MỤC LỤC
Có Công ty sẵn sàng trả lương cho người lao động cao hơn các Công ty khác vì họ cho rằng việc trả lương cao sẽ thu hút được những lao động giỏi. Việc trả lương cao cũng thúc đẩy nhân viên làm việc với trách nhiệm và năng suất cao hơn, nâng cao chất lượng công việc, chi phí cho một đơn vị sản phẩm vì thế sẽ giảm. Một số Công ty lại áp dụng mức lương thịnh hành trên thị trường lao động vì họ cho rằng mức lương đó vẫn có thể thu hút được những lao động lành nghề, phù hợp với yêu cầu của công việc.
Lý do là Công ty có khó khăn trong vấn đề tài chính hoặc ngoài lương người lao động còn được nhận những khoản trợ cấp khác hoặc là họ không cần công nhân giỏi để làm những công việc đơn giản. Nhưng việc này thường không có nghĩa là tiết kiệm được chi phí mà ngược lại còn gây tốn kém vì người lao động bị mất đi động lực lao động, tỷ lệ người lao động giỏi rời Công ty sẽ tăng lên. Bầu không khí văn hoá có ảnh hưởng khá lớn tới việc tuyển chọn nhân viên, đến cách cư xử của cấp trên đối với cấp dưới, đến hành vi công tác, đến việc đánh giá các thành tích và do đó cũng gây nhiều ảnh hưởng tới công tác đãi ngộ của Công ty.
Những doanh nghiệp kinh doanh tốt, thành công trên thương trường thường có xu hướng trả công cao hơn, trợ cấp, phúc lợi nhiều hơn mức trung bình.
Một Công ty có cơ cấu tổ chức cồng kềnh với nhiều tầng, cấp thì cơ cấu lương bổng thường do cấp cao nhất quyết định. Công ty nào có bầu không khí thoải mái, ở đó cán bộ công nhân viên thực sự được quan tâm, các chế độ đãi ngộ rất thoả đáng công bằng và hợp lý. Ngược lại thì dù cho lương bổng có cao cũng không có được sự hăng say, nhiệt tình hết lòng vì công việc của công nhân viên.
Khả năng chi trả, vị thế tài chính của doanh nghiệp cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác đãi ngộ. Mức lương này không chỉ có ý nghĩa là tiền lương đơn thuần mà nó có ý nghĩa bồi thường cho giá thành trực tiếp cho hao tổn về thời gian, sức lực, trí tuệ và những áp lực về tâm lý mà người lao động phải chịu đựng trong lúc học tập và chi phí cơ hội vì học tập mà giảm thu nhập. Có một số công việc có tính nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhân viên, có một số công việc có nhiệt độ, độ ẩm, mùi vị khó chịu, đòi hỏi người lao động phải có lòng can đảm và sự hiểu biết, có thể lực và sức chịu đựng khi làm những công việc đó.
Chính vì vậy nên việc họ được hưởng mức lương và sự đãi ngộ cao hơn so với những người làm việc ở điều kiện bình thường là hoàn toàn hợp lý.
Kinh nghiệm là điều mà hầu hết các cơ quan tổ chức đều dựa vào để tuyển chọn, sử dụng lao động và cứu xét lương bổng và đãi ngộ. Điều này thể hiện khá rừ khi trong cụng việc xuất hiện những khú khăn, với người cú kinh nghiệm thỡ khó khăn đó sẽ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Đó là lý do vì sao mà một người có kinh nghiệm thường được hưởng lương cao và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn so với nhân viên tập sự.
Song không hẳn kinh nghiệm nào cũng là kinh nghiệm hay có thể sử dụng được, có những kinh nghiệm chỉ áp dụng được trong điều kiện cụ thể nào đó. Là người có số năm làm việc nhiều hơn những người khác trong tổ chức và trong những giai đoạn mà tổ chức gặp phải khó khăn nhưng người lao động đó vẫn đồng tâm hiệp sức cùng với Công ty vượt qua những khó khăn trở ngại để giành thắng lợi. Hiện nay tiềm năng của người lao động đang là một trong các yếu tố mà các Công ty ở những nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ…rất chú trọng khai thác.
Có thể hiện tại những người này chưa có khả năng làm được những công việc khó ngay nhưng trong tương lai họ lại có khả năng thực hiện được điều đó và có thể còn làm tốt hơn thế.
Hiện nay, việc sử dụng lao động không chỉ dừng ở việc khai thác năng lực con người mà còn chú ý tới các yếu tố tác động chi phối tâm lý người lao động. Nên nhớ phần lớn nhân viên trải qua một phần ba đời mình tại nơi làm việc do đó cần tạo một môi trường làm việc thoải mái đầy đủ tiện nghi và hấp dẫn để họ thấy thích làm việc ở đó hơn là ngán ngẩm. Có nhiều cách thức để tạo lập và duy trì môi trường làm việc tối ưu trong doanh nghiệp quan trọng là phải biết kết hợp hài hoà giữa công việc và cuộc sống cá nhân của nhân viên để tạo ra mối quan hệ đồng cảm hiểu biết lẫn nhau, phải thường xuyên tạo lập môi trường cởi mở, tin tưởng lẫn nhau, tranh luận nhưng không mâu thuẫn, tăng cường sự hiểu biết và hoà nhập giữa các thành viên tạo sự nhất trí cao, thống nhất ở mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Làm sao để mỗi nhân viên đều cảm thấy tự hào về nơi làm việc, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tạo dựng uy tín hình ảnh của doanh nghiệp. Làm sao tạo ra những nét đặc trưng khác biệt cho doanh nghiệp mình không lẫn với các doanh nghiệp khác tức là phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp. - Phải phù hợp với trình độ chuyên môn và tay nghề của người lao động - Không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng của người lao động trong quá trình người lao động thực hiện công việc.
Mong muốn mang lại cho tất cả nhân viên những công việc mà họ ưa thích là không thể mà doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản về công việc cho người lao động một cách tốt nhất trong khả năng của mình.
Giám đốc điều hành: Là người điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phó giám đốc điều hành: Là người giúp Giám đốc soạn thảo hoặc hoạch định toàn bộ phương án, chiến lược sản xuất kinh doanh, làm ổn định mức lương khoán sản phẩm, giúp Giám đốc chỉ đạo bộ phận sản xuất trực tiếp. Phòng tài chính kế toán: có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo để triển khai tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và hạch toán kinh tế; kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế - tài chính theo điều lệ của Công ty và Pháp luật Nhà nước.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch đầu tư, tổ chức kinh doanh, nghiên cứu đánh giá thị phần của Công ty so với các Công ty cùng ngành, nghiên cứu đánh giá năng lực của các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu nắm bắt. Phòng kỹ thuật: Bao gồm các kỹ sư phụ trách về công tác kỹ thuật có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu của quy trình công nghệ đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo được an toàn cho ngưòi lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó phòng kế hoạch có nhiệm vụ cùng với phòng kinh doanh nghiên cứu lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, phân tích các vấn đề các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ từ đó có các biện pháp khắc phục nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
Phân tích tình hình kết quả kinh doanh là một trong những công tác quan trọng nhằm nhận thức đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trong kỳ, thấy được những thành tích và những mâu thuẫn cũng như những hạn chế còn tồn tại. Như vậy để có thể tăng doanh thu, giảm bớt các khoản chi phí thì Công ty cần phải có kế hoạch quản lý tài chính tốt hơn bên cạnh đó cần đẩy mạnh các hoạt động bán hàng, Marketing, xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm của Công ty ra thị trường bên ngoài. Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Viglacera nói riêng, lao động là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Công ty.