MỤC LỤC
- Tuy nhiên ở thời điểm này việc trao đổi hàng hóa theo hệ thống nội thương không còn phù hợp nên ngày 08-06-1995 Bộ thương mại quyết định đổi tên công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội thành công ty xuất nhập khẩu dịch vụ thương mại thuộc Bộ thương mại. - Ngày 24-06-1995 căn cứ Nghị định 95/CP của Chính Phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ thương mại, Bộ trưởng Bộ thương mại đã quyết định công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ thương mại và quyết định lấy tên công ty là công ty xuất nhập khẩu Intimex. Kim ngạch xuất khẩu của công ty đã dần dần được nâng cao qua các năm, cơ sở vật chất của công ty cũng ngày càng tốt hơn, công ty đã mở thêm một số chi nhánh tại TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng…Thị trường của công ty cũng vượt ra khỏi Liên Xô cũ và các nước Đông Âu và lan sang một số nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ….
- Khi mới thành lập nhiệm vụ ban đầu của công ty là trao đổi hàng hóa nội thương và hợp tác xã với các nước xã hội chủ nghĩa nhằm bổ sung cho nguồn hàng xuất khẩu chính ngạch, tăng thêm mặt hàng lưu động trong nước, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Mặt hàng lạc nhân cũng chưa phải là mặt hàng thế mạnh của công ty, hoạt động xuất khẩu mặt hàng này vẫn chưa đạt được nhiều thành tích, công ty mới chỉ có một số hợp đồng xuất khẩu thường xuyên sang một số nước trên thế giới như: Malaysia, Philippine, Indonesia và Srilanca nhưng đây là những hợp đồng không lớn. Công ty đã đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến tinh bột sắn để nâng cao chất lượng tinh bột sắn xuất khẩu đồng thời để tồn trữ sản phẩm đã qua chế biến phục vụ xuất khẩu trong thời gian trái vụ. Mặc dù công ty đã chia tách và để cho các công ty con độc lập hoạt động, tuy nhiên các công ty con chỉ kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng chính như cà phê, hạt tiêu.., chưa mở rộng kinh doanh các mặt hàng như tinh bột sắn, cơm dừa….
Đây là một hướng đi đúng đắn của công ty, mặt hàng này đã và đang bộc lộ được thế mạnh của nó, thị trường các nước rất ưu chuộng, sản lượng và trị giá xuất khẩu liên tục tăng lên qua các năm.
- Công ty chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong đó xuất khẩu cà phê và hạt điều là chủ yếu, chiếm hơn 70%, những mặt hàng nông sản này luôn tiềm ẩn rủi ro vì giá cả thị trường thường xuyên biến động, giá cả của hàng nông sản phụ thuộc vào thời tiết, những năm điều kiện thuận lợi thì giá rẻ. + Ngoài ra công ty còn đầu tư hệ thống siêu thị với nguồn vốn đi vay là 57,58 tỷ đồng và đầu tư các dự án nuôi tôm với nguồn vốn là 13,8 tỷ đồng vì vậy hàng năm công ty phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để trả vốn gốc và lãi vay cho ngân hàng trong khi đó nguồn thu từ các dự án trên không đáng kể. - Nhà nước chưa có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu một cách hợp lý làm cho các công ty xuất khẩu phải thu mua hàng ở rất nhiều vùng nguyên liệu khác nhau, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty vì chi phí thu mua cao và chất lượng hàng không đồng đều.
Khắc phục điều này công ty xuất nhập khẩu Intimex đã đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến nông sản để phục vụ cho nhu cầu chế biến hàng nông sản xuất khẩu như nhà máy sản xuất tinh bột sắn xuất khẩu tại Thanh Chương- Nghệ An, xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu tại Hưng Đông- Nghệ An, xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu tại Bình Dương…tuy nhiên một số xí nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả cao nhất do việc đầu tư đổi mới công nghệ chưa đồng bộ.
Hiện nay hoạt động xuất khẩu của công ty đã vươn tới các thị trường như: các nước Asean, một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước châu Âu như Pháp, Đức, Anh, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Italia, Rumani…, một số nước thuộc châu Mỹ, châu Úc, châu Phi và Trung Đông trong đó một số thị trường như: Trung Quốc, các nước EU, Mỹ, Nhật,Trung Đông là một số thị trường lớn của nông sản xuất khẩu Việt nam. - Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản chiếm khoảng 13,7%, nhóm hàng nhiên liệu - khoáng sản chiếm khoảng 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54,0% và nhóm hàng hoá khác chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.Về cơ cấu địa lý, xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Á chiếm khoảng 45,0%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 23%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 24%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 5,0% và thị trường khác chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Trong những năm tới mục tiêu chính của công ty đó là: duy trì sự phát triển ổn định đồng thời tiếp tục khắc phục những tồn tại nhằm tạo lập lại môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn, nâng cao hiệu quả cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phát huy những điểm là thế mạnh của công ty để công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
Từng bước hình thành và phát triển loại hình kinh doanh khác như: đầu tư kinh doanh tài chính, ngoại hối, đầu tư chứng khoán, trái phiếu…Tiếp tục khai thác và phát triển kinh doanh các dịch vụ viễn thông, kho bãi, du lịch, cho thuê văn phòng…Đẩy mạnh và phát triển một số loại hình thương mại hiện đại gắn với hoạt động kinh doanh siêu thị và phân phối như: nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử….
Thực tế của các công ty xuất khẩu nông sản của nước ta hiện nay thì công tác đầu tư cho nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết các doanh nghiệp chỉ dựa vào những thông tin được cung cấp từ Bộ thương mại hoặc những thông tin của các thị trường truyền thống mà chưa có sự chủ động trong việc nghiên cứu thị trường và tìm ra thị trường mới. Vì vậy để hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao, công ty cần chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường, chỉ ra thông tin thị trường nào là triển vọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, dung lượng thị trường có lớn không và sản phẩm của doanh nghiệp cần có những thay đổi gì cho phù hợp với những đòi hỏi của thị trường…có như vậy thì sản phẩm của doanh nghiệp mới được thị trường chấp nhận và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới đạt hiệu quả cao và có thế mạnh để phát triển. Đối với các thị trường truyền thống của công ty thì công ty cần có các chính sách để duy trì và phát triển mối quan hệ như: ưu đãi hợp lý cho những khách hàng truyền thống, có thể linh hoạt trong các hình thức thanh toán…để từ đó mối quan hệ giữa công ty với các bạn hàng này ngày càng khăng khít hơn và giúp cho công ty hoạt động kinh doanh ổn định hơn.
Trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp, phải coi trọng công tác dự báo nhu cầu trung hạn và dài hạn theo từng loại nông sản và theo từng khu vực thị trường để vừa có cơ sở định hướng phát triển sản xuất, vừa có chính sách thích ứng đảm bảo khả năng xâm nhập thị trường và củng cố vị thế của hàng hoá trên từng thị trường cụ thể.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Việt nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn hơn, một mặt do các hình thức ưu đãi và trợ cấp xuất khẩu không còn nữa, các công ty phải cạnh tranh công bằng với các đối thủ cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, mặt khác phải vượt qua các biện pháp bảo hộ tinh vi của các nước phát triển như các rào cản về kỹ thuật, về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường…. - Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường; hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu phù hợp quan điểm, mục tiêu của Đề án và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện tiếp cận vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại; từng bước thực hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu có kim ngạch ổn định và thị phần lớn, trước hết đối với hàng nông sản. - Xây dựng và thực hiện các đề án đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng (do các Bộ quản lý sản xuất chủ động xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện) dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp định hướng của Đề án này, Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh nêu trên, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển ngành hàng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn đến năm 2010.
Việc xây dựng các đề án ngành hàng cụ thể phải được trao đổi, phối hợp với Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các tổng công ty, tập đoàn ngành hàng liên quan để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phải chú trọng đến các giải pháp thúc đẩy quá trình liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu bằng các chính sách kinh tế, nhằm gắn kết lâu dài lợi ích và nghĩa vụ của hai nhóm sản xuất này.