Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Tân Thành đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

MỤC LỤC

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂN THÀNH ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Ý đồ chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh, của Trung ương trên địa bàn

Trong phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 146/2004/QĐ.TTg và Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006-2015 tầm nhìn đến năm 2020 đều xác định mục tiêu xây dựng huyện Tân Thành thành trung tâm công nghiệp lớn của cả tỉnh, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các khu công nghiệp tại huyện Tân Thành được sự hỗ trợ của hệ thống cảng nước sâu, tuyến đường ống khí đốt, tuyến Quốc lộ 51 và định hướng quy hoạch Vùng sẽ xây dựng thêm tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu và tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Vũng Tàu, nên có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Quy hoạch một số ngành công nghiệp chủ yếu

Trong những năm tới, hướng phát triển ngành luyện kim như sau:. + Tiếp tục xây dựng và hoàn thành nhà máy luyện phôi thép Thép-Việt công suất 350.000 tấn/năm, nhà máy thép Phú Mỹ 2 công suất 1,03 triệu tấn/năm, nhà máy sản xuất thép không rỉ và một số nhà máy khác như thép Blue Scope, nhà máy thép PEB,.. + Mở rộng quy mô, hoàn thiện công nghệ các cơ sở trên. 4) Phát triển Ngành công nghiệp cơ khí. Công nghiệp cơ khí trên địa bàn hiện có các nhóm sản phẩm chính sau: sửa chữa tàu thuyền các loại; sản xuất các sản phẩm cơ khí tiêu dùng thông thường. Nhìn chung các cơ sở công nghiệp cơ khí có trình độ công nghệ chỉ đạt mức trung bình trở xuống. Hướng phát triển cơ bản của ngành công nghiệp cơ khí trong thời gian tới là tận dụng nguồn năng lượng điện tại chỗ để phát triển các ngành công nghiệp phục vụ dầu khí và dịch vụ dầu khí, sửa chữa tàu thuyền, gắn liền với phát triển hệ thống cảng. Cùng với việc di dời nhà máy đóng tàu Ba Son, Công ty đóng tàu An Phú về khu vực Thị Vải, công nghiệp đóng tàu sẽ có điều kiện phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp cơ khí phụ trợ. 5) Công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải:. Cùng với quy hoạch phát triển hệ thống cảng dọc sông Thị Vải, tạo lợi thế phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải trong giai đoạn tới. Với việc quy hoạch di dời nhà máy đóng tàu Ba Son từ thành phố Hồ Chí Minh về khu vực Thị vải, ngành công nghiệp đóng tàu trên địa bàn huyện sẽ có điều kiện để phát triển mạnh. Hiện nay các cụm cảng đang từng bước hình thành và hoàn thiện và sẽ đặc biệt phát triển mạnh trong giai đoạn tới. Dịch vụ cảng đang ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng trên địa bàn huyện. Các dịch vụ phục vụ cho ngành công nghiệp này bao gồm: công nghiệp cơ khí, đóng sửa tàu biển, sản xuất các thiết bị nâng, hạ, vận chuyển, bốc xếp, đóng gói, bao bì, công nghiệp chế biến sẽ gắn liền với xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm qua cụm cảng.. 6) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Hướng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu là phục vụ chính cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn. Bên cạnh đó cần tận dụng lợi thế về cảng để khai thác đá khối xuất khẩu. Về các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, hiện taị trong các khu công nghiệp có nhà máy sản xuất gạch men Mỹ Đức công suất 3,2 triệu m2/năm, gạch men Hoàng Gia công suất 3,5 triệu m2/năm, gạch men Nhà Ý công suất 3 triệu m2/năm, 1 nhà máy gạch tuy nen Mỹ Xuân công suất khoảng 37 triệu viên/năm, nhà máy xi măng Holcim. Trong giai đoạn quy hoạch tới, tiếp tục đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng và sản lượng các nhà máy hiện có. 7) Công nghiệp chế biến hải sản, nông sản:. Hiện nay trên địa bàn huyện được tỉnh quy hoạch một khu vực chế biến hải sản tại xã Tân Hải, tại đây đã có 4 nhà máy chế biến bột cá, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, 2 nhà máy chế biến hải sản và dự kiến sẽ phát triển thêm tại đây 3 – 4 nhà máy nữa. Ngoài ra còn có nhà máy chế biến surimi tại khu công nghiệp Mỹ xuân A. Về chế biến nông sản, có một nhà máy chế biến rau quả đặt trong khu công nghiệp Mỹ xuân A. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới đối với công nghiệp chế biến nông, hải sản:. Chương trình tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường tỉnh BR-VT Số 155/15 Lê Hồng Phong, Tp. - Tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà máy chế biến nông, hải sản hoạt động bằng cách quy hoạch và đầu tư hạ tầng tại khu vực Tân Hải hình thành khu công nghiệp, trong đó có các nhà máy chế biến hải sản, nhưng cần chú ý vấn đề xử lý nước thải, bảo vệ môi trường. Đến năm 2010 tất cả các nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu đều nhận chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ngành. - Xây dựng thêm một số nhà máy chế biến mới tại Tân Hải, cân đối với nguồn nguyên liệu tăng thêm đặt trong quy hoạch chung của toàn tỉnh. 8) Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn. Ngành nghề này sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có của địa phương, hàng năm sản xuất ra khối lượng sản phẩm hơn 30.000 m3 bao gồm nhiều chủng loại, quy cách đa dạng trong đó có cả các sản phẩm mỹ thuật điêu khắc (phần lớn là phục vụ cho xuất khẩu, có thị trường ổn định là Đài Loan). Cần nghiên cứu bố trí địa điểm sản xuất cho hợp lý, gần các mỏ đá để hạn chế ảnh hưởng môi trường vì các cơ sở hiện nay đang nằm trong khu dân cư dọc QL51. Nên lưu ý mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và sang các nước khác ngoài Đài Loan vì khả năng phát triển của ngành nghề này rất lớn và có hiệu quả về nhiều mặt: tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, giải quyết nhiều lao động tại địa phương, giá trị gia công trong giá thành sản phẩm lớn, thu được ngoại tê… Cần tiến hành quy hoạch, khoanh vùng chuyên cho loại hình sản xuất này ở các xã Tóc Tiên và phía Đông của xã Phước Hòa, Hội Bài để có biện pháp quản lý đồng bộ. Chủ yếu các cấu kiện bằng sắt phục vụ cho các công trình công nghiệp và xây dựng dân dụng đang phát triển mạnh trên địa bàn:. - Các nhà máy, xí nghiệp, công trình xây dựng trong các KCN trên địa bàn huyện và một phần huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. - Phục vụ xây dựng dân dụng do việc đô thị hóa trên địa bàn huyện với tốc độ nhanh và xây dựng các khu tái định cư để tái bố trí các khu vực giải tỏa quy hoạch KCN, QL51A, cảng…. Hướng tổ chức và sắp xếp ngành nghề này trong giai đoạn sắp tới như sau:. - Đổi mới và cải thiện công nghệ, thiết bị dụng cụ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và có biện pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Chỉ nên phát triển các cơ sở về ngành nghề này ở các xã Hắc Dịch, Tóc Tiên, Sông Xoài, Châu Pha vì tình trạng hiện nay các cơ sở phát triển ồ ạt dọc Quốc lộ 51 khôgn đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông và phát triển bền vững. 4) Chế biến lương thực – thực phẩm, sản phẩm nông sản từ chăn nuôi:. Bao gồm các sản phẩm: bún, hủ tíu, bánh mì, giò chả, thịt heo, bò, gà… cung ứng thường xuyên cho nhu cầu của địa phương. Nguồn nguyên liệu do địa phương tự sản xuất từ sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản, gạo, ngô, khoai, đậu.. Về lâu dài phải bố trí các cơ sở sản xuất của ngành nghề này tại các điểm, cụm công nghiệp tại trung tâm cụm xã Hắc Dịch, Tóc Tiên, Châu Pha, Sông Xoài nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, chất lượng và đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho các KCN, cảng quốc tế trên địa bàn và vùng Long Thành tỉnh Đồng Nai. Tổ chức xây dựng các bếp ăn công nghiệp, bữa ăn công nghiệp, thức ăn nhanh…. Trong giai đoạn 2006 -2010 nghiên cứu xây dựng một trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm có thể đặt tại Cụm công nghiệp – TTCN Tóc Tiên hoặc tại một địa điểm biệt lập thuộc xã Tóc Tiên hoặc Châu Pha để thực hiện việc giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm và quản lý bảo vệ môi trường. Sau giai đoạn 2010 triển khai xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm đóng hộp có thế đặt trong Cụm công nghiệp Tóc Tiên, khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 hoặc tại một địa điểm biệt lập thuộc xã Tóc Tiên hoặc Châu Pha gần với Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm. 5) Công nghiệp chế biến nông sản từ trồng trọt:. Chương trình tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường tỉnh BR-VT Số 155/15 Lê Hồng Phong, Tp. Trên địa bàn huyện vẫn còn một diện tích khá lớn cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả chủ yếu. Trong giai đoạn tới, diện tích cây trồng không tăng, song sản lượng thu hoạch vẫn còn điều kiện tăng thêm do huyện đang triển khai các chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, tăng năng suất. Song nhìn chung với quy mô sản xuất các loại cây này trên địa bàn, các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn huyện cũng chỉ đủ điều kiện phát triển với quy mô vừa phải, đồng thời các doanh nghiệp phải có phương án thu mua nguyên liệu từ các địa phương khác. Việc phát triển các cơ sở chế biến nông sản là cơ sở đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp, giải quyết việc làm… Việc xây dựng các cơ sở chế biến nông sản cần phải đa dạng, bằng nhiều hình thức: thu mua, sấy, sơ chế, bảo quản trong kho lạnh; kết hợp xây dựng một số cơ sở chế biến cao cấp hơn: tinh chế, cô đặc, đóng hộp… Nên khuyến khích tập trung các cơ sở này vào các cụm công nghiệp quy hoạch. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 2 nhà máy chế biến hạt điều, một đặt tại Mỹ Xuân và 1 đặt tại xã Tân Hòa, công suất 2 nhà máy này khoảng 4.000 tấn/năm; có một nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu đặt trong KCN Mỹ Xuân A, công suất khoảng 10.000 tấn năm, chủ yếu làm đông lạnh xuất khẩu và một số cơ sở sơ chế nhỏ khác. Nhiệm vụ cho nhóm ngành này trong thời gian tới là:. - Củng cố lại các doanh nghiệp chế biến hiện có để nâng cao sức cạnh tranh, hướng tới xây dựng một số cơ sở chế biến cao cấp hơn: tinh chế, cô đặc, đóng hộp. - Xây dựng thêm các cơ sở thu mua chế biến quy mô nhỏ, làm vệ tinh cho các nhà máy lớn, các cơ sở này tập trung vào trong các cụm công nghiệp và TTCN đã được quy hoạch tại Hắc Dịch và Tóc Tiên. 6) Các ngành công nghiệp nông thôn khác:. Các ngành công nghiệp này chủ yếu hướng vào thị trường tại chỗ. Thuộc nhóm ngành này là:. - Công nghiệp sản xuất cơ khí nông nghiệp, sản xuất các công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất đồ gia dụng, vật liệu xây dựng quy mô nhỏ, cơ khí sửa chữa nhỏ, sản xuất cá khô, nước mắm.. Hiện nay các cơ sở sản xuất rải rác và phân bố tại các địa bàn trong toàn huyện. Hướng sắp tới cũng cần tập trung vào trong các cụm công nghiệp và TTCN đã được quy hoạch tại Hắc Dịch và Tóc Tiên, Tân Phước;. đồng thời cho phép phát triển tại một số địa bàn thích hợp, phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường bảo đảm bán kính phục vụ thuận tiện. Chú ý phát triển các ngành nghề sau:. - Phát triển các cơ sở sửa chữa cơ khí, gia công sản xuất nông cụ, sửa chữa nông cụ; sửa chữa ô tô, xe máy và các phương tiện vận tải, phương tiện thi công, sửa chữa, đóng mới tàu thuyền. - Phát triển các ngành cưa xẻ gỗ, mộc dân dụng, xay xát, chế biến nông sản, chế biến lương thực, thực phẩm, gia công may mặc… và các ngành TTCN truyển thống khác nhằm tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. 7) Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp - TTCN.

Dịch vụ cảng biển, vận tải

Với sự hình thành và phát triển hệ thống cảng như trên, nhu cầu dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác liên quan như: bốc dỡ, kho bãi, sửa chữa, cơ khí, cung cấp các dịch vụ xăng, dầu, nhớt, nước ngọt, thực phẩm… trên địa bàn huyện rất lớn, đòi hỏi phải được chuẩn bị sẵn sàng một cách chu đáo việc sắp xếp tổ chức thật khoa học toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực này. - Quy hoạch và đầu tư các bến cảng thủy nội địa, các bến bãi vận tải đường bộ để tổ chức trung chuyển hàng hóa thông qua cảng bằng các phương tiện của các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của địa phương, đa dạng hóa các hình thức vận chuyển, phương tiện vận chuyển, phát huy năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, của các hộ kinh doanh của địa phương quản lý.

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển huyện Tân Thành

+ Khẩn trương xây dựng hệ thống xử lý nước thải: bao gồm hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung của thành phố Phú Mỹ tương lai, hệ thống xử lý nước thải của mỗi công trình công nghiệp riêng biệt và các khu công nghiệp; của các công trình phúc lợi công cộng, bệnh viện, trường học,…. - Chú trọng Quản lý, bảo vệ, phát triển diện tích còn lại rừng bảo hộ ven sông Thị Vải, ngoài những diện tích cần thiết bắt buộc phải chuyển qua xây dựng hệ thống cảng và khu công nghiệp, còn lại cần phải tôn tạo, bảo vệ thành những vùng đệm; chú trọng trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đặc biệt khu vực núi Dinh, phát triển các công viên cây xanh tạo thành những lá phổi quan trọng của thành phố Phú Mỹ tương lai.