp trang thiết bị, đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng đồng thời lại thu hẹp công ăn việc làm của người lao động; hoặc những dự án hiệu quả hiện tại và cả trước mắt không cao nhưng lại có ý nghĩa về mặt xã hội thì để đánh giá chính xác hiệu quả cho vay của dự án cần phải cân nhắc kỹ lưỡng nhiều mặt liên quan.

Các chỉ tiêu định lượng  v  Chỉ tiêu dư nợ

Cho dù công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng được thực hiện tốt, giúp cho ngân hàng lựa chọn được những khách hàng đáng tin cậy, những dự án khả thi, có khả năng sinh lời cao thì đó cũng không phải là những điều kiện chắc chắn để có thể nói chất lượng cho vay dự án của ngân hàng đạt mức cao, bởi lẽ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong thời gian dài luôn ẩn chứa trong nó những rủi ro không thể lường trước được. Đồng thời qua việc luôn bám sát hoạt động của khách hàng thì ngân hàng có thể có biện pháp giúp đỡ khách hàng thông qua việc cung cấp những lời khuyên, những thông tin bổ ích, kịp thời, hoặc trực tiếp giúp đỡ khách hàng khi họ gặp khó khăn bằng cách gia hạn nợ, cho vay thêm nhằm giúp cho việc thực hiện dự án của khách hàng đạt hiệu quả cao nhất, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cho vay DAĐT của ngân hàng.

Các nhân tố khách quan  v  Môi trường tự nhiên

Sự thiếu thiện chí của khách hàng có thể biểu hiện trực tiếp trong quá trình quan hệ tín dụng với ngân hàng như cố tình sử dụng vốn sai mục đích, tìm cách lừa đảo ngân hàng, hoặc cũng có thể là các hành vi gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng như kinh doanh trái pháp luật, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau. Thông qua sự đánh giá, phân tích hiệu quả của các DAĐT đã góp phần khai thác mọi tiềm năng về tài nguyên, lao động và tiền vốn để tăng năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động … Do đó chất lượng cho vay DAĐT được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng, các ngành trong cả nước, ổn định và phát triển kinh tế.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU  TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Về hoạt động huy động vốn  Biểu 2.1

Nếu như tại thời điểm 31/12/2005, nguồn vốn huy động của NHCT – CN TP.HCM chiếm tỷ trọng 3,9% trong tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn TP.HCM và chiếm 6,8% trong tổng nguồn vốn huy động của NHCT thì đến thời điểm 30/06/2011 nguồn vốn huy động của NHCT – CN TP.HCM chỉ còn chiếm 1,73% trên địa bàn TP.HCM và chiếm 3,95% trên toàn hệ thống NHCT nguyên nhân chủ yếu do trong giai đoạn 2006 – 2007, hệ thống ngân hàng TMCP phát triển rất mạnh, nhiều ngân hàng TMCP mới được thành lập cùng với việc các ngân hàng TMCP cũ không ngừng tăng quy mô, mở rộng mạng lưới hoạt động đồng thời áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, chương trình khuyến mãi,…. Bên cạnh đó, với áp lực hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà NHCT giao cho từng chi nhánh đã làm cho việc cạnh tranh giữa các chi nhánh trong nội bộ hệ thống NHCT cũng diễn ra rất gay gắt và khốc liệt.

Biểu 2.2

    Tại thời điểm cuối năm 2008, dư nợ có sự sụt giảm nhẹ với mức sụt giảm 3,1% so với năm 2007 nguyên nhân chủ yếu do lạm phát trong năm 2008 tăng cao, kéo theo lãi suất đầu vào và đầu ra của hệ thống NHTM tăng mạnh (có thời điểm lãi suất cho vay tăng tới 21%năm) từ đó làm cho các DN cố gắng xoay sở bằng các nguồn vốn tự có và hạn chế đến mức thấp nhất việc vay vốn từ hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM và các chi nhánh trong hệ thống NHCT thì tỷ trọng dư nợ cho vay của NHCT – CN TP.HCM trên địa bàn TP.HCM và tỷ trọng dư nợ cho vay của NHCT – CN TP.HCM trên toàn hệ thống NHCT lại có xu hướng giảm dần qua các năm.

    Biểu 2.4

      Dự kiến năm 2011, tổng phí thu được của Chi nhánh sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng tốt, qua đó cho thấy các dịch vụ của Chi nhánh đang ngày một tốt hơn trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn của khách hàng và nhất là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt không chỉ giữa các NHTM trong nước mà còn cả với các ngân hàng nước ngoài như hiện nay.

      Biểu 2.5

        Từ đó đến nay, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh liên tục tăng và là một trong những Chi nhánh dẫn đầu toàn hệ thống NHCT về kết quả hoạt động. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng lợi nhuận của NHCT – CN TP.HCM so với toàn hệ thống NHCT thì tỷ trọng này lại có xu hướng giảm qua các năm nguyên nhân chủ yếu do những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể cán bộ nhân viên trong hệ thống cùng với sự hỗ trợ, chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời từ trụ sở chính, các chi nhánh trong hệ thống đều có những bước tiến vượt bậc, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do NHCT giao, trong đó có rất nhiều chi nhánh nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

        Biểu 2.7

          Bước 5: Thông báo cho khách hàng: tùy từng trường hợp, dựa trên quyết định của Ban Giám đốc Chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở hoặc của Trụ sở chính, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành soạn thảo văn bản thông báo cho khách hàng biết về việc có được ngân hàng đồng ý tài trợ vốn hay không và các điều kiện kèm theo. Riêng năm 2008, do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao kéo theo giá cả vật liệu xây dựng, lãi suất…tăng theo nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp từ đó cũng làm cho số lượng hồ sơ vay vốn thực hiện dự án được gửi đến Chi nhánh bị sụt giảm mạnh (năm 2008 chỉ có 27 DAĐT được gửi đến Chi nhánh xin tài trợ vốn).

          Biểu 2.10

            Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn thì việc đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn do quy mô hoạt động của các doanh nghiệp này đa phần đều khá nhỏ bé (chỉ ngoại trừ một số ít các doanh nghiệp, tập đoàn lớn), vốn lại thấp và thêm vào đó là không có tài sản để bảo đảm cho khoản vay. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng ­ bất động sản của Chi nhánh thường tập trung vào các dự án nằm tại trung tâm TP.HCM và các quận đang phát triển mạnh về đô thị hóa như Quận 7 (Công ty LD Phú Mỹ Hưng), Quận 2, Quận Tân Bình và các tỉnh lân cận như Tỉnh Long An (Công ty CP Đầu tư Tân Tạo), Bình Dương (Công ty XNK Bình Dương), và những khách hàng đang vay vốn để đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực này đa phần đều là những Công ty đầu tư chuyên nghiệp và có kinh nghiệm lâu năm về đầu tư, quản lý và khai thác dự án.

            Biểu 2.14

              Ngoài ra với việc chuyên môn hóa trong công tác thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT (NHCT – CN TP.HCM là chi nhánh duy nhất trong hệ thống NHCT thành lập Phòng Thẩm định với nhiệm vụ chính là thẩm định tất cả các khách hàng mới lần đầu thiết lập quan hệ tín dụng với Chi nhánh và các DAĐT của khách hàng), NHCT – CN TP.HCM đã tham gia khá nhiều các dự án đồng tài trợ với các ngân hàng lớn khác trên địa bàn như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Sở Giao Dịch II, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh TP.HCM, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín,…và các dự án liên chi nhánh với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Mặc dù dư nợ cho vay trung dài hạn (bao gồm cả cho vay DAĐT) thường xuyên phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố như khả năng nguồn vốn, chính sách tín dụng của trụ sở chính, lãi suất vay vốn và các chính sách của Nhà nước đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư nhưng với những định hướng đúng đắn, sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh trong từng mặt nghiệp vụ cùng với sự tin tưởng của khách hàng, dư nợ cho vay DAĐT của chi nhánh vẫn tăng trưởng tốt qua các năm (ngoại trừ năm 2008, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất đã làm cho dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh giảm nhẹ).

              Bảng  2.1:  Tỷ  trọng  dư  nợ  cho  vay  DAĐT/tổng  dư  nợ  của  NHCT  –  CN  TP.HCM giai đoạn 2005 – 2011 
              Bảng  2.1:  Tỷ  trọng  dư  nợ  cho  vay  DAĐT/tổng  dư  nợ  của  NHCT  –  CN  TP.HCM giai đoạn 2005 – 2011 

              CHƯƠNG 3

              • Giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ
                • Các kiến nghị  1. Đối với NHCT

                  Hiện nay, trên thực tế tại NHCT – CN TP.HCM, việc thu thập các thông tin về ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như các thông tin về DAĐT như nguyên vật liệu, nhà cung cấp, sản phẩm, thị trường… đều do mỗi cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như từ internet, báo chí, khách hàng vay vốn, thông tin từ các khách hàng liên quan…Tuy nhiên, các thông tin thu thập được thường không nhiều, không có độ tin cậy cao cũng như không có hệ thống để so sánh, đánh giá do đó làm cho việc phân tích, nhận định của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT vẫn chưa thật sự được chính xác, ảnh hưởng nhiều đến việc đánh giá hiệu quả cũng như mức độ rủi ro của dự án. Khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính, thì ngoài việc phân tích khái quát báo cáo tài chính nhằm đánh giá sự biến động của tài sản và sự hợp lý của cơ cấu vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp, phân tích bảo đảm nợ vay, cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định cần chú trọng phân tích, đánh giá về các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính (cơ cấu vốn), nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động, nhóm chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng, nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời,…đồng thời việc phân tích các chỉ tiêu tài chính phải được gắn với đặc điểm kinh tế ngành, chiến lược kinh doanh, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và phải có sự so sánh với số trung bình ngành hay số liệu của các doanh nghiệp khác tương tự trong ngành.