MỤC LỤC
Đường lối phát triển của Việt Nam trong thời gian tới là đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực đồng thời nội lực, đồng thời tranh thủ các nguồn lực tù bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để có thể phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi cùng với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thực hiện tiến bộ công bằng xã hôi, bảo vệ cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh. Để có thể hoàn thành được định hướng trên có thể nhận thấy vị trí của hệ thống hạ tầng GTĐB là rất quan trọng, cần phải có một hệ thống GTĐB đồng bộ và đạt tiêu chuẩn để có thể đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá bằng việc tăng cường đầu tư các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ.Xây dựng một hệ thống hạ tầng GTĐB tiêu chuẩn là rất cần thiết nhằm đảm bảo các khu công nghiệp có thể nối liền nhau và nối liền với các khu thương mại từ đó sản phẩm hàng hoá sẽ nhanh chóng đến tay người tiêu dùng,làm tăng tốc độ phát triển công nghiệp và các ngành khác. Trong những năm qua,nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống hạ tầng GTĐB, đảng và nhà nước đã dành khá nhiều ưu tiên cho đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB cùng với việc xây dựng các chính sách khuyến khích tư nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia đầu tư dưới nhiều hình thức thì hệ thống hạ tầng GTĐB của nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.Hầu hết các đường quốc lộ đã được xây mới hoặc được nâng cấp, cải tạo như đường quốc lộ tuyến Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội- Bắc Cạn…đã làm cho khoảng cách giữa các tỉnh, địa phương được thu hẹp đáng kể; năng lực vận tải cũng được nâng cao; số vụ tại nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ cũng như các điểm đen ngày càng giảm.
Để thực hiện được mục tiêu đó thì đến năm 2003, quốc hội đã thông qua luật Ngân Sách Nhà Nước sửa đổi; với việc ra đời của luật này là cơ sở pháp lý quan trọng tạo ra một sự thay đổi lớn trong quản lý ngân sách của Việt Nam.Thực hiện phân cấp quản lý NSNN, phân bổ NSNN một cách công khai và tạo điều kiện chủ động cho các địa phương, các ngành có được tính chủ động trong việc bố trí và sử dụng NSNN.Đây là bước đột phá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.Mỗi một năm mỗi ngành mỗi địa phương lại có những kế hoạch vốn của riêng mình để phát triển trình lên chính phủ, chính phủ sẽ cùng với bộ tài chính và bộ kế hoạch- đầu tư sẽ tiến hành cân đối ngân sách trên cơ sở các mục tiêu đã được đặt ra để phân bố sao cho hợp lý. Đầu tư vào ngành GTVT tăng cũng có nghĩa là đầu tư vào XDCB GTĐB cũng tăng theo đó: năm 2003 là 4289.3 tỷ đồng, đến năm 2007 là 7552.7 tỷ đồng (tăng 3263.4 tỷ đồng tương đương 76.08%).Có thể dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng đầu tư phát triển vào hạ tầng GTĐB nhanh hơn so với tốc độ tăng vốn đầu tư vào ngành GTVT.Dựa vào kết quả trên có thể nhận thấy rằng giao thông đường bộ đã và đang là huyết mạch giao thông chính của nền kinh tế và của đất nước nên luôn được khuyến khích phát triển.Vốn đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB tăng tương đối nhanh như vậy một phần xuất phát từ chính sách hội nhập giao lưu kinh tế của Việt Nam,giai đoạn 2003-2008 là giai đoạn Việt Nam thúc đẩy quá trình gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và Việt Nam được coi là một trong những môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới nhờ một nền chính trị ổn định. Nhỡn vào bảng tổng hợp cú thế thấy rừ tổng vốn đầu tư từ NSNN nhà nước ngày càng tăng chứng tỏ nhà nước đang đầu tư rất có hiệu quả.Năm 2003 là 59629 tỷ đồng và tăng đều qua các năm đến năm 2007 là 96829 tỷ đồng (bằng 37200 tỷ đồng tương đương 62.3%- tốc độ tăng này là tương đối nhanh).GDP cũng tăng đèu qua các năm, từ năm 2003 đến năm 2008 thì GDP đã tăng được 417360 tỷ đồng tương đương với 74%.Nhìn vào hiệu quả của nền kinh tế và của đầu tư từ NSNN chúng ta cũng có thể nhận thấy những đóng góp của ngành GTĐB,vốn NSNN đầu tư vào hạ tầng GTĐB chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi NSNN hàng năm cho đầu tư phát triển hàng năm, để có thể đầu tư như vậy thì nhà nước cũng đã nhận ra được hiệu quả từ các nguồn vốn này là rất lớn nên đã duy trì đều đặn hàng năm cho đầu tư phát triển vào hạ tầng GTĐB.
Đầu tư mới là rất quan trọng nhưng cũng không thể bỏ qua công tác nâng cấp và duy tu, sửa chữa đường bộ trong điều kiện hiện thời của NSNN.Mặc dù NSNN tăng mạnh trong những năm qua nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều mục tiêu phát triển khác để thực hiện mà không thể từ bỏ được mục tiêu nào vì vậy nâng cấp và sửa chữa là biện pháp tạm thời trong hoàn cảnh hiện tại.Đầu tư vào nâng cấp và sửa chữa hạ tầng GTĐB vừa giúp đất nước tiết kiệm được các nguồn vốn cho mục tiêu khác nhưng cũng đồng thời cải tạo tạm thời được năng lực vận tải của quốc gia để có thể đáp ứng được các mục tiêu trước mắt.Vốn đầu tư nâng cấp và sửa chữa hệ thống hạ tầng GTĐB chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng số vốn hàng năm của ngành GTĐB. Với 92% địa hình là núi và trung du, giao thông đi lại rất khó khăn và có mật độ dân cư thấp nhất trong các vùng, dân cư sống rải rác, chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm 80% nên việc huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn rất nhiều hạn chế.Nguồn vốn đầu tư phát triển vẫn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư vẫn ở mức thấp (nhỏ hơn 10%).Định hướng phát triển trong thời gian tới ở vùng này là xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ theo tuyến hành lang biên giới trên cơ sở phát triển các đô thị xung quanh cửa khẩu biên giời giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng giao thương giữa 2 nước cũng như tạo điều kiện để dân cư vùng này có thể tiến hành giao thương buôn bán từ đó tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.Xây dựng hệ thống đường bộ cũng phục vụ cho mục đích giữ vững biên giới, đảm bảo an ninh quốc phòng. Với địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 97%) thì vùng đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.Đây là vùng có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, có trục tam giác phát triển là Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh do đó NSNN thường ưu tiên phát triên cho vùng này.Chính vì vậy đây là vùng có tốc độ phát triển hạ tầng GTĐB nhanh với các tuyến đường quốc lộ thông suốt giữa các tỉnh ngày càng được hoàn thiện xoay quanh thủ đô Hà Nội.Tuy đã được đầu tư rất lớn từ NSNN( thường chiếm trên 25% tổng số vốn đầu tư hàng năm từ NSNN) tuy nhiên nhu cầu vốn vẫn là rất lớn, vừa phải phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho thủ đô Hà Nội lại vừa phải phát triển hệ thống đường quốc lộ liên hoàn giữa các tỉnh.
Với trung tâm kinh tế của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh và là động lực phát triển kinh tế cho cả vùng, vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ hàng năm cũng như vùng đồng bằng sông Hồng là rất lớn.Trong giai đoạn 2003-2008 thì năm 2006 là năm có tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển GTĐB là lơn nhất chiếm 38.8%.Chiến lược phát triển trong những năm tới là hoàn tất trục đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh- Đồng Nai-Vũng Tàu,thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành…Xây dựng các tuyến đường nối liền các khu công nghiệp lớn ở các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương…giúp tăng tốc độ phát triển kinh tế xứng đáng là vùng đi đầu về kinh tế của cả nước.