MỤC LỤC
Tỉ lệ biến động thường được áp dụng trong những trường hợp như tổn thất xảy ra trong năm nghiệp vụ là quá lớn so với tổn thất dự kiến ban đầu; khi tỉ lệ giữ lại, số tiền bảo hiểm, số tiền bồi thường giữ lại của công ty nhượng rất nhỏ, còn của các nhà tái bảo hiểm đảm nhận rất lớn hoặc những trường hợp đột xuất như thảm hoạ, thiên tai, tai nạn thảm khốc mà các nhà tái bảo hiểm của các nước kiến nghị đề xuất. Các công ty nhượng cũng như những công ty tái bảo hiểm không chỉ dừng lại ở một phương pháp tái bảo hiểm thuần tuý là số thành hay vượt mức bồi thường…Để đảm bảo kinh doanh an toàn trong điều kiện tổn thất diễn biến ngày một thất thường và đối tượng tham gia bảo hiểm có giá trị ngày càng cao…các công ty bảo hiểm đã sử dụng các phương thức tái bảo hiểm kết hợp nhằm đem lại hiệu quả cao hơn và an toàn hơn.
Tái bảo hiểm tạm thời ra đời sớm và được sử dụng rộng rãi trong những trường hợp như có phát sinh các dịch vụ lớn, vượt khỏi giới hạn trách nhiệm bởi hợp đồng cố định; nó cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoài phạm vi khai thác thông thường theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng hoặc khi nhà bảo hiểm gốc không hiểu biết đầy đủ về một loại rủi ro nào đó và phải yêu cầu nhà tái bảo hiểm giúp đỡ. Nên nó rất linh hoạt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ đem tái, mức độ lãi của các nhà tái bảo hiểm, cung và cầu trên thị trường tái bảo hiểm cũng như bản thân thị trường tái bảo hiểm của từng nước. Tuy nhiên áp dụng loại nào vào lúc nào, người ta thường căn cứ vào các yếu tố như phương thức tái bảo hiểm, phí tái bảo hiểm trên cơ sở phí bảo hiểm gốc và xem đó là phí toàn phần hay có khấu trừ, trong phí tái bảo hiểm gốc có những qui định đặc biệt hay không, chi phí hành chính quản lý của công ty nhượng cao hay thấp, thống kê kết quả bồi thường của các năm nghiệp vụ và kết quả đầu tư phí nhàn rỗi.
Hoa hồng theo thang luỹ tiến: Cơ sở để xác định loại hoa hồng này là lấy hoa hồng cố định làm chuẩn, dựa vào mức tăng giảm tỷ lệ bồi thường trong từng nghiệp vụ, sau đó xây dựng một thang luỹ tiến và thang này được khống chế ở mức tối đa, tối thiểu. Theo phương pháp này, nhà tái bảo hiểm phải trả thêm cho công ty nhượng một khoản lợi nhuận nhất định được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận thực tế mà nhà tái bảo hiểm được hưởng khi kết quả của hợp đồng tái bảo hiểm có lãi. Phần bồi thường tạm giữ cũng phụ thuộc vào 3 yếu tố là khả năng và tiến độ bồi thường của các nhà tái bảo hiểm cho công ty nhượng; quy mô mức độ tổn thất cũng như những dự báo tổn thất cho thời gian còn lại của chu kỳ sau; khả năng tài chính và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của người tham gia bảo hiểm.
Cùng với doanh thu từ hoạt động tài chính như lãi đầu từ chứng khoán, cho vay thế chấp, góp vốn liên doanh..thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một trong hai nguồn thu chính góp phần vào tổng doanh thu của DNBH. Đối với DNBH phi nhân thọ, ngoài thu phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc (phí bảo hiểm gốc…) còn có thu từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm (phí nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm). Như vậy doanh thu từ phí nhận tái bảo hiểm có một vị trí đáng kể trong tổng doanh thu của một công ty bảo hiểm và việc tăng nguồn thu này sẽ giúp cải thiện tích cực tổng doanh thu.
Từ đó công ty sẽ có điều kiện tăng khả năng thanh toán bồi thường cho khách hàng, chi cho hoạt động tài chính cũng như chi quản lý hoạt động kinh doanh…giúp nâng cao vị thế của công ty trên thị trường. Việc tăng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một công ty chuyên tái khi mà hoạt động chính của họ là kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm. Bởi thực tế cho thấy ở các thị trường này, lượng dịch vụ giữ lại trong nước là rất khiêm tốn, nếu như không nói còn quá nhỏ trong khi đó phần lớn dịch vụ khai thác được lại được chuyển ra nước ngoài.
Nâng cao năng lực nhận tái của các DNBH sẽ cùng nhau góp phần nâng cao mức giữ lại trong nước, hạn chế dịch vụ chuyển nhượng ra nước ngoài. Vì tái bảo hiểm mang tính chất quốc tế mà các công ty bảo hiểm không chỉ quan hệ với các công ty trong nước mà còn phải mở rộng hợp tác với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm trên thế giới, đặc biệt là các nghiệp đoàn hay các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu khu vực và thế giới. Thường xuyên mở các khoá đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Ngoài hiểu biết về tái bảo hiểm, cần am hiểu cặn kẽ về bảo hiểm gốc đặc biệt là công tác đánh giá rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất để tư vấn, hỗ trợ nhà bảo hiểm gốc quản lý tốt rủi ro. Nắm bắt kịp thời những thông tin , tình hình tổn thất diễn biến trên thị trường bảo hiểm trong nước cũng như quốc tế để kịp thời đưa ra những quyết sách cho phù hợp, an toàn, mang lại hiệu quả cao. Đó là quyết định có hay không nhận tái, hoa hồng nhận tái, cơ cấu mức giữ lại/.
Như vậy ngoài những dịch vụ khai thác từ quy định tái bảo hiểm bắt buộc cũng như từ nhượng tái bảo hiểm của các cổ đông sang, VINARE cũng tích cực đàm phán với các đối tác là các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước để thuyết phục họ nhượng tái sang VINARE. Nhìn sang cơ cấu của phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc và phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện ta có thể thấy một xu hướng chung là từ sau năm 2004, phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc đang trong chiều hướng tăng dần qua các năm còn tỷ trọng của phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện lại bắt đầu giảm dần cả về số tuyệt đối và tương đối. Nếu như trước năm 2005, số phí nhận tái từ nguồn bắt buộc chiếm xấp xỉ 50% tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của VinaRe thì từ năm 2005 trở lại đây, tỷ lệ này ngày càng giảm mạnh và đến năm 2007 thì chỉ còn chiếm chưa đến 1% doanh thu phí nhận tái của VinaRe.
Theo đó, nguồn phí nhận tái bảo hiểm chủ yếu từ cam kết trao đổi dịch vụ từ các cổ đông (chiếm khoảng 64,89% trong năm 2007) và khai thác ngoài cam kết (chiếm 34,11%), trong đó phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài chủ yếu được nhận từ thị trường châu Á. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ này lại giảm nhẹ vào năm 2007 là do bị ảnh hưỏng bởi cạnh tranh giảm phí trên thị trường của các loại hình bảo hiểm liên quan đến nghiệp vụ dầu khí như bảo hiểm thân tàu/giàn khoan, bảo hiểm khống chế giếng…Thêm vào đó là do tình hình tổn thất trên thị trường đang diễn biến thuận lợi cho người mua bảo hiểm, do tỷ lệ bồi thường còn ở mức chấp nhận được nên các công ty bảo hiểm năng lượng trong các năm trước đều có lãi. Nghị định 130 của Chính phủ về cháy nổ bắt buộc và Quyết định số 28/QĐ của Bộ tài chính về việc ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy nổ được áp dụng rộng rãi tuy khó có thể tạo ra ngay một bước tăng vọt về doanh thu phí song tác động của nó trong tương lai sẽ tạo ra sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm này.
Các doanh nghiệp đua nhau giảm phí không chỉ đối với những rủi ro tốt, mà còn đối với cả những rủi ro xấu, mở rộng điều kiện bảo hiểm trong khi đó công tác đánh giá rủi ro lại bị xem nhẹ, các DNBH vẫn chưa quan tâm đến việc tư vấn cho khách hàng trong việc đề phòng và hạn chế tổn thất cũng là nguyên nhân làm cho thị trường bảo hiểm luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cao. Qua số liệu thống kê trên cho thấy cùng với xu hướng gia tăng về trách nhiệm bồi thường của hợp đồng nhận tái thì số tiền bối thường của các nhà nhận tái bảo hiểm chuyển nhượng từ VinaRe cũng có chiều hướng tăng qua các năm với tỷ lệ bồi thường cũng ngày một tăng, trung bình là 21,57%.